Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1)
Ngày 15/11/2016 06:53 | Lượt xem: 1158

Bạn được bác sĩ chẩn đoán có cơn đau thắt ngực ổn định (do bệnh tim - mạch vành). Vậy thế nào là cơn đau thắt ngực và bạn cần làm gì để chung sống với căn bệnh này? Những hiểu biết về bệnh của bạn sẽ giúp bạn có một cuộc sống đầy đủ và chủ động hơn.

Đau  ngực  do  bệnh  mạch  vành  hay còn gọi là cơn đau thắt ngực là một cảm giác khó chịu vùng ngực thường tái phát nhiều lần. Một cơn đau thắt ngực điển hình thường có những tính chất sau: đó là cảm giác thắt lại, nặng, tức, đau ngực hay cảm giác sức ép khó chịu hay nén chặt ở ngực thường kéo dài vài phút, hay gặp ở vùng ngực bên trái, giữa ngực hay sau xương ức. Đôi khi cơn đau này lan ra một hoặc cả hai tay, xuyên ra sau lưng, lên cổ, hàm hoặc đau vùng bụng dưới xương ức. Cơn đau cũng có thể gây ra cảm giác tê ở vai, cánh tay hay cổ tay. Người bệnh thường có cảm giác đau khi vận động, đi lại hoặc khi gắng sức, đỡ khi nghỉ ngơi. Cơn đau cũng có thể xuất hiện kể cả khi nghỉ ngơi hay khi bạn xúc động mạnh.

Cơn đau thắt ngực xảy ra khi cơ tim không được cung cấp đủ máu và ôxy để đáp ứng nhu cầu hoạt động của nó. Đó là nguyên nhân tại sao bạn cảm thấy đau ngực trong khi hoạt động thể lực hoặc khi xúc động. Đây là những lúc nhịp tim và huyết áp của bạn tăng nên cơ tim cần nhiều ôxy hơn.

Trong thực tế, bệnh động mạch vành có thể chia ra hai dạng chính: Đau thắt ngực ổn định và Hội chứng mạch vành cấp (bao gồm Nhồi Máu Cơ Tim). Hội chứng mạch vành cấp là một cấp cứu và bạn cần phải được đưa đến bệnh viện ngay. Đau thắt ngực ổn định có thể diễn biến thành hội chứng vành cấp bất kể khi nào. Do vậy, nếu bạn đau ngực nhiều, kéo dài, nặng nề hoặc mới xảy ra thì nên được tham vấn ở bệnh viện.

Cục máu gây tắc mạch vành

Đau thắt ngực ổn định và nhồi máu cơ tim: tại sao và có gì khác nhau ?

Cơn đau ngực và nhồi máu cơ tim đều có một nguyên nhân chung là hậu quả của tình trạng xơ vữa động mạch. Sự tích tụ những mảng chất béo như cholesterol trong động mạch vành hình thành các mảng xơ vữa trên thành mạch, lâu ngày lớn dần lên và gây hẹp, tắc lòng mạch. Khi một mảng xơ vữa được coi là “không ổn định”, bị nứt lớp vỏ phủ bên trên sẽ làm khởi động quá trình đông máu, hình thành cục huyết khối gây tắc đột ngột lòng mạch vành và dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Xơ vữa động mạch có thể xuất hiện rất sớm, từ lứa tuổi thanh niên của mỗi người. Tới độ tuổi trung niên, thành mạch của mọi người hầu như đều bị xơ vữa ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, tình trạng tổn thương đáng kể (hẹp vừa – nhiều hay tắc) thường gặp hơn ở những người có yếu tố nguy cơ cao (xin tham khảo thêm bài Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch).

Cả đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim đều là hậu quả của sự giảm sút dòng máu đến nuôi cơ tim. Tuy nhiên, trong đau thắt ngực, triệu chứng thường xuất hiện khi quả tim phải làm việc nhiều hơn như tăng co bóp, đập nhanh hơn trong điều kiện cơ thể gắng sức. Khi đó, lưu lượng dòng máu qua các động mạch vành vốn có tổn thương bị giảm tức thời nên gây ra triệu chứng đau ngực. Khi nghỉ ngơi thì hết đau và trong chuyên môn các bác sỹ còn gọi là đau thắt ngực ổn định.

Trong nhồi máu cơ tim, dòng máu đến nuôi một vùng cơ tim đột ngột bị tắc nghẽn do cục máu đông hay huyết khối. Vùng cơ tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành đó bị tổn thương nặng nề, các tế bào bị chết và hoại tử và biểu hiện ra là cơn đau ngực thường dữ dội và kéo dài hơn. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, những hậu quả nghiệm trọng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp (người có tiền sử tiểu đường, người già ...) bệnh nhân có thể chỉ xuất hiện cơn đau ngực đầu tiên khi bị nhồi máu cơ tim hoặc đôi khi không rõ đau nên còn gọi là ‘’Đau thắt ngực thầm lặng’’.

Cơ chế bù trừ của cơ thể

Cơ thể bạn có một cơ chế bù trừ để tăng dòng máu đến nuôi vùng cơ tim khi động mạch vành chi phối bị tổn thương (hẹp khít, tắc). Một số mạch máu nhỏ nối từ các động mạch vành gần đó tới phía sau vị trí hẹp/ tắc của động mạch tổn thương có thể giãn ra để cung cấp thêm máu đến vùng cơ tim thiếu máu. Những mạch nhỏ này được gọi là tuần hoàn bàng hệ.

Nếu tuần hoàn bàng hệ phát triển tốt, triệu chứng đau ngực có thể không nghiêm trọng thậm chí giảm hoặc mất triệu chứng đau ngực. Khi có tuần hoàn bàng hệ, mức độ tổn thương cơ tim do tắc mạch cũng được hạn chế phần nào.

Phát  hiện  các  biểu  hiện  của  bệnh  lý mạch vành

Thông thường, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn có bệnh mạch vành từ đặc điểm cơn đau ngực của bạn. Trong phần lớn trường hợp, thăm khám thường quy và điện tâm đồ lúc nghỉ có thể hoàn toàn bình thường. Đó là lí do tại sao bác sĩ của bạn chỉ định cho bạn làm thêm một số nghiệm pháp gắng sức để tăng khả năng phát hiện bệnh lý mạch vành. Ghi điện tâm đồ, làm siêu âm tim, chụp xạ hình tưới máu cơ tim trước và trong lúc bạn đang gắng sức có thể giúp phát hiện được tình trạng bị thiếu oxy của cơ tim tại vùng có mạch tổn thương.

Chẩn đoán một cơn đau ngực đôi khi rất khó, thậm chí cả sau khi bạn đã làm đầy đủ các thăm dò kể trên. Trong trường hợp đó, bác sĩ của bạn có thể cho bạn làm chụp cắt lớp đa dãy (MSCT) động mạch vành hoặc chụp động mạch vành chọn lọc qua da tùy theo sự đánh giá và cân nhắc cụ thể của bác sỹ đối với từng trường hợp.

Chụp động mạch vành chọn lọc qua da bằng đường ống thông là một phương pháp ghi lại hình ảnh động mạch vành sau khi được tiêm thuốc cản quang vào lòng mạch dưới màn hình X-quang. Kết quả chụp động mạch có thể cho biết động mạch vành bị hẹp hay tắc nghẽn hoàn toàn, vị trí và mức độ tổn thương và đồng thời, bác sỹ có thể tiến hành can thiệp đặt stent động mạch vành trong những trường hợp tổn thương phù hợp cho can thiệp.

Theo vnha.org.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua google bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP