Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3)
Ngày 09/05/2018 07:03 | Lượt xem: 1826

III. ĐÁNH GIÁ BN ĐQ KÈM THA

Ngoài việc đánh giá các vấn đề về thần kinh ( khám lâm sàng, đánh giá mức độ tổn thương thần kinh, mức độ rối loạn tim mạch và hô hấp, thời gian khởi phát và loại đột quỵ, CT hoặc MRI não..),  ở bệnh nhân có kèm THA cần phải đánh giá thêm các chỉ tiêu sau đây:

- Theo dõi HA liên tục :

  • Mỗi 5 phút cho trường hợp HA tâm trương > 140 mmHg.
  • Mỗi 20 phút cho trường hợp HA tâm trương > 110 mmHg.
  • Từ 1 g 3h cho trường hợp HA tâm trương < 110mmHg .

- Đánh giá nhanh :

  • Tiền sử bệnh ( có THA hay không )
  • Triệu chứng tim mạch, phổi, thận.
  • Tình trạng tưới máu các cơ quan.
  • Làm ngay các xét nghiệm thường quy, đông máu.
  • ECG và XQ phổi tại giường.

- Xác định yếu tố khởi phát gây tăng HA nếu có thể được (bỏ thuốc hạ áp, dùng thuốc làm tăng HA...).

- Thuốc HA đang dùng .

IV. ĐIỀU TRỊ:

IV.1. Các giai đoạn, căn cứ và nguyên tắc điều trị:

Dù còn những vấn đề chưa thống nhất, nhưng nhìn chung, các tài liệu và hướng dẫn đều thống nhất trong quan niệm điều trị THA ở bn ĐQ như sau:

- Các giai đoạn điều trị cao huyết áp ở bệnh nhân ĐQ :

  • Cấp tính:

- Trong vòng 7 ngày gồm: trong 24 giờ đầu, 24 - 48 giờ, và từ 48 giờ tới 7 ngày.

- Trong 24 giờ đầu, bn ĐQ thiếu máu có chỉ định dùng TSH (< 3 giờ cho đường tĩnh mạch và < 6 giờ cho đường động mạch, đã thực hiện tại Bệnh Viện Nhân Dân 115) phải điều trị hạ áp nếu HATT > 185 mmHg, trong khi bn không điều trị TSH chỉ hạ áp khi HATT > 220 mmHg. Với bn xuất huyết não điều trị hạ áp nếu HATT > 180 mmHg (bảng 1,2).

- Từ  24  đến  48 giơ,  cho phép bắt đầu dùng thuốc hạ áp đường uống nếu HATT>180 mmHg.

- Từ  48 giờ - 7 ngày, dùng thuốc hạ áp nếu HATT > 160mmHg.

  • Điều trị lâu dài: sau 7 ngày.

- Căn cứ để điều trị phải dựa trên:

  • Trị số HA lúc nhập viện và trong quá trình theo dõi.
  • Thời gian bị ĐQ.
  • Loại ĐQ
  • Biến chứng khác đi kèm (bệnh não do cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, phù phổi, bóc tách động mạch chủ, suy thận tiến triển..., trong trường hợp này, phải hạ HA khẩn trương hơn).
  • Có chỉ định dùng thuốc TSH ?
  • Tiền sử có bị cao huyết áp hay không?

- Nguyên tắc :

- Hạ huyết áp từ từ

- Sử dụng thuốc tác dụng ngắn (tĩnh mạch > uống)

- Bắt đầu bằng liều thấp và tăng dần

- Tránh sử dụng những thuốc làm giảm lưu lượng máu não (Propranolol, Metoprolol...) và các thuốc giãn mạch máu não (Nifedipine)

- Có hệ thống theo dõi huyết áp liên tục.

IV. 2. Các bằng chứng điều trị THA trong ĐQ cấp:

IV.2.1. BN  ĐQ thiếu máu cấp:

ĐQ thiếu máu do tắc động mạch dẫn tới giảm lưu lượng máu não tại chỗ tắc, phân thành vùng giảm nặng (lõi) và giảm vừa (vùng tranh tối) (15). Vùng tranh tối có thể còn sống trong vài giờ với mức lưu lượng máu não còn được duy trì qua tuần hoàn bàng hệ, tuy nhiên nó sẽ dễ bị tổn thương vĩnh viễn nếu HA giảm do suy khả năng tự điều hòa, đặc biệt nếu HA giảm nhanh. Ngược lại, trong các mô hình thực nghiệm thiếu máu não cục bộ và tái tưới máu, giảm HA làm giảm kích thước nhồi máu và di chứng. Trong nghiên cứu ĐQ quốc tế gồm 17.398 bn, bn với HA ban đầu cao hay thấp (liên quan hình chữ U) có tỷ lệ tử vong hay tàn phế cao hơn. Điều này một phần do tăng tỷ lệ tái phát sớm và tử vong do phù não ở bn với HA cao và tăng biến cố bệnh mạch vành ở bn với HA thấp (4). Các số liệu gần đây cho thấy HA dao động nhiều trong vài giờ đầu tiên ở bn ĐQ thiếu máu cấp có thể kết hợp với tăng nguy cơ tử vong 90 ngày (1,12,13).

Kết quả của thử nghiệm BEST (Low dose Beta Blockade in Acute Stroke) cho thấy tử vong cao hơn ở nhóm bn điều trị với chẹn b liều thấp bắt đầu trong vòng 48h khởi phát triệu chứng (1). Thử nghiệm INWEST (Intravenous Nimodipine West European Stroke Trial) trên 295 bn ĐQ /24 giờ ( 101 bn dùng liều nimodipine 1mg/h, 94 bn dùng liều 2mg/h, 100 bn chứng, truyền tĩnh mạch trong 5 ngày sau đó dùng đường uống 30mg- 4 lần /ngày), tuổi trên 40 cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa giữa sự giảm HATTr với Nimodipine và tình trạng thần kinh xấu đi. Bn với HATTR giảm > 20%  hay HATTr £ 60 mmHg có nguy cơ tử vong hay tàn phế cao hơn có ý nghĩa vào ngày thứ 21 (20).

Các số liệu mới chứng tỏ có thể hạn chế nguy cơ xấu cho bn nếu điều trị hạ áp thật khéo hay dùng các thuốc hạ áp đặc biệt. Nghiên cứu ACCESS (Acute Candesartan Cilexetil Evaluation in Stroke Survivors) đánh giá hiệu quả của Candesartan và chứng trên 5000 bn < 85 tuổi bị ĐQ thiếu máu cấp và tăng HA nặng (HA >200/110 mmHg) trong vòng 6 - 24h sau nhập viện hay ³ 180/105 mmHg lúc 24 - 36h. Mục đích giảm HA là 10 - 15% /24h. Nếu bn ở nhóm Candesartan còn THA sau 7 ngày, thì sẽ tăng liều hay thêm thuốc hạ áp  khác. Trong nhóm chứng, bn dùng Candesartan nếu HA còn tăng sau 7 ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong thấp hơn ở nhóm điều trị với Candesartan (2.9% so với 7.2%), và tỷ lệ biến cố mạch máu cũng thấp hơn (9.8% so với 18.7%). Tuy nhiên, tỷ lệ tàn phế sau 3 tháng tính theo thang điểm Barthel không khác nhau giữa 2 nhóm (21).

Trong phân tích hồi cứu bn THA từ nghiên cứu NINDS (National Institutes of Neurological Disorders and Stroke) sử dụng thuốc TSH (rtPA), những bn THA ở nhóm không dùng rtPA, được chia ngẫu nhiên dùng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch (labetalol và/hoặc Nitroprusside) hoặc chứng trong 24h đầu sau khởi phát triệu chứng. Kết quả cho thấy không có sự khác nhau về tỷ lệ tử vong hay di chứng thần kinh ở thời điểm 24h và 3 tháng giữa 2 nhóm (1).

Qua các nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng kết quả điều trị THA ở bn ĐQ thiếu máu cấp  rất khác nhau (không có lợi: BEST và INWEST; có lợi: ACCESS; không có hiệu quả: NINDS). Trong nghiên cứu ACCESS, HATT TB cao hơn ở nhóm bn trong nghiên cứu INWEST (196 so với 162 mmHg), và giá trị trong 2 ngày đầu cũng cao hơn (>150 so với <145 mmHg). Như vậy, điều trị THA trong ĐQ thiếu máu cấp còn nhiều điểm chưa thống nhất và thiếu bằng chứng từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

Vì thế, trong khi còn thiếu các bằng chứng lợi ích rõ ràng, cả Hội ĐQ Mỹ và Châu Âu đều thống nhất không điều trị hạ áp trừ khi HATT vượt quá  220 mmHg hay HATTr > 120 mmHg trong giai đoạn cấp.

IV.2.2 Bn ĐQ cấp được điều trị TSH:

AHR ở bn ĐQ thiếu máu được điều trị TSH thường thoáng qua và tự hết sau khi tái thông mạch(1,6). Tuy nhiên, THA trước khi điều trị TSH thường kết hợp với tăng nguy cơ xuất huyết não. Trong thử nghiệm AST (Australian Streptokinase Trial), HATT ban đầu > 165 mmHg dẫn tới làm tăng 25% nguy cơ xuất huyết não quan trọng ở bn ĐQ thiếu máu cấp điều trị bằng  Streptokinase. Trong nghiên cứu tiền cứu và hồi cứu số liệu từ 1.205 BN điều trị rtPA trong vòng 3h sau khởi phát ĐQ, HA tăng trước điều trị kết hợp với tăng tỷ lệ xuất huyết não. Nếu giảm HA trước điều trị 6%, sẽ giúp giảm tỷ lệ xuất huyết não 6% (1). Vì vậy, cả Hội ĐQ Mỹ và Châu Âu đều đề nghị giảm HA theo ngưỡng được đề nghị trong nghiên cứu NINDS (h5). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ phải dùng thuốc hạ áp trước khi dùng thuốc TSH là 9% và sau dùng thuốc TSH phải dùng thuốc hạ áp là 24%. Mức HA cần điều trị theo nghiên cứu là > 185/110 mmHg. Cần lưu ý là bn được điều trị với thuốc TSH thường có xu hướng giảm HA đột ngột hơn (khả năng do tái thông mạch). Do vậy, nên theo dõi sát HA trong những giờ đầu ở BN sau dùng TSH vì nguy cơ THA cấp tính chủ yếu trong 6h sau dùng thuốc cũng như phát hiện sớm những trường hợp giảm HA quá đột ngột. Nếu điều trị thích hợp, sẽ giảm được nguy cơ xuất huyết não.

Hình 5. Chỉ dẫn điều trị AHR ở bn  ĐQ và các loại ĐQ.
ALNS: áp lực nội sọ; CCP: áp lực tưới máu não; TM: tĩnh mạch; HATB: HA trung bình; HATT: HA tâm thu; ĐQTM: đột quỵ thiếu máu (1)

IV.2.3 BN xuất huyết não (XHN):

Khoảng 1/3 bn XHN có khối máu tụ tiếp tục phát triển (với hậu quả tử vong và di chứng) trong vài giờ đầu sau khởi phát triệu chứng. HATT > 200 mmHg kết hợp với tăng th? tích khối máu tụ và tăng tỷ lệ tử vong. THA nặng kéo dài cũng kết hợp với phù nề quanh khối máu tụ. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng giảm HA có thể dung nạp được vì giảm chuyển hóa và bảo vệ tính tự động ở vùng quanh máu tụ.

Nhiều nghiên cứu quan sát tiền cứu cho thấy sử dụng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch (Labetalol, Nitroprusside) để duy trì HA < 160/90 mmHg trong 24h đầu khởi phát triệu chứng giúp làm giảm tỷ lệ di chứng và tăng kích thước ổ máu tụ, đặc biệt trong 6h đầu. Sử dụng Nicardipine TTM/24h khởi phát triệu chứng để giảm và duy trì HATB < 130 mmHg cũng cho thấy dung nạp tốt và có hiệu quả làm giảm tổn thương thần kinh và giảm kích thước ổ máu tụ (21-28).

Đề nghị hiện nay của hộ ĐQ Mỹ và châu Âu là hạ HA ở bn XHN để duy trì HATT dưới  180 mmHg. Mục tiêu duy trì HATT khoảng 140 - 160 mmHg/24h đầu. Các nghiên  cứu tiếp theo đang được tiến hành để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của mức hạ áp thấp hơn (< 140 mmHg) trên tử vong và tổn thương thần kinh và tăng thể tích khối máu tụ.

IV.3. Thời điểm và chế độ điều trị:

IV.3.1. Điều trị trong 24 giờ đầu

- Khi có chỉ định điều trị, hạ áp phải rất thận trọng và đừng quên điều trị các nguyên nhân thứ phát gây THA. Mục đích là giảm 15 - 25% trong 2 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo mục tiêu HA cần đạt theo từng loại ĐQ.

- Vì chưa có số liệu ủng hộ bất kỳ thuốc điều trị hạ áp đặc biệt nào trong ĐQ cấp, nên các BS tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị và lựa chọn thuốc theo từng ca bệnh (theo bảng 1,2). Chỉ định theo dõi áp lực nội sọ (ICP) để điều chỉnh thuốc hạ áp là khi bn có nghi ngờ tăng ICP, ý thức xấu, lệch đường giữa hay dấu hiệu chèn ép hệ thống thần kinh trên CT não.

IV.3.2. Điều trị từ 24-48 giờ đầu

- Sau 24h, có thể sử dụng thuốc hạ áp dựa theo nghiên cứu ACESS. Mục tiêu HA là #170-180/110-100mmHg đối với người có cao huyết áp mãn tính và #160/100mmHg đối với người không có tiền sử cao huyết áp .

- Thời gian dùng lại, lựa chọn thuốc phụ thuộc vào tình trạng thần kinh,  cơ chế ĐQ, khả năng nuốt của bn, và tình trạng bệnh kết hợp. Hầu hết bn ĐQ nhẹ và trung bình có điều trị thuốc THA trước đột quỵ có thể dùng lại 24h sau khởi phát ĐQ.

IV.3.3 Điều trị THA  từ 48 giờ - 7 ngày

Khoảng 50% bn ĐQ  nhập viện trong khi vẫn đang uống thuốc hạ áp đều đặn. Ngưng đột ngột thuốc hạ áp có thể dẫn tới gia tăng hoạt tính giao cảm, THA dội ngược (rebound hypertension), và tăng biến cố tim mạch ở bn kèm bệnh mạch vành đang dùng chẹn b hay sử dụng liều cao thuốc hạ áp tác dụng qua thần kinh trung ương. Trong các nghiên cứu ở bn không bị ĐQ, ngưng ngắn hạn thuốc hạ áp có thể làm THA nhưng tỷ lệ biến cố tim mạch thấp. Trong các thử nghiệm nhỏ ngẫu nhiên cho thấy không có sự khác biệt về tử vong hay tàn phế ở bn ĐQ thiếu máu cục bộ trong 72h sau khởi phát triệu chứng. Việc quyết định tiếp tục hay ngưng thuốc hạ áp phải dựa trên từng bn sao cho tránh tụt HA quá mức và thiếu máu cục bộ cơ tim. Khi quyết định điều trị, cần giảm liều thuốc đang dùng trước đây hay chuyển sang thuốc uống khác tác dụng ngắn trước, sau đó chỉnh liều và thuốc cho phù hợp. Các tài liệu thống nhất rằng HA nên duy trì ở mức vừa phải (140 - 160) cho đến khi thần kinh ổn định.

IV.3.4. Điều trị dài hạn sau đợt cấp (29-32)

- ĐQ tái phát là vấn đề thường gặp trong lâm sàng và cần phải dự phòng tốt cho bn để tránh tái phát. Các yếu tố nguy cơ cao cho ĐQ tái phát bao gồm: THA, đái tháo đường, ĐQ nhiều lần, tàn phế sau ĐQ, xơ vữa động mạch lớn, rung nhĩ, suy tim... Để dự phòng ĐQ tái phát, cần hướng dẫn bn thay đổi lối sống, tham gia chương trình phục hồi chức năng, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, statin, kháng đông khi có chỉ định, điều trị hẹp động mạch cảnh, và điều trị các yếu tố nguy cơ khác... Trong phần này chỉ đề cập đến điều trị THA sau ĐQ.

- Có nhiều bằng chứng ủng hộ điều trị THA để dự phòng ĐQ tái phát. Trong một tổng quan 7 thử nghiệm lâm sàng trên 15.000 bn có tiền sử ĐQ, điều trị hạ áp làm giảm nguy cơ ĐQ, ĐQ không tử vong, nhồi máu cơ tim, và biến cố mạch máu toàn bộ nhưng không giảm tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.

- Thử nghiệm PROGRESS nghiên cứu 6.105 bn có hoặc không THA sau ĐQ để xác định hiệu quả và độ an toàn của hạ áp ở nhóm BN này. Sau 4 năm theo dõi, BN với chế độ điều trị lợi tiểu (indapamid 2,5mg/ngày) và ức chế men chuyển (perindopril 4mg/ngày) làm giảm HA 12/5 mmHg và làm giảm ĐQ tái phát 43%.

- Hiện nay hầu hết các hướng dẫn đề nghị duy trì HA < 140/90 mmHg cho bn sau ĐQ. Mặc dù khi HA > 115/75 mmHg là tăng nguy cơ ĐQ, nhưng số liệu điều trị cho bn sau ĐQ với HA < 130/80 mmHg còn chưa đủ. Số liệu và lợi ích có được là dành cho nhóm bn có HA > 130/80 mmHg. Do vậy đề nghị hiện nay là chỉ điều trị hạ áp khi HA > 130/80 mmHg và giảm HA ít nhất 10/5 mmHg. Ngoài ra cũng cần lưu ý ở bn có hẹp động mạch cảnh có ý nghĩa (đặc biệt 2 bên), phải hạ HA rất từ từ và không để quá thấp.

V. Kết luận

- Cần phải có chiến lược điều trị khác nhau cho AHR ở các phân nhóm ĐQ khác nhau. Do vậy, chẩn đoán sớm ĐQ là yếu tố quan trọng cho lựa chọn quyết định điều trị thích hợp. Điều trị THA trong ĐQ cấp còn những điểm chưa thống nhất vì thiếu bằng chứng thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Không được giảm HA quá mức trong giai đoạn cấp. Đối với bn có chỉ định dùng TSH, hạ HA trước sử dụng là yếu tố quan trọng giảm biến chứng XHN.

- Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để chứng minh lợi ích điều trị AHR ở bn ĐQ và xác định thuốc nào là có hiệu quả. Cần phát triển các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tại giường để cho phép đánh giá lưu lượng máu não và chuyển hóa tại chỗ để có chiến lược và sử dụng thuốc hạ áp hiệu quả trên các trường hợp bệnh khác nhau.

- Đề nghị hiện nay chủ yếu dựa trên quan điểm của chuyên gia và các nguyên tắc chung được xác định dựa trên các nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm lâm sàng nhỏ. Với các nghiên cứu lâm sàng đang được tiến hành trong 5 năm tới, hy vọng các đề nghị điều trị THA ở bn ĐQ cấp sẽ dựa trên các bằng chứng khoa học tốt hơn.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua google bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua twitter bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua MySpace bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua icio bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua digg bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Đáp ứng tăng huyết áp cấp tính ở bệnh nhân đột quỵ: Sinh lý bệnh và điều trị (P.3)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP