Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1)
Ngày 23/09/2016 08:26 | Lượt xem: 1529

Trong những thập niên qua, nhờ những tiến bộ của kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng năng lượng tần số radio và các dạng năng lượng khác trong việc loại bỏ (ablation) các đường dẫn truyền và các ổ gây ra loạn nhịp trong đó có các đường dẫn truyền phụ (accessory pathway: AP) cũng như trong việc đưa ra các thuật toán nhằm xác định vị trí các đường phụ dẫn truyền nhĩ thất… việc điều trị rối loạn nhịp đã đạt được những bước tiến lớn và dần khẳng định hình thành một phân ngành trong điều trị rối loạn nhịp là can thiệp điện sinh lý tim.

Để góp phần hiểu rõ hơn về can thiệp điện sinh lý tim nói chung và can thiệp điện sinh lý với các đường dẫn truyền phụ, chúng tôi muốn trình bày một loạt các vấn đề có liên quan một cách hệ thống đến chủ đề này nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng chuẩn bị cho bệnh nhân có đường dẫn truyền phụ lựa chọn điều trị khác nhau, bao gồm loại bỏ bằng năng lượng tần số radio, điều trị nội khoa, hoặc theo dõi. Trong chủ đề này chúng tôi nêu về đặc điểm giải phẫu, điện sinh lý và cách định khu vị trí đường phụ.

Thuật ngữ

Dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất thường qua nút nhĩ thất (AV) - hệ thống His- Purkinje. Bệnh nhân có hội chứng kích thích sớm có đường thêm vào hoặc thay thế, được gọi là đường dẫn truyền phụ, kết nối trực tiếp tâm nhĩ và tâm thất và nối tắt nút nhĩ thất. Dẫn AV thông qua đường phụ (thường là kết nối AV trực tiếp) gây ra hoạt động của tâm thất sớm hơn so với xung động truyền qua nút nhĩ thất; do đó gọi là kích thích sớm.

Đường phụ là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc là "đường" nối tắt nút AV đi vào hệ thống dẫn truyền chuyên biệt (ví dụ, bó His, nhánh phải hoặc trái hoặc một trong các bó), hoặc "kết nối" tắt qua nút nhĩ thất và kết thúc trực tiếp trong cơ tim. Tên khác có thể được sử dụng bao gồm đường, kết nối hoặc bó bất thường AV, đường phụ nối tắt AV.

Vào những thời gian khác nhau, các vị trí chuyên biệt bắt đầu và kết thúc được sử dụng. Các mẫu bao gồm nối đường phụ nhĩ thất, đường dẫn hoặc đường nối nhĩ His, hoặc đường hoặc nối nhĩ bó (bảng 1).

Kích thích sớm qua bó nối tắt AV, bó Kent, tạo ra một mô hình điện tâm đồ được Wolff, Parkinson, và White mô tả vào năm 1930. Các thuật ngữ kích thích sớm và hội chứng Wolff -Parkinson-White (WPW) thường được sử dụng thay thế cho nhau mặc dù có những hình thức kích thích sớm khác nhau. Các mô hình điện tâm đồ của WPW nên được phân biệt với "hội chứng WPW," do các bệnh nhân với các biểu hiện sau này có cả hai mẫu điện tâm đồ kích thích sớm và nhịp nhanh kích phát.

Chủ đề này sẽ xem xét giải phẫu và đặc tính điện sinh lý của đường phụ. Các vấn đề liên quan kích hoạt không đồng bộ, loạn nhịp tim liên quan đến WPW và các phương pháp điều trị bằng thuốc và không dược lý của bệnh nhân mắc hội chứng này sẽ được trình bày trong các bài viết tiếp theo.

Xem xét giải phẫu- Có một số loại của các đường phụ (hình 1 và bảng 1):

Hình 1.Sơ đồ thể hiện vị trí giải phẫu của các đường phụ khi chúng đi qua tiếp giáp nhĩ thất.

Số các đường phụ AV gây ra hội chứng kích thích sớm đã được xác định. Sợi cơ nhĩ thất (AV) (AV fiber: AVF) còn gọi là bó Kent, đi qua vòng AV và chịu trách nhiệm cho hầu hết các trường hợp hội chứng Wolff-Parkinson-White. Các đường được để nghị chịu trách nhiệm cho hội chứng Lown-Ganong-Levine hoặc dẫn truyền nút AV gia tăng (enhanced AV nodal conduction) bao gồm bó tắt nội nút (intranodal bypass tract: INBT) và các bó nhĩ nút (atrionodal tracts: ANT), cũng được biết như các sợi James. Theo kinh điển, bệnh căn cho nhịp nhanh do sợi Mahaim được cho do từ các sợi nút thất (nodoventricular: NVF) và sợi bó thất (fasciculoventricular: FVF). Tuy nhiên, bệnh căn thật sự lại giống như sợi nhĩ bó (atriofascicular fiber: AFF) nẩy sinh từ nhĩ phải sát với vòng, đưa vào phần mỏm của thất phải sát với nhánh bó của nhánh bó phải.

● Con đường cổ điển là bó nối tắt AV hoặc bó Kent trong WPW nối trực tiếp nhĩ và cơ tâm thất, tắt qua Nút AV / hệ thống His Purkinje. 

● Các sợi James, các bó nhĩ nút, nối tâm nhĩ đến phần xa của nút hoặc nút AV phần chính (phần mật độ cao như trong "hội chứng Lown - Ganong - Levine và tăng cường sự dẫn truyền nhĩ thất nút ")

● Các sợi Brechenmacher (các bó nhĩ His) kết nối tâm nhĩ đến bó His.

● Các loại bó bó His, còn được gọi là sợi Mahaim, kết nối tâm nhĩ (đường nhĩ bó), nút nhĩ thất (các đường nút bó) hoặc bó His ( bó thất) đến các sợi xa của Purkinje hoặc cơ tim thất.

Giải phẫu tổng thể các đường phụ AV nên được xem xét trong hai bình diện ở mức độ nằm ngang và song song với đường rãnh AV và theo chiều dọc vuông góc với rãnh AV.

Bảng 1. Các thuật ngữ dùng trong kích thích sớm.

 

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua google bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Một số điểm cơ bản về đường dẫn truyền phụ trong hội chứng kích thích sớm (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP