Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4)
Ngày 21/09/2016 03:51 | Lượt xem: 1562

III. BIẾN THIÊN NỒNG ĐỘ BNP VÀ NT-proBNP TRONG TỪNG BỆNH NHÂN

Việc đo nồng độ BNP và NT-proBNP lập đi lập lại có giá trị tiên lượng và theo dõi trong điều trị suy tim rất cao như là các dấu ấn của nguy cơ, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự biến thiên đáng kể giữa các lần đo BNP hoặc NT-proBNP, thậm chí ngay cả với các trường hợp ổn định về mặt lâm sàng. 

Sự biến thiên ngay trong một bệnh nhân khi đo tại các thời điểm khác nhau do hai nguyên nhân: tùy thuộc vào kỹ thuật xét nghiệm và biến thiên về huyết động, thần kinh của bệnh nhân.

Nồng độ của mỗi peptide natri lợi niệu đo nhiều lần cho phép theo dõi và định hướng điều trị, nên sự biến thiên trên mỗi bệnh nhân có lâm sàng suy tim ổn định cần được hạ thấp đủ để các thay đổi phản ánh các biến đổi xác thực về tình trạng tim.

Các nghiên cứu về sự thay đổi của các mức nồng độ BNP và NT-proBNP đo nhiều lần được thiết kế dưới dạng đoàn hệ cho cả các trường hợp bình thường lẫn suy tim ổn định về mặt lâm sàng. Để đánh giá sự biến thiên của nồng độ BNP và NT-proBNP trên những bệnh nhân suy tim ổn định, tác giả Bruins nghiên cứu 43 bệnh nhân suy tim ổn định với phân suất tống máu thất trái < 40% tại khoa Tim mạch, bệnh viện Groningren-Hà Lan. Mỗi bệnh nhân được lấy 15 mẫu máu trong 6 tuần nghiên cứu : 6 mẫu máu được lấy trong ngày thứ nhất (mỗi mẫu cách nhau 2 giờ) khi bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu để khảo sát sự biến thiên nồng độ peptide natri lợi niệu trong cùng 1 ngày. Để khảo sát sự biến thiên nồng độ peptide natri lợi niệu trong từng ngày: 5 mẫu máu tiếp theo được lấy mỗi ngày trong tuần thứ nhất. Cuối cùng mỗi bệnh nhân được lấy máu mỗi tuần một lần từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 (cùng một ngày trong tuần) để khảo sát sự biến thiên nồng độ peptide natri lợi niệu từng tuần. Kết quả cho thấy sự biến thiên trong một ngày, các ngày liên tiếp và giữa các tuần liên tiếp của BNP là 12%, 27%, 41%; của NT-proBNP là 9%, 20% và 35%.

Nghiên cứu của Schou và cộng sự tại bệnh viện trường đại học Fredeiksberg - Đan Mạch trên 20 bệnh nhân suy tim ổn định cho thấy sự biến thiên nồng độ BNP và NT-proBNP của từng bệnh nhân các tuần liên tiếp là 15% (BNP) và 8% (NT-proBNP) và hệ số biến thiên phân tích là 3% đối với nồng độ BNP và 1% đối với nồng độ NT-proBNP. Tác giả Morten Schou nhận thấy sự biến thiên nồng độ BNP và NT-proBNP trên những bệnh nhân suy tim ổn định rất thấp, do đó các nồng độ peptide natri lợi niệu này có thể sử dụng để theo dõi tiến triển bệnh lý suy tim được.

Cortes và cộng sự nghiên cứu trên 74 bệnh nhân suy tim ổn định tại Tây Ban Nha trong 2 năm. Tác giả Corets nhận thấy trên những bệnh nhân suy tim ổn định thì nồng độ BNP và NT-proBNP biến thiên không nhiều; có sự tương quan  chặt giữa biến thiên nồng độ BNP và NT-proBNP trong huyết tương và trong nước tiểu. Nếu nồng độ các peptide natri lợi niệu này biến thiên nhiều hơn 22% trong máu và 7% trong nước tiểu trong 12 tháng theo dõi và biến thiên nhiều hơn 25% trong máu và 9% trong nước tiểu trong 24 tháng theo dõi thì đã có sự thay đổi sinh lý bệnh đối với suy tim chứ không phải sinh lý bình thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng độ biến thiên nồng độ BNP và NT-proBNP tùy thuộc vào nồng độ ban đầu của các peptide natri lợi niệu này. Trên những bệnh nhân suy tim ổn định, khi nồng độ ban đầu của  BNP và NT-proBNP cao thì độ biến thiên nồng độ do bản thân sinh học bệnh nhân, do khác biệt về xét nghiệm sẽ thấp. Đối với NT-proBNP, nếu nồng độ > 1000 pg/mL thì độ biến thiên nồng độ < 10% ở những bệnh nhân thật sự ổn định.

Những kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên cho thấy độ biến thiên nồng độ BNP và NT-proBNP của các bệnh nhân suy tim ổn định khi lấy các mẫu máu khác nhau rất thấp và điều này cho phép có thể sử dụng các peptide natri lợi niệu này để theo dõi sự tiến triển bệnh lý suy tim.

Sự biến thiên nồng độ BNP và NT-proBNP trên những bệnh nhân suy tim ổn định một phần do kỹ thuật xét nghiệm  và một phần do thay đổi sinh hóa học trong cơ thể bệnh nhân. Kỹ thuật xét nghiệm tạo nên sự khác biệt rất nhỏ về nồng độ BNP và NT-proBNP trên cùng một bệnh nhân suy tim, phần lớn sự biến thiên nồng độ này là do sự thay đổi sinh lý, sinh học trong bệnh nhân. Trên cùng một bệnh nhân, dù cho có suy tim ổn định, thì huyết động học của bệnh nhân luôn thay đổi kéo theo sự thay đổi về áp lực đổ đầy thất và nhĩ, sự thay đổi hệ thần kinh - hóc môn như angiotensin II, endothelin, norepinephrine, dẫn đến thay đổi sự bài tiết các peptide natri lợi niệu.

IV. KẾT LUẬN

Nhiều nghiên cứu đã chứng  minh được rằng BNP và NT-proBNP không những là dấu ấn sinh học giúp chẩn đoán suy tim mà còn giúp theo dõi điều trị suy tim. Nồng độ các peptide natri lợi niệu này trong máu phản ánh độ nặng của bệnh lý suy tim và có giá trị tiên lượng tử vong và biến cố tim mạch. Đo nồng độ BNP và NT-proBNP nhiều lần trong quá trình điều trị trong bệnh viện hoặc trên bệnh nhân ngoại trú giúp biết được sự đáp ứng điều trị  so với chỉ đo một mẫu duy nhất. Sự biến thiên nồng độ của BNP và NT-proBNP trên cùng một bệnh nhân suy tim ổn định rất nhỏ và không làm ảnh hưởng đến quá trình theo dõi bệnh. Nếu nồng độ NT-proBNP thay đổi nhiều hơn 20% so với nồng độ đo trước đo là yếu tố chỉ điểm sự thay đổi tình trạng bệnh : > 20% suy tim nặng hơn, < 20% bệnh tiến triển tốt hơn. Nồng độ BNP và NT-proBNP giảm đi khi điều trị hiệu quả với lợi tiểu, thuốc dãn mạch và thuốc ức chế thụ thể beta. Nồng độ các peptide natri lợi niệu này sau điều trị cho biết tiên lượng tử vong và biến cố tim mạch, đồng thời còn cho các bác sỹ lâm sàng biết có cần tăng liều thuốc để việc điều trị có thể đạt mức tốt hơn không. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng nồng độ BNP và NT-proBNP để hướng dẫn điều trị: tăng dần liều lợi tiểu, dãn mạch, thuốc ức chế thụ thể beta làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tái nhập viện do suy tim so với điều trị suy tim chỉ dựa và triệu chứng lâm sàng. Như vậy đo nhiều lần nồng độ BNP và NT-proBNP trong quá trình điều trị suy tim giúp theo dõi quá trình điều trị, xác định nguy cơ tử vong, suy tim nặng hơn và biến cố tim mạch trong tương lai và quan trọng nhất là có thể hướng dẫn việc sử dụng thuốc tối ưu  nhất cho điều trị suy tim.

Theo cardionet.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua google bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua twitter bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua MySpace bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua icio bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua digg bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua yahoo bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua yahoo bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua yahoo bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4) Chia sẽ qua yahoo bài: Peptide Natri lợi niệu trong theo dõi bệnh nhân suy tim mạn (P.4)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP