LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5)
Ngày 19/10/2016 08:07 | Lượt xem: 1457

Tóm lại:

Đặc điểm hình thái học của tim thay đổi theo tuổi. Đặc biệt ở các buồng tim: rút ngắn đường kính trục dọc, giảm nhẹ đường kính tâm thu và tâm trương thất trái, gốc động mạch chủ giãn và lệch phải, và giãn nhĩ trái. Những thay đổi này, cùng với vôi hóa nhẹ vòng van động mạch chủ và van 2 lá là những đặc điểm giúp phát hiện nhóm người cao tuổi trong lúc đọc siêu âm tim mù.

3.3. Những thay đổi chức năng tim lúc nghỉ

Hầu hết các nghiên cứu chức năng tim lúc nghỉ cho thấy không có sự thay đổi lớn về lưu lượng tim, thể tích nhát bóp, nhịp tim và phân suất tống máu cũng như tăng nhẹ đến trung bình áp lực mạch hệ thống và động mạch phổi. Hậu quả gây tăng hậu tải thất trái và thất phải.

3.3.1 Nhịp tim

Không thay đổi nhịp tim lúc nghỉ nhưng giảm nhịp tối đa đáp ứng với vận động, có thể ước tính theo công thức đơn giản. Ở nam, (220 - tuổi) dự đoán nhịp tim tối đa đối với test vận động. Ở nữ, nhịp tim đỉnh thấp hơn nên nhân 0,85.

Giảm đáp ứng đối với các chất hướng giao cảm. Sử dụng Isoproterenol cùng một liều ở người trẻ và người già, đối với liều gây tăng 25 nhịp/phút ở người trẻ thì chỉ tăng 10 nhịp hoặc ít hơn ở người cao tuổi.

Giảm nhịp tối đa là thay đổi sinh học tiên phát do tuổi, không phải hậu quả thứ phát của giảm hoạt động. Cũng không phải do thiếu kích thích giao cảm vì nồng độ norepinephine và epinephrine lúc nghỉ tăng ở người cao tuổi bình thường. Hơn nữa, stress hoặc gắng sức làm catecholamines tăng hơn so với người trẻ ở cùng mức kích thích đó.

Tần suất ngoại tâm thu nhĩ đạt 88% trên monitor theo dõi 24 giờ. Với test vận động, ngoại tâm thu thất xảy ra ở hơn một nửa những người trên 80 tuổi. Vì vậy, việc tăng các nhịp nhĩ và thất vô căn được cho là quá trình lão hóa bình thường.

3.3.2 Chức năng tâm trương

Nhiều nghiên cứu đoàn hệ, bao gồm nghiên cứu Framingham và CHS, đều đồng thuận cho rằng sự đổ đầy tâm trương thất trái thay đổi có ý nghĩa ở người lão hóa bình thường. Doppler xung dòng chảy qua van 2 lá thì tâm trương thấy giảm vận tốc sóng E, tăng vận tốc sóng A và giảm tỉ lệ E/A. Klein và cs báo cáo thêm giảm thời gian đổ đầy nhanh và giãn đồng thể tích. Những thay đổi tương tự xảy ra ở dòng tĩnh mạch phổi, tăng vận tốc dòng tâm thu đỉnh, giảm vận tốc dòng tâm trương. Những chỉ số tâm trương này có thể là thay đổi sớm của nhiều bệnh lý thường gặp và không được nhận biết ở người cao tuổi. Vì vậy phải đặt câu hỏi, nó là thứ phát của bệnh tim mạch hay độc lập?.

Trong nghiên cứu CHS những người 65-100 tuổi, không bệnh tim mạch kèm theo, giới hạn trên và dưới ở khoảng tin cậy 95% của tỷ lệ E/A là 0,65 - 1,45 ở nữ và 0,64 - 1,56 ở nam. Kết quả tương tự ở nghiên cứu Framingham. Vì vậy, ở người cao tuổi ngoài giới hạn này được xem là bất thường, bất kể tuổi. Dạng đổ đầy thất trái cũng giúp ích trong chẩn đoán. Kiểu hạn chế và giả bình thường dễ phân biệt so với dạng bình thường và đặc hiệu cho bệnh khi thấy ở người cao tuổi.

Sự co và giãn của cơ tim thay đổi. Bình thường sự co giãn cơ tim được quyết định bởi dòng canxi. Khi co, một lượng canxi vào tế bào qua kênh canxi týp L chậm, kích thích phóng thích lượng canxi gấp 10-20 lần từ lưới cơ tương. Sự giãn chủ động bao gồm tái hấp thu canxi bởi lưới cơ tương, sự trao đổi Na - Ca và kênh canxi ở màng bao cơ. Tim người cao tuổi, sự tái hấp thu canxi giảm do số lượng bơm Canxi ATPase ở lưới cơ tương giảm. Điều này làm chậm sự giãn cơ và giảm phóng thích canxi cho chu kỳ co kế tiếp.

Tầm quan trọng của những thay đổi đổ đầy tâm trương liên quan đến tuổi vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tiếng gallop nhĩ (S4) bình thường nghe được ở người trên 75 tuổi, thể hiện sự góp phần của thu nhĩ vào đổ đầy thất. Sự tạo thành và phóng thích BNP (Brain Natriuretic Peptide) từ thất tăng nhẹ theo tuổi, có thể phản ánh sự thay đổi chức năng tâm trương do tuổi hoặc giảm sự thải của thận đối với peptide này. Sự thay đổi đổ đầy tâm trương đóng vai trò quan trọng trong giảm khả năng vận động ở người cao tuổi, giảm ngưỡng biểu hiện suy tim tâm trương và tiên lượng xấu hơn khi có suy tim ở người cao tuổi.

3.3.3 Chức năng tâm thu

Ở người khỏe mạnh, sự co bóp thất trái (đánh giá qua phân suất tống máu, phân suất rút ngắn và vận tốc trung bình…) liên quan đến tuổi nhìn chung thay đổi không đáng kể. Các bất thường vận động vùng ở người cao tuổi đều là bệnh lý. Trong nghiên cứu CHS, tần suất các bất thường vận động vùng (không có tiền sử và triệu chứng bệnh mạch vành) ở nữ là 0,4% và nam là 0,5%.

Sự co và giãn thất trái ở người cao tuổi không đồng bộ. Có những vùng của tim bắt đầu giãn trong khi những vùng khác vẫn còn co. Bởi vì áp lực thất trái phải thấp trước khi đổ đầy bắt đầu, vì vậy sự co kéo dài này làm rút ngắn thời gian đổ đầy thất trái. Dòng máu qua van động mạch chủ thay đổi theo tuổi qua siêu âm Doppler. Vận tốc dòng đỉnh qua van  động  mạch  chủ  (Aortic  peak  flow  velocity)  và  thời  gian  gia  tốc  (time  velocity integral) giảm khi cao tuổi. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự co và giãn của cơ tim giảm đáp ứng với dobutamin.

3.4 Ảnh hưởng của tuổi trên đáp ứng tim mạch khi vận động

Nhìn chung giảm chức năng tim mạch và khả năng dự trữ bao gồm cung lượng tim tối đa. Cơ chế chính do giảm nhịp tim tối đa, cơ chế chưa rõ, một phần có thể do giảm nhạy cảm β giao cảm liên quan đến tuổi.

4. KẾT LUẬN

Ảnh hưởng của tuổi đến cấu trúc và chức năng của hệ tim mạch là một yếu tố tác động to lớn và thường xuyên đến bệnh cảnh lâm sàng, tiến triển và tiên lượng của các bệnh ở người cao tuổi. Sự đánh giá không đầy đủ và không chính xác ảnh hưởng đó là tiền đề dẫn đến sai lầm trong chẩn đoán và điều trị.

Quá trình lão hóa bình thường đi kèm với những thay đổi về giải phẫu - sinh lý của tim và mạch máu. Các chức năng tim mạch hầu hết đều giảm, bao gồm cả lưu lượng tim và sự phân phối dòng máu, hậu quả là giảm khả năng dự trữ, rõ nhất trong vận động và stress.

Những thay đổi do lão hóa trên cấu trúc và chức năng tim mạch có nhiều mức độ khác nhau. Với thông tin sẵn có hiện tại, khó phân biệt hậu quả của lão hóa và hậu quả của bệnh lý, đặc biệt ở người rất cao tuổi. Tuy nhiên, những thay đổi do lão hóa làm hạ thấp ngưỡng đối với bệnh lý. Vì vậy, dễ đưa đến các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi như suy tim sung huyết, bệnh cơ tim phì đại do tăng huyết áp, hẹp hở van tim, tăng huyết áp tâm thu, rối loạn nhịp trên thất và rối loạn dẫn truyền. Hoạt động thể lực đều độ làm giảm ảnh hưởng của lão hóa lên hệ tim mạch.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trí

www.hoilaokhoatphcm.com

Print Chia sẽ qua facebook bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua google bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua twitter bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua MySpace bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua LinkedIn bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua stumbleupon bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua icio bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua digg bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua yahoo bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua yahoo bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua yahoo bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5) Chia sẽ qua yahoo bài: LÃO HÓA HỆ TIM MẠCH (P.5)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP