Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3
Ngày 03/11/2016 07:46 | Lượt xem: 2666

2.3. Đánh giá các bệnh nhân SVT nghi ngờ hoặc đã được chứng minh bằng tư liệu

2.3.1. Biểu hiện lâm sàng và Chẩn đoán phân biệt trên Cơ sở các triệu chứng

Chẩn đoán SVT thường được thực hiện ở các khoa cấp cứu, nhưng thường được khám phá từ những triệu chứng gợi ý SVT trước khi có những tư liệu điện tâm đồ khởi đầu. Khởi phát triệu chứng SVT thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành; trong một nghiên cứu ở người lớn, tuổi trung bình của khởi phát các triệu chứng là 32 ± 18 tuổi đối với AVNRT, so với 23 ± 14 tuổi đối với AVRT.

Ngược lại, trong một nghiên cứu được tiến hành ở các quần thể trẻ em, độ tuổi trung bình khởi phát các triệu chứng của AVRT và AVNRT là 8 và 11 tuổi, tương ứng. So sánh với AVRT, bệnh nhân AVNRT có nhiều khả năng ở nữ, có độ tuổi khởi bệnh > 30 năm. 

SVT ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, điều này thay đổi theo tần số cơn, khoảng thời gian của SVT, cho dù các triệu chứng xảy ra không chỉ với gắng sức mà còn cả lúc nghỉ. Trong 1 nghiên cứu hồi cứu trong đó ghi nhận các bệnh nhân < 21 tuổi với mẫu WPW trên điện tâm đồ đã được xem xét lại, 64% các bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng và thêm 20% phát triển triệu chứng trong thời gian theo dõi. Phương thức biểu hiện gồm: 38% SVT được chứng minh bằng tư liệu, đánh trống ngực ở 22%, đau ngực 5%, ngất ở 4%, AF ở 0,4% và đột tử tim (SCD) ở 0,2%. Một yếu tố gây nhiễu trong việc chẩn đoán SVT cần thiết phân biệt các triệu chứng của SVT từ các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ và lo âu hay bất kỳ điều kiện nhận biết nhịp xoang nhanh được tăng thêm (như hội chứng tim nhanh tư thế đứng). Khi AVNRT và AVRT được so sánh, các triệu chứng xuất hiện có sự khác biệt đáng kể. Bệnh nhân AVNRT thường xuyên hơn mô tả triệu chứng của "áo đập" (shirt flapping) hoặc "cổ đập" (neck pounding) có thể liên quan đến dòng dội ngược khi nhĩ phải co bóp chống lại van 3 lá đóng (cannon a waves).

Ngất thật sự ít gặp trong SVT, nhưng phổ biến than phiên về choáng váng. Ở những bệnh nhân có hội chứng WPW, ngất có thể xẩy ra trầm trọng, nhưng không nhất thiết phải liên quan với tăng nguy cơ đột tử tim (SCD). Tần số AVRT thường nhanh hơn khi AVRT xẩy ra khi gắng sức, nhưng tần số đơn thuần không giải thích được các triệu chứng gần ngất (say sẩm). Các bệnh nhân cao tuổi với AVNRT dễ bị ngất hoặc gần ngất hơn là bệnh nhân trẻ, nhưng tần số nhịp tim nhanh nói chung ở người già chậm hơn.

Trong một nghiên cứu về mối quan hệ của SVT với lái xe, 57% bệnh nhân trải qua một cơn SVT trong khi lái xe, 24% trong số này coi đây là một trở ngại cho lái xe. Ý kiến này phổ biến nhất ở những bệnh nhân đã trải qua ngất hoặc gần ngất. Trong số những bệnh nhân trải qua SVT trong khi lái xe, 77% cảm thấy mệt mỏi, 50% có triệu chứng gần ngất và 14% trải qua ngất. Phụ nữ có triệu chứng nhiều hơn trong mỗi loại.

2.3.2. Đánh giá ECG

Ghi nhận ECG 12 chuyển đạo trong quá trình nhịp nhanh và trong quá trình nhịp xoang có thể phát hiện căn nguyên của nhịp nhanh. Đối với các bệnh nhân mô tả các cơn trước đó, chứ không phải hiện tại, các triệu chứng hồi hộp, ECG lúc nghỉ có thể nhận biết được kích thích sớm nên gửi ngay đến các bác sỹ điện sinh lý tim.

Đối với bệnh nhân biểu hiện SVT, ECG 12 chuyển đạo có thể có khả năng nhận biết cơ chế rối loạn nhịp (Hình 1). Nếu SVT đều, điều này có thể đặc trưng cho AT với dẫn truyền 1:1 hoặc SVT có liên quan đến nút nhĩ thất (AV). nhịp tim nhanh bộ nối, có nguồn gốc ở bộ nối AV (gồm cả bó His), có thể đều hoặc không đều, với dẫn truyền đến nhĩ thay đổi. SVTs liên qua đến nút AV khi cấu thành đòi hỏi vòng vào lại nhịp nhanh gồm AVNRT (Phần 6) và AVRT (Phần 7). Trong nhịp nhanh vào lại này, sóng P được dẫn truyền ngược có thể khó phát hiện, đặc biệt là nếu có blốc nhánh bó. Trong AVNRT điển hình, hoạt động nhĩ gần cùng lúc với QRS, vì vậy phần chia sóng P kết thúc thường được định vị ở chỗ kết thúc của phức bộ QRS, xuất hiện như sự lệch hẹp và âm ở các chuyển đạo dưới (một làn sóng giả S) và một chút lệch dương nhẹ ở cuối của phức bộ QRS ở chuyển đạo V1 (pseudo R '). Trong AVRT orthodromic (với dẫn truyền xuôi qua nút AV), các sóng P thường có thể được nhìn thấy ở phần đầu đoạn ST-T. Trong hình thức điển hình của AVNRT và AVRT, do các sóng P nằm gần sát với phức bộ QRS trước hơn QRS tiếp sau, nhịp nhanh được gọi là có "RP ngắn." Trong trường hợp ít gặp của AVNRT (chẳng hạn như "nhanh-chậm "), các sóng P ở gần sát với phức bộ QRS tiếp theo hơn, dẫn đến RP dài. RP cũng là dài trong một hình thức phổ biến của AVRT, gọi là hình thức cố định của nhịp nhanh lặp lại bộ nối (PJRT), trong đó bó nối tắt phụ ít gặp với dẫn truyền ngược "giảm" (dẫn truyền chậm) trong quá trình AVRT orthodromic gây ra hoạt động nhĩ chậm và khoảng RP dài.

Hình 1 chỉ ra thuật toánchẩn đoán phân biệt nhịp nhanh QRS hẹp ở người lớn. Bệnh nhân có nhịp tim nhanh bộ nối có thể tương tự mẫu AVNRT chậm - nhanh và có thể cho thấy phân ly và /hoặc không đều rõ ở tần số bộ nối. * RP được cho là khoảng thời gian từ khởi đầu QRS trên ECG bề mặt đến khởi phát của sóng P có thể nhìn thấy (ghi nhận khoảng 90 ms được xác nhận trên ECG bề mặt, khi ngược lại với khoảng thất nhĩ 70 ms được sử dụng cho chẩn đoán ECG trong buồng tim). AV chỉ nhĩ thất; AVNRT: nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất; AVRT: nhịp nhanh vào lại nhĩ thất; ECG: điện tâm đồ; MAT, nhịp nhanh nhĩ đa ổ; và PJRT: nhịp nhanh lặp lại bộ nối cố định. AF: rung nhĩ; AFl: cuồng nhĩ; AT: nhanh nhĩ.

Được thay đổi với sự cho phép từ Blomstrưm-Lundqvist et al.

Khoảng thời gian RP dài biểu hiện điển hình của AT vì nhịp được phát ra do nhĩ và dẫn bình thường xuống thất. Trong AT, ECG sẽ thường xuất hiện một làn sóng P có hình thái khác với sóng P trong nhịp xoang. Trong nhịp nhanh vào lại nút xoang, dạng AT ổ, hình thái học của sóng P giống với sóng P trong nhịp xoang.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua google bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua twitter bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua MySpace bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua LinkedIn bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua stumbleupon bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua icio bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua digg bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua yahoo bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua yahoo bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua yahoo bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3 Chia sẽ qua yahoo bài: Tóm tắt hướng dẫn 2015 của ACC/AHA/HRS cho điều chỉnh nhịp nhanh trên thất ở người lớn - P3

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP