Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2)
Ngày 13/11/2016 09:55 | Lượt xem: 1122

Phương pháp Tư vấn tạo động lực là gì và liệu nó có giúp cải thiện sự tuân thủ điều trị?

Tư vấn tạo động lựclà một phương pháp trị liệu có định hướng, lấy bệnh nhân làm trung tâm, giúp bệnh nhân thay đổi hành vi thông qua việc khám phá sự cảm nhận và thái độ, và giúp họ giải quyết những mâu thuẫn trong nhận thức. Phương pháp này tập trung hơn và có định hướng mục tiêu hơn so với phương pháp tư vấn không định hướng, trong đó các nhà liệu pháp cố gắng gây ảnh hưởng đến người bệnh để làm họ thay đổi. Phương pháp tư vấn tạo động lực giúp khơi dậy động lực bên trong người bệnh để giúp họ thay đổi hành vi, và nó có thể giúp bệnh nhân cải thiện sự tuân thủ dùng thuốc.

Giáo sư Atul Pathak đã phát triển phương pháp tư vấn tạo động lực và cá thể hóa phương pháp này, nhằm giúp các bác sĩ cũng như nhân viên y tế có thể hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn. Phương pháp gồm ba bước:

1-    Xác định giai đoạn nhận thức của người bệnh:

Hình 1 mô tả các giai đoạn của quá trình nhận thức. Cách xác định giai đoạn nhận thức bằng 2 câu hỏi:

- BN có đang thực hiện sự thay đổi (ví dụ: uống thuốc HA đều hằng ngày)?

     → Có: < 6 tháng → hành động

                > 6 tháng→ duy trì

     → Chưa thực hiện:

- BN có quan tâm đến việc đó không?

     → Có         → nhận thức

    → Không    → tiền nhận thức

Với mỗi giai đoạn nhận thức, nhiệm vụ của nhân viên y tế sẽ khác nhau:

- Giai đoạn tiền nhận thức: cần nâng cao nhận thức của người bệnh bằng việc cung cấp thông tin thực tế, tìm hiểu những vấn đề đưa bệnh nhân đến khám hoặc những cố gắng mà BN đã thực hiện trước đó

- Giai đoạn nhận thức: cần giải quyết mâu thuẫn và giúp bệnh nhân lựa chọn để thay đổi (nhấn mạnh về sự tin tưởng về hiệu quả, tóm tắt những động lực của bản thân, giải quyết những điều còn vướng mắc)

- Giai đoạn hành động: giúp BN thực hiện các chiến lược bằng những bước nhỏ của sự thay đổi, xác định/ dự báo trước những tình huống nguy cơ tái phạm và cách tránh

- Giai đoạn duy trì: cần duy trì hành động thông qua việc xác lập những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn

2-    Xác định tính cách của bệnh nhân

Hình 2 mô tả 4 dạng tính cách của bệnh nhân. Dựa vào các đặc tính hướng nội (ít bày tỏ, khép kín)/ ngoại (dễ trò chuyện, cởi mở) và thích chi phối / dễ chấp nhận, nhân viên y tế có thể xác định tính cách chủ đạo của người bệnh. Tất nhiên, mỗi cá thể có thể bao gồm nhiều dạng tính cách phối hợp, chúng ta chỉ dựa trên dạng tính cách nổi bật nhất của BN.

- Tính cách chủ quan: thường là người giữ vị trí lãnh đạo trong xã hội/công ty, thường chú ý đến hình ảnh bản thân, luôn hướng tới tương lai, cần được khẳng định vị trí đứng đầu

- Tính cách hòa đồng: quan tâm đến lợi ích của gia đình, thích hoạt động theo nhóm, quan tâm đến ý kiến của người xung quanh

- Tính cách kiểm soát: quan tâm đến con số mục tiêu, họ yên tâm bởi tính hiệu quả dựa trên các thông số cụ thể, thường hoạt động một mình với một mục tiêu cụ thể

- Tính cách phân tích: tính gia đình, thích làm việc có kế hoạch sẵn/lập trình sẵn, thích những hoạt động mang tính truyền thống, cần được công nhận nỗ lực dù nhỏ

3-    Sử dụng các kỹ năng để tối ưu hóa việc tư vấn trên từng cá thể

Các kỹ năng giúp việc tư vấn cho bệnh nhân thu được nhiều thông tin và đem lại hiệu quả:

Open-ended question: câu hỏi đóng- mở một cách linh hoạt

Ví dụ: Bác uống thuốc hằng ngày như thế nào? thay cho câu hỏi đóng: bác có uống thuốc không?

Affirmations: khẳng định những điều đã nghe, khích lệ BN

Reflections: phản hồi để hiểu rõ/hiểu đúng những điều BN trao đổi

Summaries: tổng kết lại các ý một cách rõ ràng để BN dễ nhớ.

Thông qua 3 bước của phương pháp tư vấn tạo động lực, bác sĩ/ nhân viên y tế có thể có một công cụ tư vấn tiết kiệm thời gian, xác định được giai đoạn nhận thức và tính cách của BN, từ đó đưa ra một kế hoạch hành động và mục tiêu cụ thể cho từng cá thể người bệnh.

Những nghiên cứu đánh giá lợi ích việc áp dụng phương pháp tư vấn tạo động lực trong quản lý bệnh nhân tăng huyết áp đều cho thấy phương pháp này có thể làm tăng động lực của bệnh nhân đối với việc tuân thủ và việc thực hiện điều trị của họ. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên khác trên 190 người Mỹ Phi bị tăng huyết áp (88% là nữ, tuổi trung bình 54 tuổi), so sánh giữa việc tư vấn tạo động lực với chăm sóc thông thường trên kết cục chính là sự tuân thủ dùng thuốc đo bằng máy theo dõi viên thuốc điện tử. Những bệnh nhân nhận được tư vấn tạo động lực duy trì sự tuân thủ điều trị một cách vững chắc, so với sự giảm tuân thủ trong nhóm nhận chăm sóc thông thường (Bảng II). Hơn nữa, sự khác biệt giữa các nhóm về huyết áp tâm thu và tâm trương là -6,1 mmHg (P = 0,065) và -1,4 mmHg (P = 0,465) cho thấy nhóm được tư vấn tạo động lực giảm huyết áp hiệu quả hơn.

Kết luận

Tóm lại, tuân thủ điều trị trong tăng huyết áp vẫn là thách thức hàng ngày cho bệnh nhân và bác sĩ điều trị. Mặc dù việc tăng cường kiến thức về tăng huyết áp đang dần được hoàn thiện và phương pháp điều trị có sẵn, kiểm soát HA vẫn chưa tối ưu, một phần là do không tuân thủ. Điều này đòi hỏi một sự cải tiến trong nhận thức của bệnh nhân và động lực để chống lại căn bệnh này với việc sử dụng các công cụ mới. Trong đó, việc đánh giá tình trạng tâm lý của bệnh nhân, tư vấn tạo động lực, và mô hình hóa trên từng cá thể cần được quan tâm và cần được phát huy trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua google bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua icio bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua digg bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán – Cách tiếp cận đa phương diện (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP