Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua
Ngày 18/03/2022 04:25 | Lượt xem: 299

Suy tim là hiện tượng trái tim “bị ốm” hoặc trái tim bị "mệt mỏi” từ đó sự co và giãn của tim không còn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cơ thể nữa.

 
 

Để cơ thể con người hoạt động và sinh hoạt bình thường thì trái tim đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trái tim co bóp để đẩy máu đi nuôi cơ thể và giãn ra để nhận máu từ ngoại vi về tim. Suy tim là hiện tượng trái tim "bị ốm" hoặc trái tim bị "mệt mỏi" từ đó sự co và giãn của tim không còn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cơ thể nữa. 

Căn bệnh này diễn ra âm thầm trong nhiều năm nhưng rất nguy hiểm do số lượng người mắc ngày càng tăng trong đó rất nhiều người không hề biết mình đang mắc bệnh vì vậy gánh nặng để lại rất nặng nề cho bản thân và gia đình người bệnh. 

Ước tính tại Hoa Kỳ - nơi có nền y học phát triển thì mỗi năm vẫn có hơn 5 triệu người đang điều trị suy tim. Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song ước tính có khoảng 1,6 triệu người mắc căn bệnh này.

Tuổi thọ của bệnh nhân suy tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi mắc bệnh, nguyên nhân gây ra suy tim, mức độ bệnh, các bệnh đi kèm, khả năng tuân thủ điều trị… Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị sớm bệnh lý suy tim?

1. Mức độ nguy hiểm của bệnh suy tim 

Suy tim là tình trạng trái tim có các bất thường liên quan đến cấu trúc và/hoặc trái tim bị suy giảm chức năng co hoặc giãn từ đó người bệnh có các biểu hiện như khó thở, phù chân, số lượng nước tiểu ít, cảm giác thiếu năng lượng… 

Suy tim nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ diễn tiến nặng dần lên, trở thành suy tim giai đoạn cuối với tỉ lệ tử vong cao.

 
Với các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối nếu điều trị nội khoa không đáp ứng thì cần tiến hành ghép tim nhưng nguồn tim ghép cực kỳ khan hiếm hoặc cần đặt dụng cụ hỗ trợ cơ tim gọi là "trái tim nhân tạo" nhưng chi phí tại Việt Nam vô cùng tốn kém. Vì vậy cần chẩn đoán và điều trị sớm suy tim.
ThS.BS Văn Đức Hạnh.

2. Nguyên nhân gây suy tim, đối tượng nào dễ mắc? 

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra suy tim như các bệnh lý tại tim (bệnh lý van tim, bệnh lý cơ tim, bệnh lý động mạch vành, bệnh lý ngoài màng tim) đây là những bệnh lý chính thường gây ra suy tim. Các yếu tố nguy cơ gây suy tim rất hay gặp như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì…

Ngoài ra, một số bệnh lý khác có thể gây ra suy tim như bệnh lý ở phổi, thận hoặc bệnh lý toàn thân.

Ở Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp theo thống kê của Hội Tim Mạch Việt Nam năm 2012 là trên 25%, tức là cứ khoảng 4 người lớn thì có 1 người bị tăng huyết áp – đây là đối tượng nguy cơ mắc suy tim rất cao. Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc các biến cố tim mạch càng nhiều trong đó có suy tim. 

Để giảm các biến cố tim mạch trong đó có suy tim, người bệnh bị tăng huyết áp cần đạt mức huyết áp < 140/90 mmHg, thậm chí huyết áp < 130/80 mmHg thì khả năng bị biến cố sẽ giảm đi rất nhiều.

3. Dấu hiệu sớm mắc suy tim 

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm nhưng nhiều người không hề biết mình đang mắc bệnh. Khó thở hoặc đôi khi người bệnh mô tả là cảm giác khó khăn khi hít thở hoặc cảm giác thiếu dưỡng khí trong lồng ngực là dấu hiệu đầu tiên, hay gặp và rất phổ biến ở người mắc suy tim. 

  • Đặc điểm khó thở ở người mắc suy tim là khó thở xuất hiện khi gắng sức hoặc thậm chí xuất hiện khi làm các công việc thông thường như đi bộ, tập thể dục hoặc làm đang làm việc nhà… 
  • Khó thở thường xuất hiện vào cuối ngày và khó thở giảm đi khi người bệnh nghỉ ngời. 

Một số dấu hiệu khác như chân bị phù, số lượng nước tiểu ít đi… cũng khá thường gặp ở người suy tim.

Người có các biểu hiện triệu chứng kể trên cần đi khám tại bệnh có chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời.

Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

4. Chẩn đoán, điều trị suy tim 

Để chẩn đoán suy tim, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm về tim mạch, trong đó quan trọng nhất là siêu âm tim để đánh giá cấu trúc cũng như chức năng của quả tim. Ngoài ra xét nghiệm máu để định lượng một chất chỉ điểm sinh học là BNP hoặc NT-proBNP có thể cần thiết trong một số trường hợp khó chẩn đoán hoặc để chẩn đoán và tiên lượng người bệnh suy tim giai đoạn cấp tính. Điện tim và X-quang tim phổi có giá trị gợi ý suy tim.

Trong những năm gần đây, rất nhiều thuốc điều trị suy tim mới được ra đời và hứa hẹn là những bước tiến lớn để giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim hiện nay hoàn toàn có thể sống khoẻ, hòa nhập cuộc sống thông thường nếu điều trị suy tim hợp lý. 

Người bệnh suy tim mạn tính có thể điều trị ngoại trú bằng các thuốc điều trị suy tim. Có rất nhiều thuốc điều trị suy tim được chứng minh giúp người bệnh không chỉ giảm triệu chứng và còn giúp người bệnh sống lâu hơn với chất lượng sống cải thiện hơn

Với những bệnh nhân suy tim cấp – tức là tình trạng các triệu chứng suy tim như khó thở, phù, ho khan, tiểu ít... biểu hiện nhanh và nặng. Người bệnh thường phải nhập viện để điều trị. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh ổn định các biểu hiện triệu chứng, tìm nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy tiến triển nặng từ đó đưa ra phác đồ hợp lý để người bệnh sống khỏe hơn và sống lâu hơn.

Có nhiều yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình suy tim cấp nặng lên, phổ biến hay gặp ở Việt Nam là:

  • Bỏ uống thuốc điều trị hoặc uống thuốc không đều. Đặc biệt bỏ các thuốc điều trị suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường... 
  • Ăn mặn quá (ăn nhiều nước mắm, muối...) 
  • Uống nhiều rượu, bia 
  • Sử dụng các thuốc gây tổn thương cơ tim ở người bệnh tim như các thuốc giảm đau chống viêm, corticoid hoặc các thuốc điều trị ung thư... 
  • Người bệnh bị mắc hội chứng động mạch vành cấp, cơn tăng huyết áp cấp cứu, tràn dịch màng tim hoặc các biến cố cơ học tại tim. 
  • Nhiễm trùng, ví dụ như viêm đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi... có thể thủy đẩy quá trình suy tim nặng lên.
  • Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: bệnh phổi cấp, tăng hoạt động giao cảm... cũng làm suy tim nặng lên.

5. Lời khuyên giúp phòng bệnh suy tim 

- Để phòng tránh bệnh suy tim, giữ cho trái tim khỏe mạnh, đầu tiên cần điều trị tốt các bệnh lý dễ gây ra suy tim như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu. Những người bị mắc các bệnh lý tại tim hoặc ngoài tim mà có nguy cơ suy tim thì cần tuân thủ điều trị bệnh chính, khám lại đều đặn. 

- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào 

- Về chế độ ăn uống, nên ăn nhạt giúp cải thiện huyết áp, giảm tích nước ở người suy tim. Chế độ ăn nên ăn nhiều rau, quả. Hạn chế ăn mỡ, không nên ăn phủ tạng động vật… 

- Không uống nhiều rượu bia. 

- Nên tập thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, đều đặn 5 ngày một tuần sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống khỏe hơn, một trái tim tốt hơn. 

- Nếu đã mắc suy tim thì tiêm phòng cúm hàng năm được chứng minh giúp giảm nguy cơ suy tim tiến triển nặng lên nếu người đó bị nhiễm cúm.

 Nhạc sĩ Ngọc Châu mất vì suy tim, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm không thể bỏ qua - Ảnh 4.

 
Source Suckhoecong dong
Pk Đức Tín
Print Chia sẽ qua facebook bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua google bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua twitter bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua MySpace bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua LinkedIn bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua stumbleupon bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua icio bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua digg bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tim: Bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP