Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1)
Ngày 06/02/2018 03:31 | Lượt xem: 1575

I.  Mở đầu:

Hiện nay kết cục LS sau ACS đã cải thiện đáng kể. Tỉ lệ TV giảm nhiều nhờ vào tiến bộ trong tái tưới máu sớm cũng như sự phát triển và lựa chọn liệu pháp chống HK tùy thuộc phân tầng nguy cơ của BN.

Các chữ viết tắt:Hội chứng vành cấp (ACS), Biến cố (BC), Bệnh nhân (BN), đột quỵ (ĐQ), điều trị (ĐT), Huyết khối (HK), kháng tiểu cầu (KTC), Lâm sàng (LS), nghiên cứu (NC), nhồi máu cơ tim (NMCT), phẫu thuật ( PT), Tử Vong (TV), Xuất huyết(XH).

Ngoài ra, chiến lược phòng ngừa thứ phát để kiểm soát các yếu tố nguy cơ đã cải thiện nhiều hơn các kết cục dài hạn.

Mặc dù điều trị chống HK giảm nguy cơ nhồi máu tái phát, nhưng nó làm tăng nguy cơ XH và nhu cầu truyền máu. BC XH ngược lại, sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu, ĐQ, HK trong stent và TV. Các thực nghiệm ngẫu nhiên của “chiến lược phòng ngừa XH” (BAS) cho thấy giảm được những BC bất lợi, bao gồm cả TV. Vì giá trị thực tiễn của BAS, việc áp dụng chiến lược điều trị nhằm giảm thiếu máu cơ tim đồng thời giảm thiểu biến chứng XH có thể giúp cải thiện kết cục là hết sức cần thiết. Bài viết sẽ trình bày khái quát về dịch tễ học và chiến lược ĐT và dự phòng BCXH trong ACS.

II.       Dịch tễ học XH trong ACS:

II.1            Tỉ lệ XH: ảnh hưởng của các định nghĩa

Tỉ lệ XH nặng trong ACS tùy thuộc vào định nghĩa được dùng, ĐT loại thuốc chống HK nào, và phân tầng nguy cơ cần tái thông mạch máu hay không. BCXH được định nghĩa bằng nhiều hệ thống phân loại có liên quan đến các BC bất lợi khác như nhồi máu tái phát, đột quỵ, HK trong stent và TV.

Hầu hết các định nghĩa về XH được hình thành dựa vào các yếu tố dữ liệu nằm trong 3 nhóm: thay đổi về Hb và Hct, BCLS (XH dạ dày-ruột hay XH nội sọ) và hậu quả (ví dụ như truyền máu hay XH gây TV) (bảng 1).

II.1.1 Định nghĩa xác định

a.           TIMI và GUSTO

Trước đây, hai định nghĩa được dùng nhiều nhất là thang điểm XHTIMI và GUSTO. Thang điểm TIMI cũ dành cho NMCTST chênh lên và dựa trên mức độ giảm Hb để chia ra 3 mức độ: tối thiểu, nhẹ và nặng. Vì XH nội sọ là biến chứng đáng sợ nhất của điều trị chống HK, nó được xếp vào mức độ nặng. Thang điểm TIMI cải tiến sau này đã thêm vào BCXH có biểu hiện trên LS đi kèm với mức giảm Hb (Bảng 1). Thang điểm GUSTO cũng dành cho NMCTST chênh lên, và chỉ dựa trên BCLS. GUSTO chia ra 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng (Bảng 1).

b.           Cách xác định các BCXH (Capture of Bleeding Events):

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ XH là phương thức ghi nhận XH. Các nghiên cứu LS thường sử dụng các BC độc lập trên nguồn tư liệu để phát hiện những BC. Điều đó làm giảm sai số. Ngược lại, những nghiên cứu sổ bộ thường không điều chỉnh và chấp nhận việc sử dụng BC xác định. Điều đó đúng ở mục đích tiên phát là cải thiện chất lượng hơn là so sánh hiệu quả giữa các phương thức điều trị với nhau. Tỉ lệ XH ở những nghiên cứu LS cao hơn so với nghiên cứu sổ bộ, mặc dù NC sổ bộ bao gồm BN nguy cơ XH cao hơn. Ví dụ, trong nghiên cứu HORIZONS-MI, tỉ lệ của XH sau can thiệp PCI là 8.4% trên các BN NMCTSTCL đã trải qua can thiệp mạch vành qua da (PCI) được điều trị Heparin không phân đoạn và ức chế glycoprotein IIb/IIIa, trong khi đó tỉ lệ này trong những nghiên cứu sổ bộ trong National Cardiovascular Data Registry’s Cath-PCI xấp xỉ 4 -5%. Sự khác nhau này là do sự khác nhau về định nghĩa, cũng là do cách thức xác định XH và cách báo cáo.

Hiện nay, định nghĩa XH trong các thử nghiệm trên BN ACS và PCI đã kết hợp cả yếu tố LS và xét nghiệm để tăng độ mạnh cũng như giảm hạn chế của hai thang điểm TIMI và GUSTO. Một số thử nghiệm dùng thang điểm riêng của mình qua kết hợp các yếu tố của hai thang điểm trên, điều chỉnh các yếu tố cũ và thêm vào một số yếu tố mới (Bảng 1).

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua google bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP