Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả
Ngày 03/09/2022 04:45 | Lượt xem: 333

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở người luống tuổi, diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người lầm tưởng rằng loãng xương chỉ xảy ra ở phụ nữ. Thực tế loãng xương có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Vậy loãng xương khi nào cần đi khám; biện pháp nào phòng ngừa hiệu quả?

 

1. Loãng xương xảy ra khi nào?

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, xương bị suy yếu cấu trúc và giảm khối lượng dẫn đến xương mỏng, xốp và dễ gãy. 

Trước năm 30 tuổi, quá trình tạo xương sẽ diễn ra mạnh hơn phá hủy nên xương phát triển và mạnh khỏe. Sau năm 30 tuổi, quá trình tu sửa xương vẫn diễn ra nhưng sự tạo xương chậm lại dẫn đến xương bị suy yếu, mỏng và xốp hơn. Nếu một người khi còn trẻ có được khối lượng và cấu trúc xương tốt thì sẽ giảm nguy cơ bị loãng xương hơn khi về già.

 

Bên cạnh đó, các khoáng chất có trong xương, các hormone nội tiết tố và các cytokin cũng là các yếu tố quyết định hoạt động của chu chuyển xương và mật độ xương. 

Nếu canxi và các khoáng chất trong xương không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến mật độ và sức mạnh của xương. Hormone estrogen (nội tiết tố nữ) và androgen (nội tiết tố nam) thấp sẽ làm tăng quá trình mất xương. Đó là lý do phụ nữ mãn kinh sớm, nam giới bị thiểu năng sinh dục có nguy cơ cao bị loãng xương.

2. Yếu tố tăng nguy cơ loãng xương 

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương như: 

  • Thiếu canxi và vitamin D.
  • Thường xuyên hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia.
  • Suy dinh dưỡng hoặc ăn uống thiếu chất.
  • Ít vận động.
  • Mắc một số bệnh suy giảm tuyến sinh dục nam & nữ như: suy buồng trứng sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…
  • Sử dụng thời gian dài các thuốc corticosteroid, heparin, phenyltoin,...
  • Tiền sử gia đình bị loãng xương hoặc gãy xương cột sống, xương vùng hông.

3. Dấu hiệu nhận biết loãng xương 

Đa số các trường hợp loãng xương không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi xảy ra tình trạng gãy xương. Một số triệu chứng có thể xảy ra khi một người đã bị loãng xương là: 

  • Đau ở lưng, háng, mông, đùi hoặc đầu gối ở nhiều mức độ khác nhau. 
  • Chiều cao giảm dần đi theo độ tuổi. 
  • Dáng đi khom, lưng gù. 
  • Gãy xương đốt sống, xương cổ tay, xương vùng hông (trong đó có gãy cổ xương đùi)... sau một cú ngã hoặc chấn thương nhẹ.
Khi nào nên đo loãng xương và biện pháp phòng tránh hiệu quả - Ảnh 2.
 

Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa hiệu quả bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý.

 
     

4. Hệ lụy loãng xương

Loãng xương sẽ khiến dễ bị gãy xương do té ngã. Những vị trí dễ gãy là xương vùng hông (trong đó có gãy cổ xương đùi), xương cổ tay và xương đốt sống. Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật nhưng biến chứng của gãy xương do loãng xương, đặc biệt ở người cao tuổi vẫn là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh và chi phí của xã hội. 

Các vị trí gãy quan trọng như xương đốt sống, xương vùng hông có thể gây ra biến chứng như đau đớn, tàn phế, thậm chí là tử vong.

5. Ai nên khám và đo loãng xương?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây loãng xương, vì vậy chúng ta nên tầm soát loãng xương để phát hiện nguy cơ, chẩn đoán mức độ loãng xương. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Chống loãng xương thế giới, những người trên 50 tuổi, có một trong những yếu tố sau nên đo mật độ xương:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và caffein;
  • Người bị suy dinh dưỡng, còi xương ở thời kỳ trước khi trưởng thành;
  • Người thường bị té ngã, yếu cơ;
  • Người có tiền sử gia đình bị loãng xương hoặc bị gãy xương, đặc biệt là gãy xương cột sống và hông;
  • Người bị thiếu canxi và vitamin D;
  • Người bị bệnh nội tiết, bệnh thận hoặc hội chứng cushing;
  • Người bị các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…;
  • Người đang điều trị bệnh loãng xương.
  • Phụ nữ mãn kinh sớm;
  • Người trên 50 tuổi từng gãy xương ở độ tuổi trưởng thành;

Ngoài ra, những người có tiền sử hoặc hiện tại có dùng corticoid liều bất kỳ liên tục trong thời gian trên 3 tháng cũng cần khám và đo mật độ xương. 

6. Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có thể hạn chế nguy cơ loãng xương bằng các cách sau đây:

- Bổ sung canxi bằng dinh dưỡng: Những người trên 50 tuổi nên bổ sung canxi 1200mg/ngày. Sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng nhất. Ngoài ra canxi có trong rau ngót, cải xoăn, bông cải xanh, trái cây màu đậm, cá nhỏ ăn nguyên con, cá hồi, cá mòi, đậu nành, đậu phụ, hạnh nhân… Nếu lượng canxi từ thực phẩm không đủ, có thể bổ sung canxi theo chỉ định của các bác sĩ.

- Vitamin D: Cơ thể người có thể tự hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó có thể bổ sung vitamin D bằng cách ăn lòng đỏ trứng, cá biển, bột mì, ngũ cốc… hoặc uống viên vitamin D theo theo chỉ định của bác sĩ.

- Tập thể dục: Các bài tập thể chất hỗ trợ làm chậm quá trình loãng xương. Những bài tập chịu trọng lực tác động nhiều vào chân, hông và cột sống là những bài tập tốt cho xương bao gồm: đi bộ, nhảy dây, chạy bộ, tennis, cầu lông, bóng chuyền,...

- Không hút thuốc: Thuốc lá làm giảm nội tiết tố và hạn chế khả năng hấp thu canxi.

- Không uống rượu bia: Nếu uống trên 2 ly rượu mỗi ngày sẽ hạn chế khả năng hấp thu canxi của hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình mất xương.

- Phòng tránh té ngã: Tất cả mọi người đều cần phòng tránh té ngã, đặc biệt là người cao tuổi. Đối với những vị trí dễ ngã như cầu thang, bậc cửa, nhà tắm, nhà vệ sinh, dốc… cần cẩn thận hơn.

Bên cạnh việc duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh và khám sức khỏe, tầm soát mật độ xương định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh tật, tình trạng loãng xương ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua google bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua twitter bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua MySpace bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua LinkedIn bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua stumbleupon bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua icio bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua digg bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua yahoo bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua yahoo bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua yahoo bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả Chia sẽ qua yahoo bài: Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP