Khi con bạn mắc dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3)
Ngày 30/06/2017 02:23 | Lượt xem: 1176

Cho trẻ ăn như thế nào?

Nuôi bằng sữa mẹ hay bổ sung thêm sữa bột đều tốt cho trẻ mắc bệnh tim. Nhưng một điều quan trọng là bạn cần linh hoạt trong phương pháp và thời điểm cho ăn. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sỹ có thể cần đặt một ống thông nhỏ từ mũi xuống dạ dày của bé để cho ăn thông qua đường này (ăn qua sonde).

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường cần ăn tăng bữa. Trẻ thường có biểu hiện mệt trong khi ăn, do đó cho ăn từng bữa nhỏ nhưng tăng số bữa ăn sẽ tốt hơn cho trẻ. Đầu tiên, cho bé ăn mỗi 2 giờ và khi đó bạn có thể phải đánh thức bé dậy vào ban đêm vài lần để cho ăn cho đến khi bé có thể ăn được lượng sữa lớn và thưa lần hơn. Một số trẻ sơ sinh lại dung nạp tốt khi kết hợp nuôi bằng sữa mẹ và bổ sung thêm sữa bột.
Nuôi con bằng sữa mẹ

Nếu con bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh trước hay ngay sau khi sinh, có thể trẻ cần được đưa vào khu điều trị đặc biệt và bạn có thể không được chăm sóc cho bé ngay sau khi sinh. Khi đó bạn nên bắt đầu vắt sữa trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh để duy trì lượng sữa của mình. Trong tuần đầu tiên, bạn nên vắt mỗi 2 đến 3 giờ một lần. Khi lượng sữa của bạn đã tiết ổn định, bạn có thể giảm xuống 4 đến 5 lần một ngày. Nếu con bạn cần phải phẫu thuật, bạn có thể tự vắt sữa để duy trì việc tiết sữa trong thời gian con bạn không thể bú.
Trẻ cần ăn mỗi lần bao nhiêu là đủ?
Mỗi trẻ sơ sinh là một cá thể độc lập và chúng rất khác nhau trong nhu cầu ăn uống. Đừng cố so sánh lượng sữa con bạn bú với lượng sữa mà những đứa trẻ khác bú. Mục tiêu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có bệnh tim bẩm sinh là duy trì cân nặng. Hầu hết trẻ sẽ tăng 15 đến 30 gram một ngày. Tuy nhiên, những trẻ mắc bệnh tim thường có xu hướng tăng cân chậm hơn.
Lựa chọn loại sữa bột
Có rất nhiều loại sữa bột khác nhau, với thành phần khác nhau nhưng các nhà sản xuất đều cố gắng để chúng có công thức gần giống với sữa mẹ nhất có thể. Bác sỹ của bạn có thể khuyên bạn nên chọn loại sữa nào là thích hợp nhất với bé.
Lựa chọn bình sữa/núm vú
Hiện nay có rất nhiều loại bình sữa và núm vú nhân tạo. Bạn sẽ có thể phải mất vài lần thử nghiệm với các loại bình sữa và núm vú nhân tạo trước khi tìm được loại nào là phù hợp nhất với bé. Một số trẻ mắc bệnh tim sẽ gặp khó khăn với những loại núm vú thông thường. Bạn có thể cần tìm một loại vú giả mềm hơn hoặc có các lỗ rộng hơn để sữa có thể chảy dễ dàng hơn. Những lỗ nhỏ trên núm vú có thể làm cho con bạn khó bú và bé có thể nuốt phải nhiều hơi khiến trẻ dễ nôn. Bạn có thể tự làm rộng lỗ trên vú giả bằng cách dùng kim vô khuẩn chọc vào để mở rộng các lỗ đó. Trước mỗi lần sử dụng, bạn nên luộc bình và núm vú trong nồi khoảng 5 phút và để cho khô hoàn toàn trước khi sử dụng. Bạn cũng nên nhờ các điều dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa đánh giá về thói quen ăn của con bạn cũng như cho lời khuyên để có thể có một chế độ ăn phù hợp với con bạn.

NHỮNG THÔNG TIN KHÁC

Nuôi dưỡng qua đường ống thông
Một số trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không thể bú mẹ hoặc bú bình như những trẻ bình thường khác. Khi đó, trẻ có thể cần phải được nuôi dưỡng bổ sung bằng ống thông dạ dày. Ống thông dạ dày được đặt vào qua đường mũi và đưa tới dạ dày của trẻ. Sữa bột hoặc sữa mẹ sẽ được bơm vào dạ dày trẻ qua con đường này.
Các loại dịch khác
Hạn chế cho con bạn uống nước vì nước không chứa năng lượng. Bạn có thể cho bé uống thêm nước hoa quả sau bốn tháng tuổi nhưng nước hoa quả không thể thay thế sữa. Sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn là thức uống cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ khi bắt đầu phải ăn dặm, bởi vì sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các thức ăn lỏng khác.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Bác sỹ sẽ cho bạn biết khi nào con bạn cần ăn dặm. Ăn dặm thường bắt đầu vào khoảng tháng thứ sáu. Ngũ cốc bổ sung sắt thường được dùng đầu tiên, sau đó là hoa quả, rau và thịt. Nên cho trẻ ăn bằng thìa. Không nên cho trẻ ăn quá đặc và trẻ có thể khó nuốt.
Các bậc cha mẹ đôi khi nghĩ rằng trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần một chế độ ăn đặc biệt ít chất béo giống như chế độ ăn ít chất béo dành cho người lớn mắc bệnh tim. Trên thực tế, vì trẻ mắc bệnh tim thường chán ăn nên thức ăn giàu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ. Đừng giới hạn chất béo trong khẩu phần ăn của bé đặc biệt trong hai năm đầu. Điều này sẽ giúp cho trẻ phát triển và tăng trưởng tốt. Đó là lý do mà các loại sữa nghèo chất béo (2%, 1% hoặc loại không béo) không được khuyến cáo cho đến khi trẻ từ hai tuổi trở lên.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua google bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua twitter bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua MySpace bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua icio bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua digg bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.3)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP