Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1)
Ngày 25/10/2016 09:30 | Lượt xem: 2298

Một số từ chuyên ngành nên biết:

- Catheter    Một loại ống thông nhỏ làm bằng chất liệu nhựa dẻo đặc biệt thường sử dụng trong can thiệp động mạch vành qua da.

- Stent   Khung Giá đỡ bằng kim loại đặc biệt, hình ống, dạng lưới, khi được bơm lên tối đa bằng bóng tại vị trí hẹp động mạch vành làm lòng mạch được thông rộng. Có 2 loại stent: loại phủ thuốc chống tái hẹp và loại không phủ thuốc.

Giới thiệu

Can thiệp mạch vành qua da là một kỹ thuật dùng một loại ống thông nhỏ (catheter) để đưa một bóng nhỏ vào lòng động mạch vành bị hẹp hoặc tắc rồi nong rộng ra và/hoặc đặt Stent (giá đỡ) để làm tái thông lòng mạch giúp dòng máu lưu thông bình thường cung cấp máu nuôi dưỡng trái tim. Trái với phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cần mở lồng ngực, can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ bằng cách chọc một lỗ nhỏ trên da để đưa catheter vào động mạch từ đùi hay cổ tay. Người bệnh sẽ được gây tê tại vùng chọc nên nhìn chung, thủ thuật này không gây đau hơn một lần lấy máu làm xét nghiệm. Bệnh nhân vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 tính từ khi kết thúc thủ thuật.

Trong những năm vừa qua, phương pháp này ngày càng phát triển và đạt được nhiều tiến bộ kể cả về kỹ thuật và hiệu quả điều trị. Ngày nay, dụng cụ nhỏ hơn và tốt hơn rất nhiều so với những dụng cụ được sử dụng chụp động mạch vành lần đầu tiên cách đây vài thập kỷ. Những loại thuốc mới cũng góp phần làm kết quả can thiệp tốt hơn, duy trì lâu dài hơn và giảm được nhiều biến chứng trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Động mạch vành và tầm quan trọng của nó.

Quả tim có bốn buồng và được cấu tạo bởi một loại tế bào cơ chuyên biệt. Nó bơm máu đi đến phổi và toàn bộ cơ thể để trao đổi ô xy và nuôi cơ thể. Giống như các loại cơ khác của cơ thể con người, cơ tim cũng cần oxy để hoạt động.

 

Hình 1. Hình ảnh động mạch vành (ĐMV) nuôi quả tim bên trái (1: động mạch chủ; 2: ĐMV phải; 3: Động mạch liên thất trước; 4: động mạch mũ; 5: động mạch phổi). Hình ảnh xơ vữa gây tắc lòng ĐMV gây hoại tử vùng cơ tim tương ứng (A: hình quả tim với vùng cơ tim bị hoại tử do ĐMV bị tắc; B: hình ảnh phóng to ĐMV bị tắc).

Các buồng tim chứa đầy máu nhưng cơ tim không hấp thu được ôxi trực tiếp từ máu. Thay vào đó, cần có những động mạch chuyên biệt gọi là động mạch vành để đưa máu đến nuôi cơ tim. Động mạch vành ở ngoài quả tim và nhánh của nó đổ vào những động mạch nhỏ hơn. Cuối cùng những nhánh động mạch nhỏ này thẩm thấu và cung cấp máu giàu oxi cho tế bào cơ tim. Lưu lượng máu chảy qua động mạch vành thuộc loại nhiều nhất trong các tạng của cơ thể (nếu tính trên khối lượng cơ tim).

Khi chụp mạch vành, bác sĩ của bạn sẽ chỉ  cho  bạn  động  mạch  vành  bị  hẹp/tắc, vị trí tắc nghẽn và mức độ tổn thương có cần được can thiệp nong và đặt stent hay không.   Tên và nhánh của các động mạch vành được chỉ ở hình 1.

Khi có tình trạng hẹp hay tắc nghẽn trong động mạch vành, cơ tim sẽ không được cung cấp đủ ôxy. Kết quả là, bệnh nhân sẽ có những cơn đau thắt ngực khi gắng sức hay thậm chí một cơn nhồi máu cơ tim. Điều này sẽ được nói đến trong phần sau.

Bệnh động mạch vành và cơn đau thắt ngực.

Nguyên  nhân  gây  bệnh  động  mạch vành chủ yếu là do xơ vữa động mạch. Theo thời gian, mảng xơ vữa tích luỹ dần và phát triển gây hẹp trong lòng động mạch vành. Mảng xơ vữa là hậu quả của tình trạng lắng đọng các chất béo trong máu (cholesterol) và những thành phần khác ở thành động mạch vành. Hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường và tăng cholesterol, thiếu hoạt động thể lực và béo phì... làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và hẹp tắc lòng mạch.

Hai vấn đề có thể xảy ra khi mảng xơ vữa hình thành. Khi mảng xơ vữa to dần, nó có thể làm hẹp dần lòng động mạch vành và giảm lượng máu đi nuôi cơ tim. Mảng xơ vữa ít ảnh hưởng tới dòng máu nuôi cơ tim cho đến khi nó làm hẹp trên 70% đường kính động mạch vành.

Khi cơ tim không nhận đủ máu thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu cơ tim (đói ôxy). Tình trạng này gây ra triệu chứng mà người bệnh cảm thấy là cơn đau thắt ngực. Một số người chỉ có cảm giác đau thắt ngực khi gắng sức. Đó là do khi quả tim cần nhiều oxy hơn so với bình thường để hoạt động, bình thường các mạch máu sẽ giãn ra để tăng lượng máu đến cơ tim nhưng do có sự tắc nghẽn trong động mạch vành nên việc cung cấp máu cho tim bị giảm sút dẫn đến đau thắt ngực.

Vấn đề thứ hai là mảng xơ vữa này có thể nứt vỡ ra bất kỳ khi nào trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Khi đó, cục máu đông có thể được hình thành trên đỉnh của vết nứt. Nếu cục máu đông không quá lớn để gây tắc dòng máu chảy qua mà chỉ gây hẹp nhanh chóng đáng kể lòng mạch thì gây ra cơn Đau thắt ngực không ổn định và cơn đau xảy ra lúc nghỉ. Nếu cục máu đông làm tắc hoàn toàn dòng máu trong động mạch vành kéo dài hơn 30 phút, cơ tim có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này được gọi là nhồi máu cơ tim. Đây là một bệnh cấp cứu với nhiều biến chứng chết người, và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

 Theo tạp chí số 58/VNHA

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua google bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm Hiểu Về Can thiệp Động Mạch Vành Qua (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP