Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2)
Ngày 16/11/2016 07:26 | Lượt xem: 2348

Điều trị nội khoa

Nitroglycerin

Nitroglycerin có tác dụng rất tốt làm giảm triệu chứng hay dự phòng cơn đau ngực. Khi có triệu chứng đau ngực, người bệnh thường được uống ngậm một viên thuốc nhỏ ở dưới lưỡi hay xịt thuốc dưới lưỡi. Thuốc cũng có dạng cao dán dùng để dán trước ngực khi người bệnh có cơn đau thắt ngực.

Nếu bác sỹ đã chỉ định bạn cần phải dùng thuốc thuộc nhóm Nitroglycerin, bạn cần nhớ luôn mang thuốc theo bên mình. Một điều cũng rất quan trọng là phải sử dụng thuốc đúng như chỉ định của bác sĩ.

Trước khi bắt đầu một hoạt động có thể gây ra cơn đau thắt ngực, bạn có thể dùng một viên thuốc để dự phòng. Khi cơn đau ngực của bạn không hết kể cả sau khi bạn dừng công việc vài phút hay cơn đau ngực xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi, hãy uống một viên thuốc và sau đó, bạn nên tới bác sĩ càng sớm càng tốt để đánh giá lại tình trạng của bạn cũng như điều chỉnh lại chế độ điều trị hiện tại. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn cần phải làm gì nếu thuốc không hết cơn đau hay nếu cơn đau bắt đầu xuất hiện dày hơn và nặng hơn. Những cơn đau với tính chất trên thường là báo hiệu tình trạng không ổn định của mảng xơ vữa và có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề như nhồi máu cơ tim nếu không có chế độ điều trị thích hợp.

Một vài lời khuyên khi dùng Nitroglycerin

- Nếu cơn đau của bạn không hết sau 15 phút nghỉ ngơi, hãy uống 1 viên nitroglycerin sau mỗi 5 phút và gọi cấp cứu ngay. Nếu bạn không gọi được xe cấp cứu, hãy nhờ ai đó đưa bạn đến khoa cấp cứu ở bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

- Dùng Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi thường xuyên có thể làm cho vùng niêm mạc dưới lưỡi của bạn rộp nhẹ hay bị “nhiệt”.

- Bạn có thể yêu cầu chuyển sang loại thuốc nitroglycerin dạng xịt hoặc miếng dán có tác dụng kéo dài. Chi phí cho các thuốc này thường cao hơn so với dạng thuốc viên.

Một số bệnh nhân khi bắt đầu dùng Ni- troglycerrin có thể gặp cảm giác đau hay nặng đầu. Thường thì những triệu chứng này sẽ hết đi sau khi bệnh nhân uống thuốc này một vài lần. Nếu những triệu chứng trên vẫn còn và không giảm đi, hãy nói với bác sĩ của bạn để giảm liều nếu có thể.

Các loại thuốc điều trị khác

Ngoài Nitroglycerin, bạn còn cần dùng thêm Aspirin. Đây là thuốc cơ bản trong điều trị các bệnh lý mạch vành. Dùng Aspirin lâu dài đã được chứng minh làm giảm nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim cũng như tỷ lệ tử vong ở người có cơn đau thắt ngực.

Một loại thuốc khác có thể được dùng là thuốc nhóm chẹn beta giao cảm. Những loại thuốc này giảm gánh nặng cho tim do làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim và hạ huyết áp. Thuốc có tác dụng phòng cơn đau thắt ngực rất tốt. Tuy nhiên, cần dùng theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Một nhóm thuốc tương tự với nhóm chẹn beta giao cảm là thuốc chẹn kênh canxi. Thuốc cũng có tác dụng phòng đau thắt ngực do làm chậm nhịp tim và giảm co bóp cơ tim. Ngoài ra, thuốc còn làm giãn động mạch vành, giống như tác dụng của Nitroglycerin.

Bạn cũng được bác sỹ cho dùng các loại thuốc để chữa tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (đặc biệt là nhóm statin), chữa đái tháo đường… nếu bạn có các rối loạn này đi kèm.

Can thiệp động mạch vành qua da

Nếu điều trị bằng thuốc không kiểm soát được cơn đau ngực của bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên can thiệp động mạch vành qua da. Kỹ thuật này có thể giúp mở thông các dòng máu bị hẹp/tắc, tăng cường dòng máu tới nuôi cơ tim được nuôi bởi động mạch bị tổn thương.

Trong can thiệp động mạch vành qua da, bác sĩ làm thủ thuật đưa một ống thông nhỏ (catheter) từ động mạch đùi hoặc động mạch quay (ở cổ tay) vào trong động mạch chủ của bạn để đưa tới các động mạch vành tại tim. Sau khi đã chụp để đánh giá mức độ tổn thương động mạch vành, bác sỹ có thể quyết định cần phải can thiệp. Khi đó, một ống thông đặc biệt một đầu mang một quả bóng chịu được áp lực cao được đưa đến nơi mạch máu bị hẹp tắc. Bác sỹ sẽ bơm căng quả bóng này lên để ép chặt mảng xơ vữa vào thành mạch, giúp nong rộng lòng mạch máu. Sau đó, quả bóng sẽ được làm xẹp lại và rút ra theo hệ thống ống thông.

Tuy nhiên, nếu nong bóng đơn thuần, lòng mạch có nhiều nguy cơ bị tái hẹp. Để giảm bớt tình trạng này, ngày nay, phần lớn các trường hợp can thiệp động mạch vành đều được đặt một hoặc một vài giá đỡ (stent) ở vị trí tổn thương để giữ cho lòng mạch được thông thoáng.

Stent là một giá đỡ được làm bằng một hợp kim đặc biệt, có thể được phủ các loại thuốc chống tái hẹp (stent bọc thuốc) hoặc không. Stent được đặt bên ngoài một quả bóng nhỏ của ống thông mang stent, tương tự như  ống thông mang bóng nong động mạch vành. Khi đưa đến vị trí tổn thương, bác sỹ làm thủ thuật sẽ bơm căng bóng, stent được mở rộng và nằm lại đó, đóng vai trò của một giá đỡ để giữ lòng mạch không co hẹp lại. Số lượng stent cần đặt sẽ phụ thuộc vào độ dài kích thước vùng tổn thương mạch máu của bạn.

Tuy nhiên, không phải cứ đặt stent xong là mọi vấn đề được giải quyết. Tái hẹp là một vấn đề của việc đặt stent. Hiện nay, các loại stent bọc thuốc được sử dụng để hạn chế sự phát triển các tế bào cơ trơn thành mạch gây hẹp lòng mạch trở lại. Nhưng như vậy cũng chỉ làm tỷ lệ tái hẹp giảm xuống chứ không phải đã giải quyết tuyệt đối. Điều quan trọng nhất là sau khi can thiệp động mạch vành, dù bạn có được đặt stent hay không, cho dù bác sỹ sử dụng loại stent gì để đặt cho bạn, bạn cũng cần uống thuốc đều theo chỉ dẫn của bác sỹ, đặc biệt là các thuốc có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu (Aspirin và các loại thuốc khác). Thời gian sử dụng các thuốc này sẽ phụ thuộc vào loại stent bác sỹ đã đặt cho bạn. Luôn nhớ rằng Aspirin sẽ là loại thuốc bạn cần dùng kéo dài suốt đời.

Trong vòng 4 tuần sau khi đặt stent, bạn cần tránh làm chụp cộng hưởng từ trừ khi bác sỹ của bạn thấy cần phải làm như vậy. Đối với các loại máy dò kim loại như thiết bị tại các sân bay, stent không có ảnh hưởng gì.

Phẫu thuật

Trong trường hợp hệ thống động mạch vành của bạn bị tổn thương nhiều vị trí hay không phù hợp cho can thiệp, bạn có thể được chỉ định cần phẫu thuật để bắc cầu nối chủ – vành. Đây là phương pháp tạo một cầu nối đi từ động mạch chủ đến phía sau vị trí tổn thương của mạch vành nhằm cấp máu cho vùng cơ tim đang thiếu máu. Cầu nối thường làm từ động mạch hay tĩnh mạch của chính bạn. Mỗi một động mạch bị tắc sẽ cần ít nhất một cầu nối (Xin tham khảo thêm phần “Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành”).

Theo vnha.org.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua google bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua icio bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua digg bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Những điều bạn cần biết về Đau Thắt Ngực ổn định (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP