Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không?
Ngày 09/06/2022 08:11 | Lượt xem: 192

Viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Nếu viêm tuyến nước bọt không được điều trị, mủ có thể tích tụ lại và hình thành các ổ áp-xe ở tuyến nước bọt.

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Khi bị viêm tuyến nước bọt  mang tai, người bệnh sẽ bị tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, có trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi hoặc cũng có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến. Ngoài ra, với người bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai nếu không được điều trị thì mủ có thể tích tụ lại và hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt mang tai là gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 2.
 

Hỉnh ảnh tuyến nước bọt

 
   

1. Các nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mang tai 

Những nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai:

-Do nhiễm virus: Đây là nguyên nhân gây ra, là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên

-Bệnh nhân dị ứng 1 số loại thuốc điều trị bệnh.

-Do vi khuẩn: Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do các loại vi khuẩn như virus Iryfluenza, Staphylococcus aureus, Parainfluenza, coxsackie gây nên.  Bệnh được phát hiện sau các bệnh lý răng miệng...

- Bệnh cũng có thể do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt.

-Do cơ thể người bệnh nhiễm độc, nhiễm nấm, nhiễm lao, các bệnh lý hệ thống...

2. Triệu chứng viêm tuyến nước bọt

Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt mang tai có thể rất giống với nhiều bệnh khác nên cần thận trọng phân biệt. Khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai, bệnh nhân có các biểu hiện:

-Tuyến nước bọt mang tai hoặc dưới hàm hai bên của bệnh nhân to ra, nhiều khi làm biến dạng mặt, cổ bạnh, cằm xệ…

 

-Da vùng tuyến mang tai sưng căng, sờ nóng đau, không đỏ và ấn không lõm (đối với viêm tuyến nước bọt do virus) hoặc đỏ và ấn lõm (đối với viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn).

-Số lượng nước bọt ít, quánh.

-Lỗ ống Stenon viêm đỏ hoặc có mủ chảy ra khi vuốt dọc ống tuyến trong trường hợp do nhiễm vi khuẩn.

-Bị sưng hạch ở góc hàm

- Bệnh nhân mất vị giác hoặc cảm thấy miệng bị hôi.

- Bệnh nhân không mở to miệng được.

-Cảm thấy đau khi nói hoặc khi ăn.

-Khô miệng, thở hay nói, có mùi hôi khó chịu vì có mủ.

-Có cảm giác đau ở trong miệng, vùng mặt

-Bị sốt hoặc ớn lạnh.

Đặc biệt cần lưu ý khi bị viêm tuyến nước bọt đi kèm với sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt, nhất là khi các triệu chứng diễn biến xấu đi, cần đến ngay có sở y tế để được khám và điều trị. 

3. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác

Bệnh có triệu chứng rất giống với viêm tấy lan toả vùng má thái dương cơ cắn nên cần hết sức lưu ý để phân biệt. Trong trường hợp này cần kiểm tra số lượng và chất lượng nước bọt tiết ra và miệng ống tuyến.

Ngoài ra cũng cần phân biệt với bệnh quai bị.

4. Biến chứng viêm tuyến nước bọt mang tai 

Viêm tuyến nước bọt mang tai thường không mấy khi bị biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu viêm tuyến nước bọt không được điều trị, mủ có thể tích tụ lại và hình thành các ổ áp-xe ở tuyến nước bọt.

-Ngoài ra, viêm tuyến nước bọt gây ra do khối u lành tính có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Các khối u ác tính có thể sẽ phát triển rất nhanh và gây ra mất cử động ở vùng mặt bị tổn thương ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ vùng này.

-Bệnh nhân cũng có thể gặp phải biến chứng nếu tình trạng nhiễm trùng ban đầu lan từ tuyến nước bọt sang các phần khác của cơ thể: bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc viêm họng Ludwig…

5. Điều trị thế nào?

Viêm tuyến nước bọt mang tai là gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Nên vệ sinh răng miệng để phòng bệnh

Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân và các triệu chứng của từng bệnh nhân để có phác đồ điều trị:

-Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống kháng sinh để điều trị nhiễm vi khuẩn, mủ hoặc sốt.

-Nếu có ổ áp-xe sẽ được chọc hút, làm sạch

-Đa số các trường hợp viêm tuyến nước bọt sẽ không không cần phải phẫu thuật. Trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát bác sĩ sẽ cân nhắc việc phẫu thuật. Phẫu thuật có thể sẽ bao gồm việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai hoặc loại bỏ tuyến dưới hàm.

6. Lời khuyên của bác sĩ

Song song với chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện:

-Kích thích tuyến nước bọt và giữ tuyến nước bọt sạch sẽ bằng việc uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày

-Nên massage nhẹ nhàng vùng tuyến nước bọt bị tổn thương.

-Có thể chườm ấm vào vùng bị tổn thương;

-Vệ sinh, súc miệng với nước ấm, có pha một chút muối.

-Để kích thích tiết nước bọt và giảm sưng nên ngậm hoặc mút chanh chua hoặc kẹo chanh không đường

-Đề phòng bệnh người bệnh, nhất là trẻ em nên chải răng thường xuyên trước khi đi ngủ và sáng thức dậy. Sau các bữa ăn, nên vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý và đặc biệt nên hạn chế bé ăn nhiều kẹo đường..

-Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện viêm tuyến mang tai sớm và điều trị kịp thời.

 

Theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua google bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua twitter bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua MySpace bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua LinkedIn bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua stumbleupon bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua icio bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua digg bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không? Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không?

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP