Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi
Ngày 13/06/2022 01:51 | Lượt xem: 271

Người cao tuổi hay người trẻ tuổi đã mắc bệnh tăng huyết áp đều cần được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi có những đặc điểm riêng cần lưu ý khi điều trị.

Tăng huyết áp (cao huyết áp) thường gặp ở người trên 60 tuổi. Đó là một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ, bệnh động mạch vành (CAD), suy tim và bệnh thận. 

Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi phải đối mặt với hai thách thức đặc biệt để đạt được kiểm soát tốt huyết áp: 

Thứ nhất, đa số người cao tuổi chủ yếu mắc bệnh tăng huyết áp tâm thu; 

 

Thứ hai, những người cao tuổi thường khó khăn trong tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị hạ huyết áp.

1.Tăng huyết áp tâm thu ở người cao tuổi - Một số vấn đề cần quan tâm

- Tăng huyết áp tâm thu thường gặp ở người cao tuổi: Hầu hết những người cao tuổi mắc tăng huyết áp chủ yếu là tăng huyết áp tâm thu, trong khi chỉ số huyết áp tâm trương vẫn bình thường hoặc gần như bình thường. Do khi chúng ta già đi, các mạch máu trở nên xơ cứng hơn, vì vậy huyết áp tâm thu (áp lực trong động mạch, trong khi cơ tim co bóp) có khuynh hướng tăng lên. Huyết áp tâm thu 140 mm Hg được xem là giới hạn trên của giá trị bình thường.

Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi: Những lưu ý quan trọng - Ảnh 2.

Khi tuổi cao, các mạch máu trở nên xơ cứng hơn, vì vậy huyết áp tâm thu có khuynh hướng tăng lên.

- Tăng huyết áp tâm thu là yếu tố nguy cơ cao đối với biến cố tim mạch: Hơn nữa, ở những người trên 60 tuổi, tăng huyết áp tâm thu làm tăng nguy cơ tim mạch cao hơn so với tăng huyết áp tâm trương, ở những người trẻ thì ngược lại. 

Các kết quả thống kê cho thấy, tăng huyết áp tâm thu làm tăng gấp đôi nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, điều trị tăng huyết áp tâm thu là rất quan trọng và giúp hạn chế các biến cố tim mạch.

- Khó khăn trong điều trị tăng huyết áp tâm thu ở người cao tuổi: Điều trị tăng huyết áp tâm thu ở người cao tuổi có thể đối mặt với một vấn đề khó khăn, đó là, trong việc điều trị giảm huyết áp tâm thu, điều quan trọng là không để làm giảm đồng thời huyết áp tâm trương quá nhiều. Bởi vì trong những người cao tuổi mắc bệnh mạch vành (CAD), giảm huyết áp tâm trương dưới 60 hoặc 65 mm Hg liên quan với sự gia tăng khởi phát của các cơn đau tim và đột quỵ. 

Vì vậy, trong điều trị tăng huyết áp tâm thu, cần thiết giảm huyết áp tâm thu dưới 140 mm Hg - hoặc gần đến 140 mm Hg càng tốt - trong khi vẫn giữ huyết áp tâm trương trên 60 hoặc 65 mm Hg.

2. Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi

2.1 Điều trị không dùng thuốc

Giống như với các lứa tuổi khác khi mắc bệnh tăng huyết áp, bước đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi là thay đổi lối sống. 

Một lối sống lành mạnh có thể làm giảm huyết áp của bạn, bao gồm: 

  • Hoạt động thể chất thường xuyên, ít nhất là 30 phút hầu hết các ngày trong tuần có thể làm giảm huyết áp của bạn từ 4-9 mm Hg. Các môn tập thể dục tốt nhất để làm giảm huyết áp bao gồm đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc khiêu vũ; 
  • Ăn một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa ít chất béo và chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp của bạn; 
  • Dùng ít hơn 1.500 mg natri (muối) mỗi ngày, tính ra không quá một thìa nhỏ cà phê của muối hàng ngày; 
  • Ít ăn thực phẩm chế biến và đóng hộp; 
  • Hạn chế lượng rượu bạn uống; 
  • Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp giảm huyết áp; 
  • Quản lý tốt stress, thử tập yoga, thiền khi bạn bị stress sẽ có kết quả khả quan hơn.
    Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi: Những lưu ý quan trọng - Ảnh 4.

    Tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 30 phút / ngày trong tuần có thể làm giảm huyết áp của bạn

2.2 Điều trị bằng thuốc

Nếu huyết áp của bạn vẫn còn tăng sau 01 hoặc 02 tháng sau khi đã thay đổi lối sống một cách tích cực, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên điều trị bằng thuốc giúp hạ huyết áp.

Điều trị thường được bắt đầu với một thuốc lợi tiểu thiazide, hoặc thuốc chẹn canxi có tác dụng kéo dài, hoặc một thuốc ức chế men chuyển (ACE) hay ức chế thụ thể. Nếu những thuốc vừa nêu được dung nạp tốt mà không có tác dụng phụ, liều lượng có thể tăng lên sau một vài tuần nếu cần thiết. 

Nếu liều lượng cao hơn vẫn không kiểm soát được huyết áp tốt, các bác sĩ có thể chỉ định chuyển sang một loại thuốc huyết áp khác. 

Điều trị kết hợp hai thuốc trở lên thường được đặt ra, chỉ khi đã có nhiều nỗ lực điều trị một loại thuốc huyết áp đơn độc được kết luận là không đáp ứng đầy đủ.

2.3 Cách áp dụng liều lượng thuốc huyết áp ở người cao tuổi

Về liều lượng thuốc huyết áp dùng ở người cao tuổi, khi bắt đầu dùng thuốc huyết áp ở người cao tuổi, chỉ nên sử dụng đơn độc một loại thuốc, nên khởi đầu với liều thấp và tăng liều lên từ từ để tránh các tác dụng phụ. Cùng với một loại thuốc huyết áp như nhau, nhưng người cao tuổi chỉ dùng bằng nửa liều được sử dụng ở bệnh nhân trẻ hơn.

Mục đích là để từng bước đưa huyết áp hạ xuống đạt mục tiêu huyết áp đích theo khuyến cáo, trong vài tuần hoặc vài tháng, cẩn thận theo dõi trong thời gian này để tránh hạ huyết áp của bạn quá nhiều. Để đạt được mục tiêu này thường mất nhiều thử nghiệm với một hay nhiều loại thuốc, và một số điều chỉnh liều lượng có thể được thực hiện.

2.4 Theo dõi và kiểm soát các tác dụng phụ do dùng thuốc huyết áp

Ở những người cao tuổi, sử dụng thuốc hạ huyết áp một cách an toàn cần luôn được đặt ra. Không chỉ phải theo dõi cẩn thận để tránh làm giảm huyết áp tâm trương quá nhiều, trong một số người cao tuổi, đặc biệt là những người chủ yếu có tăng huyết áp tâm thu, có thể gặp phải hạ huyết áp tư thế đứng khi sử dụng một số thuốc hạ huyết áp.

Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi: Những lưu ý quan trọng - Ảnh 5.

Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định và thông báo các tác dụng phụ nếu có với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.

Tụt huyết áp sau ăn cũng có thể được quan sát thấy ở những người cao tuổi dùng thuốc điều trị huyết áp. Hạ huyết áp sau ăn có thể dẫn đến ngất xỉu hoặc té ngã gây nguy hiểm cho người cao tuổi.

Sau khi đã có bất kỳ thay đổi trong điều trị - tăng liều của thuốc, chuyển sang một loại thuốc khác, hoặc thêm một thuốc thứ hai - bác sĩ của bạn sẽ cẩn thận kiểm tra tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng. Điều này được thực hiện bằng cách đo huyết áp của bạn trong khi bạn nằm xuống, và sau đó đo huyết áp trong khi bạn đang đứng lên để so sánh chênh lệch và dự báo sớm hạ huyết áp tư thế đứng. Nếu có chóng mặt khi bạn đứng dậy, hoặc sau khi ăn, cần thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử trí thích hợp.

Tóm lại: Nếu là một người cao tuổi, bạn dễ có nguy cơ bị tăng huyết áp. Khi điều trị tăng huyết áp, nhất là hay gặp tăng huyết áp tâm thu, bạn cần tuân thủ các bước điều trị: 

Không dùng thuốc và thay đổi lối sống, không đáp ứng chuyển sang dùng duy nhất một loại thuốc huyết áp, thất bại có thể chuyển sang một loại thuốc huyết áp khác, và cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu giảm huyết áp có thể kết hợp hơn một loại thuốc huyết áp. 

Tất nhiên, tất cả các bước điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, và bác sĩ có thể có các chỉ định riêng cho những trường hợp cụ thể. Cần luôn nắm bắt các tác dụng phụ thường gặp ở người cao tuổi khi điều trị thuốc huyết áp, thông báo ngay với bác sĩ để có hướng phối hợp và giải quyết sớm. 

Kiến thức là vũ khí tuyệt vời giúp quản lý tốt bệnh tăng huyết áp của bạn, có thể tránh được bất kỳ tác dụng phụ phiền hà nào do thuốc huyết áp gây ra, và hạn chế thấp nhất các nguy cơ tim mạch nghiêm trọng có thể xảy ra.

Theo Suckhoeodoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua google bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua twitter bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua MySpace bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua LinkedIn bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua stumbleupon bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua icio bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua digg bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua yahoo bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua yahoo bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua yahoo bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi Chia sẽ qua yahoo bài: Lưu ý quan trọng khi điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP