LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1)
Ngày 13/10/2016 09:45 | Lượt xem: 1462

I. CÁC NGUYÊN LÝ LÃO HÓA CỦA HỆ TIM MẠCH

Quá trình lão hóa bắt đầu sau khi trưởng thành, rồi liên tục biến đổi thoái hóa, phục hồi và sự biến đổi bù trừ này tiếp diễn theo thời gian.

Quá trình lão hóa bắt đầu sau khi trưởng thành, rồi liên tục biến đổi thoái hóa, phục hồi và sự biến đổi bù trừ này tiếp diễn theo thời gian, cuối cùng dẫn tới giảm khả năng phục hồi, dễ bị tổn thương đặc biệt tăng khả năng mắc bệnh; hậu quả là làm giảm tuổi thọ. Điều quan trọng là lão hóa không gây bệnh tật; tuy nhiên nó làm hạ thấp ngưỡng cho sự phát triển bệnh và làm nặng thêm hậu quả khi bệnh xuất hiện. Một trong những đặc điểm ở người cao tuổi là tính dễ tổn thương đối với những thay đổi bên trong và bên ngoài, được gọi là sự hẹp nội môi (homeostenosis).

Hệ thống tim mạch cũng mang những đặc điểm này, đặc biệt đối với người cao tuổi sống ở các quốc gia phát triển. Ở các đối tượng này, việc tầm soát các bệnh lâm sàng và dưới lâm sàng đặc biệt quan trọng, nhất là xơ vữa động mạch, cũng như các yếu tố văn hóa và môi trường có thể gây ra hậu quả tương tự quá trình lão hóa.

Trong một vài nghiên cứu về lão hóa trước đây, những người có bệnh lâm sàng và dưới lâm sàng không được loại trừ và điều này dẫn đến đánh giá quá mức hậu quả của lão hóa trên hệ tim mạch. Xơ vữa động mạch vành lưu hành cao ở các nước phương Tây và có ảnh hưởng đáng kể trên chức năng tim mạch, tuy nhiên bệnh lý quan trọng này có thể bị bỏ sót. Tăng huyết áp thì thường gặp hơn. Vì vậy, việc tầm soát hai bệnh phổ biến này là quan trọng để tách biệt giữa lão hóa và bệnh lý.

Thêm vào đó, sự giảm hoạt động thể lực làm nặng thêm hậu quả của các bệnh dưới lâm sàng. Nhiều người già cũng ít vận động và càng cao tuổi có khuynh hướng ngồi một chỗ. Một yếu tố quan trọng nữa là béo phì. Mô mỡ tạo ra do lượng calori dư thừa có ảnh hưởng quan trọng lên hầu hết các hệ thống sinh lý bao gồm cả hệ tim mạch và béo phì gia tăng đáng kể theo tuổi. Vì vậy, những thay đổi ở người cao tuổi phản ánh sự kết hợp của nhiều yếu tố như lối sống, bệnh lý và sinh học lão hóa. Tuy nhiên, nếu nhận biết được các thay đổi quan trọng của quá trình lão hóa bình thường sẽ giúp chúng ta tránh được các sai sót thường gặp trong chẩn đoán và điều trị.

2. SỰ LÃO HÓA CỦA MẠCH MÁU

2.1 Thay đổi cấu trúc mạch máu do lão hóa

Ở người cao tuổi, động mạch chủ gia tăng độ cứng do sự biến đổi của một số siêu cấu trúc. Lượng elastin suy giảm; bị phân đoạn ở lớp áo giữa và áo trong, có lẽ do sự hoạt hóa không tương hợp của chất nền metalloproteinase. Lớp áo giữa cũng bị vôi hóa. Lượng collagen gia tăng; đồng thời tăng liên kết chéo làm cho chất nền trở nên cứng, đặc biệt ở lớp dưới nội mạc.

Ở những vùng biến đổi, hình dạng và kích thước tế bào nội mạc bất thường kèm theo sự chết tế bào cao. Ở những vùng này, được cho là xảy ra sự lão hóa tế bào. Đường kính lòng động mạch chủ tăng theo tuổi, cũng như chiều dài và sự dày thành mạch. Do động mạch chủ được cố định ở đoạn gần và xa, sự tăng chiều dài gây giãn, ngoằn ngoèo và lệch phải thường thấy trên X- quang ngực ở người cao tuổi (hình 1).

Việc tân sinh mạch máu (đáp ứng với thiếu máu cục bộ và những tín hiệu hóa học) bị rối loạn ở những mạch máu lão hóa. Sự tăng sinh tế bào cơ trơn không suy giảm nhưng sự tăng sinh tế bào nội mạc bị rối loạn.

Hình 1. Cung động mạch chủ giãn và lệch phải.

(nguồn: allbleedingstops.blogspot.com)

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trí

www.hoilaokhoatphcm.com

Print Chia sẽ qua facebook bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua google bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua icio bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua digg bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP