Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1)
Ngày 08/10/2016 07:54 | Lượt xem: 2913

I. MỞ ĐẦU

Các thử nghiệm lâm sàng (TNLS) ngẫu nhiên đã chứng minh rằng các thuốc chẹn beta giúp cải thiện triệu chứng, giảm nhập viện và tăng sống còn ở bệnh nhân (BN) suy tim (ST) với EF giảm. Do vậy các thuốc chẹn bêta là điều trị nền tảng cho nhóm BN này

Gần đây Ivabradine, thuốc ức chế kênh If chuyên biệt cũng được chứng minh làm giảm tỷ lệ nhập viên và tử vong do ST trênBN ST EF giảm có nhịp xoang >70 lần/phút dù đang điều trị chẹn β liều tối ưu dung nạp được.

Vậy vấn đề sử dụng các thuốc này trong điều trị ST EF giảm như thế nào hiện nay, đặc biệt khi dùng phối hợp? Bài viết này nhằm thảo luận các vấn đề dùng chẹn β và Ivabradine trong điều trị ST EF giảm hiện nay sau khi cập nhật các hướng dẫn mới nhất về ST của Hội tim mạch Mỹ và châu Âu.

II. LÝ DO SỬ DỤNG

1.      Tần số tim  như là mục đích điều trị

Tần số tim tăng kết hợp với tiên lượng tim mạch xấu. Tần số tim tăng một phần phản ánh tăng hoạt tính hệ thần kinh giao cảm và giảm hoạt tính phó giao cảm. Đó là cơ chế tự bù trừ hormone trong ST. Tăng nồng độ norepinephine là dấu ấn chứng tỏ khả năng sống sót kém ở những BN này. Hiệu quả của thuốc ivabradine, thuốc tác động đơn thuần giảm tần số tim, làm giảm biến cố tim mạch ở BN chứng tỏ rằng tần số tăng là yếu tố tiên lượng xấu ở BN STEF giảm. Tăng tần số tim làm tăng nhu cầu oxy cơ tim và tăng lực xé, cũng như làm giảm tưới máu cơ tim. Chính vì vậy trong điều trị ST làm giảm tần số tim tới mức thích hợp là mục đích của điều trị (hình 1).

2.      Hiệu quả của các thuốc làm giảm tần số tim:

Các thuốc làm giảm tần số tim có hiệu quả khác nhau lên ST. Trong khi một số thuốc làm giảm tần số tim là có lợi ở BN ST EF giảm, một số thuốc khác lại cho hiệu quả khác nhau lên tiên lượng BN ST EF giảm (bảng 1).

Hình 1. Liên quan giữa TS tim và TV ở BN ST

Bảng 1. Cơ chế tác động và chỉ định các thuốc làm chậm nhịp tim trong ST mạn 

Chẹn β và ivabradine  đều làm giảm tần số tim và cải thiện tiên lượng BN ST và EF giảm nhưng 2 thuốc này có cơ chế tác dụng khác nhau. Cả hai thuốc đều có bằng chứng lợi ích lâm sàng liên quan với giảm tần số tim, dù chẹn β có thể có thêm nhiều hiệu quả khác (phần dưới)

            Digoxin, thuốc có tác động chống giao cảm và hoạt hoá phó giao cảm dẫn tới có thể giảm tần số tim ở BN ST và EF giảm nhịp xoang, tuy nhiên chưa có bằng chứng chứng tỏ thay đổi tần số tim mang lại lợi ích lâm sàng. Ở BN ST và EF giảm, digoxin giảm nguy cơ nhập viện doST. Vì digoxin có nhiều tác động lên chức năng tim mạch và hoạt tính thần kinh, nên còn chưa chắc hiệu quả lâm sàng của thuốc có liên quan đến giảm tần số tim hay không.

Thuốc ức chế kênh calci nondihydropyridine (diltiazem và verapamil) có hiệu quả ức chế co bóp cơ tim và giảm tầnsố tim ở BN nhịp xoang hay rung nhĩ nhưng không có lợi ích ở BN ST và EF giảm. Vì vậy các thuốc này không được sử dụng ở BN ST và EF giảm.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua google bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Sử dụng Beta Blocker và Ivabradine trong điều trị suy tim EF giảm (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP