I. ĐIỀU TRỊ SUY TIM EF BẢO TỔN
Theo ESC 2016, chẩn đoán suy tim EF bảo tồn-HFpEF đòi hỏi EF ≥50% và EF 40-49% được gọilà suy tim EF khoảng giữa-HFmrEF.
Bệnh nhân HFmrEF nói chung đã bao gồm trong các TNLS của HFpEF, và điều trị áp dụng trong các khuyến cáo thườngsẽ bao gồm cả 2 HFmrEF và HFpEF. Sinh lý bệnh bên dưới HFpEF/HFmrEF không đồng nhất, thường được kết hợp với các kiểu hình khác nhaubao gồm cácbệnh về tim mạch (VD như AF, THA, CAD, tăng áp phổi) và các bệnh không tim mạch (ĐTĐ, bệnh thận mạn-CKD, thiếu máu, thiếu sắt, COPD và bệnh béo phì). So với bệnh nhânsuy tim EF giảm-HFrEF, nhập viện và tử vong ở bệnh nhân HFmrEF/HFpEF có liên quan nhiều hơn đến các nguyên nhân không tim mạch. Vì thếESCkhuyến cáo Class I-C cho sàng lọc cả bệnh tim mạch và không tim mạch ở bệnh nhân HFpEF hoặc HFmrEF, trong đó, nếu đượccần cung cấp thêm những can thiệp điều trị an toàn và hiệu quả để cải thiện triệu chứng và/hoặc tiên lượng.
Hiện tại chưa có điều trị nào được chứng minh thuyết phục làm giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc tử vong ở bệnh nhân HFpEF hoặc HFmrEF. Tuy nhiên, những bệnh nhân này thường lớn tuổi với nhiều triệu chứng,nhiều bệnh kết hợpvà thường có chất lượng cuộc sống kém,do đómục đích quan trọng của điều trị là làm giảm triệu chứng và cải thiện sự dễ chịu.
1. Hiệu quả của điều trị trên triệu chứng
Lợi tiểu thường sẽ cải thiện tình trạng sung huyết, do đó làm cải thiện các triệu chứng và dấu hiệu của suy tim. Bằng chứnghiện tạicho thấy các thuốc lợi tiểu cải thiện triệu chứng tương tự như trong HFrEF, nên nó đượcESC 2016khuyến cáo class I-B chođiều trị triệu chứng và sung huyết trong HFpEF hoặc HFmrEF. Tuy nhiên bằng chứng cho ức chế bvà MRA cải thiện triệu chứng ở những bệnh nhân này còn thiếu. Bằng chứng cũng không phù hợp cho sự cải thiện triệu chứng ở những người điều trị với ức chế men chuyển-ACEIsvà ức chế thụ thể-ARB (chỉ có candesartan cho thấy sự cải thiện NYHA).
2. Hiệu quả của điều trị trên nhập viện
Ở bệnh nhân nhịp xoang, một số bằng chứng cho thấy Nebivolol, digoxin, spironolactone và candesartan có thể làm giảm nhập viện vì suy tim. Đối với bệnh nhân rung nhĩ, ức chế b không hiệu quả, còn digoxinthìchưa được nghiên cứu. Còn các bằng chứng ủng hộ cho ARBs hoặc ACEIs vẫn đang bàn cải.
3. Hiệu quả của điều trị trên tử vong
Các TNLS về ACEIs, ARB, ức chế b và MRA đều đã thất bại trong việc chứng minh giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân HFpEF hoặc HFmrEF. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân lớn tuổi với HFrEF, HFpEF hoặc HFmrEF, Nebivolol giảm kết cục tim mạch gộp gồm tử vong hoặc nhập viện do nguyên nhân tim mạch, không ghi nhậntương tác có ý nghĩa giữa hiệu quả điều trị vớiEF nền.
4. Vài lưu ý điều trị
Kiểm soát tần số thất tối ưu ở những bệnh nhân HFmrEF/HFpEF và rung nhĩ là chưa rõ, mặt khác việckiểm soát tích cực lạicòncó thể gâyhại. Verapamil hoặc diltiazem không nên phối hợp với ức chế b. Hiện chưa đủ dữ liệu để khuyến cáo cho chiến lược cắt đốt (hoặc tĩnh mạch phổi hoặc nút AV) ở HFpEF và HFmrEF.
Các bằng chứng gián tiếp cho thấy rằng điều trị tăng huyết áp, thường chủ yếu huyết áp tâm thu, là rất quan trọng trong HFmrEF/HFpEF. Thuốc lợi tiểu, ACEIs, ARB và MRA đều là các thuốc thích hợp, nhưng ức chế bít hiệu quả trong việc giảm huyết áp tâm thu.
Các thuốc uống hạ đường huyết đầu tay đối với bệnh nhân HFpEF và HFmrEF nên là metformin. Gần đây, TNLS của empagliflozin cho thấy thuốc này làm giảm huyết áp và cân nặng, có thể là do gây đường thoát trong nước tiểuvà lợi tiểu thẩm thấu. Sử dụng thuốc nàycó liên quan với việc giảm nhập viện vì suy tim và tử vong tim mạch. Tuy nhiên, việc điều trị tích cực RL đường huyếttrên BN suy timcó thể có hại.
II. ĐIỀU TRỊ SUY TIM KÈM BỆNH KẾT HỢP
1. Đau thắt ngực và bệnh mạch vành: ESC đã chỉ dẫn từng bước cụ thể trong khuyến cáo 2016 Bước 1
Ức chế b(liều dựa trên bằng chứng hoặc liều tối đa có thể dung nạp) khuyến cáo là thuốc đầu tay được ưa chuộng trong điều trị giảm đau thắt ngực vì lợi ích của nó làm giảm nguy cơ suy tim nhập viện và tử vong sớm (I-A).
Bước 2: trên nền ức chế bhoặc khi ức chế bkhông dung nạp
Ivabradine nên được xem xét là một loại thuốc chống đau thắt ngực nhưtrong bệnh cảnh ởbệnh nhân HFrEF (nhịp xoang và HR ≥70 bpm)và cũngđược khuyến cáo như trong xử trí HFrEF (IIa-B).
Bước 3: để giảm triệu chứng đau ngực thêm nữa-ngoại trừ bất kỳ những kết hợp thuốc không được khuyến cáo
Nitrat đường uống hoặc miếng dán da tác dụng ngắn nên được xem xét (điều trị chống đau thắt ngực hiệu quả & an toàn trong suy tim) (IIa-A).
Nitrat uống hoặc miếng dán da tác dụng kéo dài cần được xem xét (điều trị chống đau thắt ngực hiệu quả, chưa được nghiên cứu rộng rãi trong suy tim) (IIa-B).
Trimetazidin có thể được xem xét khi đau thắt ngực vẫn tồn tại mặc dùđãđiều trị với ức chế b(hoặc thay thế) để giảm đau thắt ngực (điều trị chống đau thắt ngực hiệu quả, an toàn trong suy tim) (IIb-A).
Amlodipine có thể được xem xét ở những bệnh nhân không dung nạpvớiức chế bđể làm giảm đau thắt ngực (điều trị chống đau thắt ngực hiệu quả, an toàn trong suy tim) (IIb-B).
Nicorandil có thể được xem xét ở những bệnh nhân không thể dung nạp ức chế btrong làm giảm đau thắt ngực (điều trị chống đau thắt ngực hiệu quả, nhưng tính an toàn trong suy tim không chắc chắn) (IIb-C).
Ranolazine có thể được xem xét ở những bệnh nhân không thể dung nạp ức chế b để làm giảm đau thắt ngực (điều trị chống đau thắt ngực hiệu quả, nhưng an toàn trong suy tim không chắc chắn) (IIb-C).
Bước 4: tái thông mạch
Tái thông mạch được khuyến cáo khi đau thắt ngực vẫn tồn tại mặc dù điều trị bằng thuốc chống đau thắt ngực (I-A).
Lựa chọn thay thế cho tái thông mạch: kết hợp ≥3 thuốc chống đau thắt ngực (từ những liệt kê ở trên) có thể được xem xét khi đau thắt ngực vẫn tồn tại mặc dù điều trị bằng ức chế b, Ivabradine và một loại thuốc chống đau thắt ngực thêm vào (ngoại trừ các kết hợp không được khuyến cáo dưới đây) (IIb-C).
Các kết hợp sau KHÔNG được khuyến cáo:
(1) Sự kết hợp bất kỳ của Ivabradine, ranolazine, và Nicorandil (vì tính an toàn chưa được biết) (III-C).
(2) Kết hợp nicorandil và nitrate (bởi vì hiệu quả cộng thêm kém) (III-C).
(3) Diltiazem và verapamil không được khuyến cáo vì tác động co bóp âm của chúng và nguy cơ suy tim xấu đi (III-C).
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389