Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1)
Ngày 09/12/2016 09:27 | Lượt xem: 1393

TÓM TẮT

Mở đầu: Sử dụng thuốc kháng vitamin K ở người bệnh rung nhĩ hoặc van tim cơ học, với theo dõi INR được thực hiện thường xuyên. Nhưng do sự tác động của thuốc có nhiều yếu tố ảnh hưởng, không có hiệu quả dự phòng huyết khối khi INR thấp và ngược lại, nguy cơ xuất huyết khi INR cao. Nên cần được đánh giá hiệu quả qua INR, và TTR  để định hướng điều trị.

Mục tiêu:Xác định trung bình tỉ lệ  trong ngưỡng điều trị INR; Xác định thời gian  trong ngưỡng điều trị INR; Xác định các yếu tố liên quan đến tỉ lệ và  thời gian trongngưỡng điều trị INR.

 

Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca.

Kết quả: Khảo sát 111 người bệnh rung nhĩ hoặc có van tim cơ học đang điều trị kháng vitamin K  Tuổi trung bình 65,1 ± 10,9. Nữ chiếm 54,1%. Van tim cơ học: 13,5%, rung nhĩ không có bệnh van tim: 53,2%, rung nhĩ kèm bệnh van tim: 33,3%. Tỉ lệ người bệnh biết khoảng INR hiệu quả 57,7%. Trung bình tỉ lệ đạt INR trong ngưỡng điều trị ở van cơ học 50,6 ± 25,5 cao hơn ở rung nhĩ 30,3 ± 27,8, chung là 33,1 ± 28,3. Thời gian trong ngưỡng điều trị đạt ≥ 70%: của van cơ học 26,7% cao hơn của rung nhĩ 13,5%, chung là 15,3%. Sự hiểu biết về khoảng INR cần đạt liên quan thời gian trongngưỡng điều trị OR= 4,1 [ 1,1 – 15,2]. Tuổi ở nhóm đạt thời gian trongngưỡng điều trị INRthấp hơn nhóm không đạt (62,5 ± 9,8 và 65,5 ± 11,0). Thời gian sử dụng thuốc kháng vitamin K ở nhóm đạt lâu hơn nhóm không đạt (7,3 ± 4,9 và 5,1 ± 4,0).

Kết lụân:Điều trị kháng vitamin K ở người bệnh rung nhĩ hoặcvan tim cơ học đạt ngưỡng điều trị thấp.

Từ khóa: Thời gian trong ngưỡng điều trị, chỉ số chuẩn hoá quốc tế, Thuốc kháng vitamin K.

Background: Use of vitamin K antagonists in patients with atrial fibrillation or mechanical heart valves, with INR monitoring is done regularly. But due to the effects of the drug has many factors that influency, not effective thromboprophylaxis when the INR is low and vice versa, the risk of bleeding when high INR. Should be evaluated effectively by INR, and TTR to guide treatment.

Objectives: Determine the average rate of INR in the range of treatment; Determine the percent time in therapeutic INR range; Identify factors related to the rate of INR in the range of treatment  and time in therapeutic INR range.

Methods: A case series

Results: Surveyed 111 patients with atrial fibrillation or mechanical heart valves using vitamin K antagonists. 65.1 ± 10.9 years old average. Women is 54.1%. Mechanical heart valves: 13.5%, atrial fibrillation without valvular heart disease: 53.2%, atrial fibrillation with mitral valve disease: 33.3%. The rate of patients know about target INR range:57.7%. Average rate of INR in the range of treatment of mechanical valve:  50.6 ± 25.5, atrial fibrillation: 30.3 ± 27.8, total:  33.1 ± 2.. Time in therapeutic INR range ≥ 70%: mechanical valve 26.7%,  atrial fibrillation is 13.5%, and total is 15.3%. Understanding of approximately INR target is related to the time in therapeutic INR range OR = 4.1 [1.1 to 15.2]. The average age of the group with Time in therapeutic INR range ≥ 70% is lower the other group (62.5 ± 9.8 and 65.5 ± 11.0). Time use of vitamin K antagonists in group Time in therapeutic INR range ≥ 70% is longer than the other group (7.3 ± 4.9 and 5.1 ± 4.0).

 

Conclusion:Use in patients with vitamin K antagonist atrial fibrillation or mechanical heart valves, the INR and TTP achieved treatment targets low.

Keywords:  TTR, Time in Therapeutic Range, INR, International Normalized Ratio, VKA, Vitamin K Antagonis

 

Hiện nay có nhiều người bệnh được điều trị với các thuốc kháng vitamin K (VKA) như acenocoumarol, warfarin để phòng ngừa biến chứng huyết khối và thuyên tắc. Tuy nhiên, hiệu quả của VKA rất thay đổi do thuốc có nhiều tương tác với thức ăn, các thuốc dùng kèm khác, và tình trạng sức khoẻ của người bệnh.Thời gian trong ngưỡng điều trị (Time in Therapeutic Range -TTR) là thông số phản ánh hiệu quả điều trị của thuốc kháng vitamin K theo thời gian. Thời gian TTR càng thấp có liên quan đến tăng biến cố  huyết khối thuyên tắc hoặc ngược lại. Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng mạng lưới phòng khám kháng đông nhằm giúp người bệnh điều trị với VKA duy trì được kết quả điều trị tốt, giảm biến cố chảy máu hay huyết khối thuyên tắc. Tại Bệnh viện Trưng Vương điều trị VKA chủ yếu cho người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim và có bệnh van tim đã thay van nhân tạo. Mặc dù có các thuốc kháng đông đường uống mới có thể sử dụng ở người bệnh rung nhĩ và có hiệu quả hơn VKA, nhưng VKA vẫn được sử dụng cho người bệnh có van tim cơ học và nhiều trường hợp rung nhĩ. Khảo sát thời  gian INR và đánh giá thời gian TTR để giúp đánh giá hiệu quả điều trị, định hướng điều trị.

MỤC TIÊU

Xác định trung bình tỉ lệ  trong ngưỡng điều trị INR; Xác định thời gian  trong ngưỡng điều trị INR; Xác định các yếu tố liên quan đến tỉ lệ và  thời gian trongngưỡng điều trị INR.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.

Đối tượng nghiên cứu:

-     Dân số mục tiêu: Người bệnh rung nhĩ hoặc van tim cơ học khám và điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương.

-     Dân số chọn mẫu: Những người bệnh rung nhĩ hoặc có van tim nhân tạo đang điều trị kháng vitamin k đã qua giai đoạn chỉnh liều ban đầu

-     Tiêu chí chọn mẫu

+ Tiêu chuẩn lựa chọn

•     Người bệnh đang điều trị với thuốc kháng vitamin K khám tại Bệnh viện Trưng Vương đã ổn định liều kháng vit K sơ bộ bằng pp chỉnh liều ban đầu theo hướng dẫn hội TM Việt Nam 2014 (8), có ≥ 4 lần khám và đo INR.

•     Người bệnh tái khám đều và đo INR theo định kỳ.

+ Tiêu chuẩn loại trừ

•     Người bệnh phải ngừng thuốc do lý do khác ( vd phẩu thuật )

•     Người bệnh tái khám không đều theo hẹn

•     Không sử dụng cùng một loại kháng vitamin K

Liệt kê và định nghĩa biến số

Bệnh: Rung nhĩ không do bệnh van tim, rung nhĩ ở người bệnh bệnh van tim, van tim cơ học.

Thuốc kháng vitamin K: Warfarin

INR trong ngưỡng điều trị:Gồm 3 gía trị: không đạt ngưỡng điều trị, trong ngưỡng điều trị, vượt quá ngưỡng điều trị.

•     Van động mạch chủ cơ học: INR= 2.0 – 3.0

•     Van 2 lá cơ học: INR= 2.5 – 3.5

•     Van cơ học kèm tiền sử kẹt van: INR= 3.5 – 4.5.

•     Rung nhĩ: INR= 2.0 – 3.0.

+ Tỉ lệ INR trong ngưỡng điều trị: được tính bằng cách tính tỉ lệ phần trăm số lần INR đạt mục tiêu trên tổng số lần đo INR.

+ Tỉ lệ INR cao hơn ngưỡng điều trị: được tính bằng cách tính tỉ lệ phần trăm số lần INR cao hơn mục tiêu trên tổng số lần đo INR.

+ Tỉ lệ đạt INR thấp hơn ngưỡng điều trị: được tính bằng cách tính tỉ lệ phần trăm số lần INR thấp hơn mục tiêu trên tổng số lần đo INR.

Thời gian trong ngưỡng điều trị (TTR): TTR được tính bằng cách tính tỉ lệ phần trăm số lần INR đạt mục tiêu trên tổng số lần đo INR trong 6 tháng qua của từng người bệnh ≥ 70%.

Thuốc ảnh hưởng kháng vitamin K: Không ảnh hưởng, tăng tác dụng chống đông, giảm tác dụng chống đông.

Một số yếu tố liên quan: Tuổi, giới, liều dùng, chỉnh liều thuốc, men gan, tiểu cầu, thuốc ảnh hưởng, chức năng thận, chức năng gan, tình trạng dinh dưỡng

Xử lý và phân tích dữ kiện:

-          Các số liệu được trình bày bằng trung bình/độ lệch chuẩn, trung vị/tứ phân vị, giới hạn, hoặc số ca %.

-          Dùng trị số trung bình và trung vị gần bằng nhau và độ xiên skewness dao động từ -1 đến +1, thì được coi như có phân phối chuẩn. Nếu có phân phối không bình thường, chúng tôi dùng phép kiểm phi tham số Kruskal Wallis cho so sánh ≥ 3 nhóm và phép kiểm Mann Whitney U cho so sánh 2 nhóm.  

-          Phép kiểm Chi bình phương được dùng so sánh 2 tỷ lệ (test chính xác Fisher  nếu có ít nhất 1 ô có tần số kỳ vọng nhỏ hơn 5).

-          Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.

-          Kết quả đạt được có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05 (p 2 đuôi).

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

 

 

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua google bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van tim cơ học tại bệnh viện Trưng Vương (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP