Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau?
Ngày 26/11/2022 01:55 | Lượt xem: 391

Thời tiết se lạnh dễ làm chứng đau cứng khớp, viêm khớp dạng thấp bộc phát nhất là ở người lớn tuổi. Nhiều người cho rằng vấn đề này không liên quan gì đến chế độ ăn uống, tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Nghiên cứu ghi nhận chế độ ăn uống có thể khiến bệnh trở nặng nhất là đối với viêm khớp dạng thấp.

1. Mối liên hệ giữa thời tiết, chế độ ăn và bệnh viêm khớp dạng thấp

Không chỉ đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp mà ngay cả những người bệnh khớp liên quan đến vùng cột sống, khớp tay, chậu hông, háng, đầu gối... thường rất mệt mỏi, đau nhức khi trời trở lạnh. Nguyên nhân được cho rằng, những người mắc bệnh xương khớp trong đó có viêm khớp thường nhạy cảm với thay đổi áp suất không khí và từ trường. Khi áp suất không khí thay đổi nghĩa là trời chuyển lạnh thì cơ gân và mô sẹo có thể bị giãn, nhiệt độ thấp làm cho dịch khớp trở nên dày, quánh hơn, gây khô cứng khớp.

Như vậy có thể nói, nhiệt độ, thời tiết được coi là yếu tố thuận lợi khiến xương khớp dễ bị đau hơn, mặc dù không trực tiếp làm cho bệnh xương khớp hoặc cơn đau tăng lên. 

Chế độ ăn cũng có liên quan đến tình trạng đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp. Nhiều người cho rằng viêm khớp dạng thấp không phải kiêng như bệnh gút nên ăn uống thoải mái, điều này là quan niệm sai lầm. 

Thời tiết lạnh người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? - Ảnh 1.
 

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

‎Ghi nhận cho thấy người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng cần phải hạn chế ăn các thực phẩm có chất béo từ động vật, bởi những thực phẩm có hàm lượng lipid cao sẽ dẫn đến mỡ máu tăng. Nếu ăn nhiều chất béo từ động vật, phản ứng viêm ở các khớp sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, tình trạng sưng tấy bề mặt trở nên nghiêm trọng và tần suất đau nhức tăng lên. 

Do đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, đồ đóng hộp, mỡ động vật, các đồ chiên nóng,...; Hạn chế tối đa và loại bỏ thực phẩm có hàm lượng purin cao như: thịt nạc, hải sản…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng thực phẩm có nhiều đường, bơ, bánh kẹo. Một nghiên cứu gần đây cho thấy thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm tăng các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như đau, sưng và cứng khớp. Các nhà nghiên cứu cho rằng người bị viêm khớp dạng thấp đã được phát hiện có một loại kháng thể trong cơ thể của họ được gọi là kháng thể protein chống citrullinated (ACPA). Các kháng thể này có thể gây ra tình trạng viêm và gây ra viêm khớp dạng thấp. Như vậy, nếu người bệnh ăn thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến cơ thể tạo ra nhiều chất ACPA, hậu quả làm cho các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, người bệnh cần ăn nhạt, giảm lượng muối, không ăn nội tạng động vật vì chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây ra những vấn đề về xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. 

2. Người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì? 

Khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh cần luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các vùng khớp bị chấn thương hoặc có bệnh viêm khớp dạng thấp. Người bệnh cần tắm với nước ấm, mặc nhiều lớp quần áo, sử dụng chăn điện vào ban đêm và các thiết bị làm ấm trong nhà. Ở những khớp đau, người bệnh có thể sử dụng một miếng đệm ấm để làm dịu cơn đau.

Người có bệnh khớp nói chung, viêm khớp nói riêng nên tránh mang vác vật nặng, duy trì hoạt động thể chất để giảm cân. Như vậy, khớp không phải chịu sức nặng, giảm tải, từ đó giảm đau đớn.

Cần duy trì chế độ tập luyện và cân bằng trọng lượng cơ thể kể cả mùa lạnh mà có thể lựa chọn các bài tập cho phù hợp như: yoga, đi bộ, đạp xe để tăng sức mạnh cho xương khớp, tim mạch. Người bệnh không nên làm nặng, ngồi xổm, quỳ gối, mang vác vật nặng... để tránh bị đau khi chuyển mùa.

Đối với dinh dưỡng mùa lạnh người bệnh cũng cần phải chú ý, hạn chế sử dụng những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt từ mỡ động vật và bổ sung dầu thực vật, omega 3 và dầu cá.

Cần tăng cường rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn dù là người khỏe mạnh hay bị bệnh. Vì rau xanh, quả chín cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa như vitamin và hỗ trợ tế bào tránh được những tổn thương. Đặc biệt, trong các loại rau xanh tự nhiên có thành phần sẽ làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, ngăn chặn phản ứng viêm. 

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế đường trong ăn uống hàng ngày, đọc kỹ nhãn thực phẩm và kiểm tra nhãn dinh dưỡng, bạn có thể theo dõi lượng đường, muối trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày. 

Nếu có thể áp dụng các biện pháp xoa bóp, Massage, chườm ấm,…sẽ có tác dụng làm nóng khớp, giãn mạch và tăng tốc độ lưu thông của máu. Từ đó giảm tình trạng đau sưng khớp cũng như tiến triển bệnh nguy hiểm hơn và giảm đau nhức xương khớp.

Theo Suckhoedoisong

Pk Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua google bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua twitter bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua MySpace bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua LinkedIn bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua stumbleupon bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua icio bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua digg bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua yahoo bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua yahoo bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua yahoo bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau? Chia sẽ qua yahoo bài: Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau?

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP