Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao?
Ngày 02/05/2022 07:57 | Lượt xem: 207

Tưởng rằng xơ gan là căn bệnh thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, nam giới hay sử dụng rượu bia, chất kích thích. Tuy nhiên, trên thực tế trẻ em cũng có thể mắc xơ gan. Vậy xơ gan ở trẻ em có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân xơ gan ở trẻ

Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan. Ở trẻ em, xơ gan cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó rối loạn đường mật và điều kiện di truyền là những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Tiếp đến là do xơ nang, viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi mạn tính bởi virus viêm gan B hoặc C; Viêm xơ đường mật thứ phát… dẫn đến xơ gan. 

Một số bệnh lý di truyền như bệnh Wilson và một số các khiếm khuyết tim bẩm sinh di truyền, các rối loạn hiếm gặp khác… cũng có thể dẫn đến xơ gan ở trẻ. 

Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? - Ảnh 2.
 

Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan

2. Nhận biết xơ gan ở trẻ 

Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm. Ở giai đoạn đầu của xơ gan, trẻ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. 

 

Ở các giai đoạn sau, tùy thuộc vào cơ địa, tình hình sức khỏe và tình trạng bệnh mà mỗi trẻ có những dấu hiệu khác nhau. 

Nhưng các triệu chứng xơ gan ở trẻ em thường gặp là vàng da, vàng mắt - điều này xảy ra do sự tích tụ của Bilirubin. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu. 

Gan thu thập Bilirubin để được đưa ra khỏi cơ thể qua phân. Khi gan bị xơ, quá trình này bị gián đoạn, khiến cho Bilirubin xâm nhập vào các mô và niêm mạc như da và mắt, làm đổi màu các mô.

 

Tuy nhiên, triệu chứng xơ gan ở trẻ em này chỉ đúng với những trẻ đã trên 9 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi thường bị vàng da sinh lý. Đây là tình trạng lành tính, có thể tự hết, không liên quan tới các bệnh gan. 

Trẻ bị xơ gan dễ bị bầm tím hoặc chảy máu do không thể sử dụng vitamin K có trong cơ thể. Kém ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, sụt cân bất thường do xơ gan làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Ngứa da do xơ gan làm tắc đường mật, khiến mật và độc tố tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, các biểu hiện khác như phân nhạt màu, bụng to, chân phù nề, trẻ quấy khóc, kém ăn...

Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? - Ảnh 4.

Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm.

3. Biến chứng xơ gan ở trẻ 

Trẻ em bị xơ gan thường có dấu hiệu chuyển biến nhanh và làm suy giảm chức năng gan trầm trọng, gan không còn đủ sức để đào thải chất độc dẫn đến tình trạng ứ đọng Amoniac trong máu làm trẻ có triệu chứng hôn mê gan và sẽ tử vong nhanh chóng nếu không kịp điều trị. Bệnh xơ gan ở trẻ em cũng có thể làm tăng nguy phát triển ung thư gan. Do đó, nếu có khả năng ghép gan, trẻ có cơ hội sống tốt hơn.

Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi những bất thường ở trẻ để đi khám và điều trị sớm. Chú ý theo dõi các biến chứng và nếu có triệu chứng đặc biệt thì cần đưa tới bệnh viện để kiểm tra ngay.

4. Điều trị xơ gan ở trẻ

Bệnh xơ gan ở trẻ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bởi vì gan là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể tham gia vào quá trình thải độc cơ thể, nếu gan bị tổn thương chất độc tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan, cơ thể bị ứ đọng chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Việc điều trị bệnh xơ gan ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, giai đoạn bệnh, cơ địa từng trẻ mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. 

Các phương pháp điều trị có thể dùng thuốc với mục đích kiểm soát triệu chứng và nguyên nhân cơ bản như: Điều trị nhiễm trùng (nếu có), loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố trong máu. Nếu có biến chứng, xơ gan ở giai đoạn muộn thì ghép gan sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất.

Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? - Ảnh 5.

Hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng đủ các loại vaccine theo khuyến cáo.

Tóm lại: Xơ gan là căn bệnh mạn tính, quá trình điều trị bệnh lâu dài, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu bị bệnh và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám. Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan ở trẻ em. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều muối như đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga, tăng cường các loại rau củ quả tươi để bảo vệ chức năng gan tốt hơn.

Hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng đủ các loại vaccine theo khuyến cáo. Nếu trẻ phải uống các loại thuốc có khả năng gây thương tổn cho gan cần tham khảo bác sĩ điều trị bệnh gan cho trẻ. 

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc,

Theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua google bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua twitter bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua MySpace bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua LinkedIn bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua stumbleupon bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua icio bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua digg bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua yahoo bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua yahoo bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua yahoo bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao? Chia sẽ qua yahoo bài: Xơ gan ở trẻ em nguy hiểm ra sao?

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP