Bệnh Crohn - Những điều cần biết
Ngày 16/07/2022 09:25 | Lượt xem: 167

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng, gây loét thành trong của tiểu tràng và đại tràng. Bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác của đường tiêu hóa gây biến chúng nặng nề và có thể tử vong. Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực là rất cần thiết.

1. Bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mạn tính gây loét thành trong tiểu tràng, đại tràng, hoặc có thể ở bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa.

- Các triệu chứng bao gồm đau bụng, đau quặn từng cơn, tiêu chảy và tiêu ra máu. Các triệu chứng khác bao gồm giảm cân, cảm giác đau ở dạ dày, đau khớp và mệt mỏi.

‎- Một số bệnh nhân bệnh Crohn có triệu chứng nặng, trong khi ở một số khác, các triệu chứng lại ít nghiêm trọng hơn.

ADVERTISING
 

- Một số người mắc bệnh có thời gian lâu dài không xuất hiện triệu chứng, ngay cả khi không được điều trị, trong khi số khác lại bị bệnh nặng cần điều trị tích cực, thậm chí phải phẫu thuật.

2. Nguyên nhân gây nên bệnh Crohn

Cho đến nay nguyên nhân gây nên bệnh Crohn vẫn chưa được rõ ràng. Có rất nhiều giả thuyết và nghiên cứu đưa ra nhiều yếu tố liên quan đến sự phát sinh và tiến triển của bệnh. Trước đây, người ta nghi ngờ do chế độ ăn kiêng và căng thẳng. Nhưng các nghiên cứu đã cho thấy nó chỉ là yếu tố làm bệnh nặng thêm chứ không phải nguyên nhân gây bệnh. Trong đó di truyền và hệ thống miễn dịch bị trục trặc có thể góp phần làm phát triển bệnh.

- Hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch gồm các tế bào miễn dịch và các protein mà các tế bào miễn dịch sản sinh. Thông thường, các tế bào và các protein miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại, virus, nấm, và những tác nhân xâm nhập khác từ bên ngoài. Kích hoạt hệ thống miễn dịch gây viêm trong các mô (Viêm là một cơ chế quan trọng bảo vệ cơ thể được thực hiện bởi hệ thống miễn dịch).

Thông thường, hệ thống miễn dịch chỉ được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với những yếu tố xâm nhập có hại. Tuy nhiên, Ở người có bệnh viêm ruột hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường và mạn tính, kích hoạt trong trường hợp không có bất kỳ yếu tố xâm nhập có hại nào, tiếp tục kích hoạt bất thường hệ thống miễn dịch dẫn đến hậu quả là gây ra tình trạng viêm mạn tính và loét ở ống tiêu hóa. 

Ngoài ra, nhiều tác giả cho rằng có khả năng virus hoặc vi khuẩn có thể kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch của bạn chống lại vi sinh vật xâm nhập, một phản ứng miễn dịch tấn công các tế bào trong đường tiêu hóa.

- Di truyền: Bệnh Crohn xuất hiện phổ biến hơn khi trong gia đình có người mắc bệnh, vì vậy gene có thể đóng vai trò nhất định. Do đó, mức độ liên quan về mặt di truyền đầu tiên (anh em, chị em, con cái và cha mẹ) của những người có bệnh Crohn có nguy cơ phát triển bệnh này.

Cũng có nghiên cứu cho thấy trong ruột của những cá nhân bị bệnh Crohn, có mật độ cao hơn của vi khuẩn E. coli. Vấn đề này có thể có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Crohn. Tuy nhiên hầu hết những người mắc bệnh Crohn không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Vì vậy, vai trò chính xác của các yếu tố này trong căn bệnh Crohn vẫn chưa rõ ràng.

Nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh Crohn với triệu chứng tiêu chảy và đau bụng dữ dội - Ảnh 2.

Bệnh Crohn có thể lây lan sang các bộ phận khác của hệ tiêu hóa, gây biến chứng nguy hiểm

3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Crohn

Một số yếu tố có nguy cơ gây bệnh Crohn được các nhà nghiên cứu khuyến cáo:

- Tuổi tác: Bệnh Crohn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bạn có khả năng mắc bệnh khi còn trẻ. Hầu hết những người được chấn đoán phát bệnh Crohn trước tuổi 30. 

‎- Tiểu sử gia đình: Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bạn có người thân, chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em hoặc con cái mắc bệnh. Có đến ⅕ người mắc bệnh Crohn có thành viên trong gia đình mắc bệnh.

‎- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố rủi ro có thể kiểm soát quan trọng nhất để phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng dẫn đến bệnh nặng hơn và nguy cơ phẫu thuật cao hơn. Nếu bạn hút thuốc thì phải dừng lại.

- Chủng tộc: Mặc dù bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến mọi nhóm chủng tộc nhưng người da trắng có nguy cơ cao nhất, bao gồm cả người gốc Do Thái. Tỉ lệ mắc bệnh Crohn đang gia tăng ở những người da đen sống ở Bắc Mỹ và Vương quốc Anh.

‎- Thuốc chống viêm không steroid: Là loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, có hoặc không có hạ sốt như naproxen, diclofenac, ibuprofen,...Các thuốc này không gây bệnh Crohn nhưng dễ gây viêm ruột, làm bệnh Crohn thêm trầm trọng.

‎- Nơi sinh sống: Nếu bạn sinh sống ở khu vực thành phố hoặc khu công nghiệp có nhiều khả năng sẽ mắc bệnh Crohn. Điều này cho thấy các yếu tố môi trường, bao gồm cả chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thức ăn nhanh đóng vai trò trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn.

4. Cần làm gì khi mắc bệnh Crohn?

Khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần có chế độ dinh dưỡngphù hợp để phục hồi bệnh nhanh hơn. 

Để cải thiện sức khỏe, ruột nghỉ ngơi một thời gian nhằm giảm các triệu chứng viêm, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn uống đặc biệt được cung cấp qua ống truyền dinh dưỡng (dinh dưỡng qua đường ruột) hoặc các chất dinh dưỡng được đưa vào tĩnh mạch (dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa).

Liệu pháp dinh dưỡng ngắn hạn này, kết hợp với các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế hệ thống miễn dịch góp phần giúp người bệnh khỏe mạnh hơn trước khi phẫu thuật hoặc khi các loại thuốc khác không kiểm soát được các triệu chứng.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị một chế độ ăn ít chất xơ hoặc ít chất xơ để giảm nguy cơ tắc nghẽn đường ruột nếu bạn bị hẹp ruột (hẹp). Một chế độ ăn ít chất thải được thiết kế để giảm kích thước và số lượng phân.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có thể giúp kiểm soát mức độ bệnh Crohn.

- Chế độ ăn uống lỏng có thể sẽ tốt hơn khi các triệu chứng nặng lên.

- Bổ sung canxi, folate và vitamin B12 là cần thiết khi có tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Hạn chế stress, mặc dù stress không gây bệnh Crohn, nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn nhiều và có thể kích hoạt đợt cấp. Stress cũng có thể tăng tốc độ hoặc làm chậm việc tiêu hóa đường ruột. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trong mô ruột.

Mặc dù không phải luôn luôn có thể tránh căng thẳng, có thể học cách để kiểm soát được stress. Hãy thường xuyên tập thể dục. Ngay cả tập thể dục nhẹ có thể giúp giảm stress, giảm trầm cảm và bình thường chức năng ruột. Nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch tập thể dục tốt nhất. Thường xuyên thư giãn kết hợp với các bài tập thở, thiền, tập yoga, khí công dưỡng sinh.

Những thực phẩm cần hạn chế

Hạn chế chất xơ, vì chất xơ kém tiêu hóa, nó có thể làm bệnh trầm trọng thêm, dễ gây tắc ruột.

Hạn chế các sản phẩm sữa. Giống như nhiều người mắc bệnh viêm ruột, có thể thấy vấn đề, chẳng hạn như tiêu chảy, đau bụng và trướng bụng, cải thiện khi giới hạn hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa. Có thể không dung nạp lactose, có nghĩa là cơ thể không thể tiêu hóa đường (lactose) trong thực phẩm từ sữa. Nếu vậy, hạn chế sữa hoặc sử dụng sản phẩm enzym, như lactaid sẽ giúp phá vỡ lactose.

Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo. Nếu có bệnh Crohn của ruột non, có thể không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo bình thường. Thay vào đó, chất béo đi qua ruột, làm bị tiêu chảy nặng hơn. Thực phẩm có thể sẽ đặc biệt phiền hà bao gồm bơ, bơ thực vật, nước sốt kem và các loại thực phẩm chiên.

Loại bỏ bất cứ loại thực phẩm khác dễ làm cho các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn. Có thể bao gồm thực phẩm như loại trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, bỏng ngô, rượu và thức ăn và thức uống có chứa caffeine như sô cô la và soda,...

Theo Suckhoecong dong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua google bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua twitter bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua MySpace bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua LinkedIn bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua stumbleupon bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua icio bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua digg bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh Crohn - Những điều cần biết

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP