Nhịp nhanh nhĩ ổ không phải xoang và MAT
Xem hình 4 về thuật toán điều trị cấp thời nhịp nhanh nhĩ nghi ngờ ổ (AT). Hình 5 về thuật toán điều trị tiếp tục AT ổ và Tư liệu hỗ trợ trực tuyến 6, 7 và 8 cho các tư liệu hỗ trợ phần 4.
Hình 4 biểu thị thuật toán điều trị cấp thời nhịp nhanh nhĩ nghi ngờ ổ. Màu sắc tương ức với class khuyến cáo ở bảng 1; các thuốc được liệt kể theo abc.* Đối với nhịp tự mất đi hoặc tự tái phát, chuyển nhịp đồng bộ là không phù hợp. IV chỉ đường tĩnh mạch.
Hình 5 thể hiện thuật toán điều chỉnh tiếp tục nhanh nhĩ ổ. Các màu sắc tương ứng với Class khyến cáo ở bảng 1; các thuốc liệt kê theo abc. SHD: bệnh tim thực thế.
4.1. Nhịp nhanh nhĩ ổ
AT ổ được định nghĩa ở bảng 2. AT ổ có thể dai dẳng hoặc tạm thời. Tần số nhĩ trong quá trình AT ổ thường giữa 100 bpm và 250 bpm. Sự có mặt và mức độ nặng của các triệu chứng trong quá trình AT ổ có thể thay đổi ở các bệnh nhân. AT ổ ở các quần thể người lớn thường kết hợp với tiến triển lành tính, mặc dù bệnh cơ tim qua trung gian AT đã được thông báo ở > 10% các bệnh nhân được đưa đến triệt phá do SVT liên hồi. AT ổ tạm thời nói chung và thường không đòi hỏi điều trị.
Chẩn đoán AT ổ được nghi ngờ khi tiêu chuẩn có trên ECG (phần 2). Thuật toán đã được phát triển để xác định nguồn gốc AT ổ tử hình dạng sóng P được ghi trên 12 chuyển đạo ECG chuẩn. Định khu chính xác AT ổ được khẳng định cuối cùng bằng lập bản đồ trong quá trình EPs khi triệt phá thành công đã đạt được. AT ổ có nguồn gốc thường hơn ở nhĩ phải so với nhĩ trái.
Nhịp nhanh vào lại tại nút xoang là một type AT ổ ít gặp liên quan đến vòng vào lại vi thể ở khu vực nút xoang nhĩ, tạo ra hình thái sóng P giống hệt như nhịp xoang nhanh (mặc dù đây không phải nhịp xoang nhanh). Đặc điểm phân biệt vào lại nút xoang với nhịp xoang nhanh gồm khởi phát và cắt cơn đột ngột và thường khoảng RP dài hơn so với quan sát trong quá trình nhịp xoang bình thường.
4.1.1. Điều trị cấp thời: Các khuyến cáo
RCTs về điều trị thuốc để so sánh hiệu quả ở các bệnh nhân có AT ổ trong các tình huống cấp là không có khả năng. Nhiều kết quả lâm sàng đã được thông báo tử các nghiên cứu quan sát nhỏ bao gồm các bệnh nhân vị thành niên và nhi khoa. Trong tình huống lâm sàng, nếu chẩn đoán không chắc chắn, thủ thuật cường phế vị có thể thử áp dụng để nhận biết tốt hơn cơ chế SVT. (KC 1)
Các khuyến cáo điều trị cấp thời nghi ngờ nhịp nhanh nhĩ ổ (KC 1)
4.1.2. Điều chỉnh tiếp tục: Các khuyến cáo (KC 2)
Các khuyến cáo cho điều chỉnh tiếp tục nghi ngờ nhịp nhanh nhĩ ổ (KC 2)
4.2. Nhịp nhanh nhĩ đa ổ (Multifocal Atrial Tachycardia: MAT)
MAT được định nghĩa ở Bảng 2. Cơ chế của MAT còn chưa được xác định rõ. MAT thường được kết hợp với các điều kiện nền, bao gồm bệnh phổi, tăng áp phổi, bệnh mạch vành, bệnh van tim, [137] cũng như giảm magiê máu và điều trị theophylline. [138] Việc điều trị đầu tiên là điều chỉnh trạng thái nền. Magiê tĩnh mạch cũng có thể hữu ích ở những bệnh nhân có nồng độ magiê bình thường. [139] Thuốc chống loạn nhịp nói chung không phải là hữu ích trong loại bỏ MAT. [140] Chuyển nhịp là không hữu ích trong MAT. [137]
4.2.1. Điều trị cấp thời: Khuyến cáo (KC 3)
Các khuyến cáo điều trị cấp thời nhịp nhanh nhĩ đa ổ (KC 3)
4.2.2. Điều chỉnh tiếp tục: Các khuyến cáo (KC 4)
Các khuyến cáo cho điều chỉnh tiếp tục nhịp nhanh nhĩ đa ổ (KC 4)
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389