Các đường phụ (được xác định ở bảng 2) có thể tiến hành theo hướng xuôi (anterograde), hướng ngược (retrograde), hoặc cả hai; có thể được liên kết với một số loạn nhịp trên thất khác nhau. Một số đường xuôi có thể đặt bệnh nhân vào nguy cơ SCD.
Nhịp tim nhanh phổ biến nhất liên quan đến đường phụ là orthodromic AVRT, với vòng chu kỳ sử dụng các nút AV và hệ thống His - Purkinje theo hướng xuôi, tiếp theo dẫn truyền đến tâm thất, dẫn ngược theo đường phụ, hoàn thành vòng bằng dẫn truyền qua tâm nhĩ trở lại nút nhĩ thất. Orthodromic AVRT chiếm khoảng 90% đến 95% các cơn AVRT ở bệnh nhân có một đường phụ biểu hiện. AVRT được kích thích sớm, bao gồm antidromic AVRT, chiếm 5% trong các cơn AVRT ở bệnh nhân có một đường biểu hiện và liên quan đến việc dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất thông qua con đường phụ, gây ra phức hợp QRS được kích thích sớm. Điều này được gọi là nhịp nhanh antidromic AVRT khi dẫn truyền vào lại trở lại biểu hiện ngược qua nút AV. Trong trường hợp hiếm của AVRT kích thích sớm, sự dẫn trở lại xảy ra thông qua một con đường AV phụ thứ hai. AF có thể xảy ra ở những bệnh nhân với các đường phụ, có thể dẫn đến dẫn truyền vô cùng nhanh đến tâm thất trên một đường biểu hiện, làm tăng nguy cơ gây rung thất và SCD.
Dẫn truyền xuôi nhanh qua đường phụtrong AF có thể dẫn đến SCD ở bệnh nhân có một đường phụ biểu hiện, với phạm vi nguy cơ 10 năm dao động từ 0,15% đến 0,24%. [164.165] Thật không may, SCD có thể được biểu hiện đầu tiên của bệnh nhân với chẩn đoán WPW. Gia tăng nguy cơ SCD được liên kết với bệnh sử có nhịp tim nhanh triệu chứng, nhiều đường phụ, khoảng R-R kích thích sớm ngắn nhất <250 ms trong AF. Nguy cơ SCD kết hợp với WPW xuất hiện cao nhất trong 2 thập kỷ đầu tiên của đời sống.
6.1. Điều chỉnh các bệnh nhân có các đường phụ biểu hiện hoặc ẩn
Xem hình 8 cho thuật toán điều trị cấp thời orthodromic AVRT, hình 9 cho thuật toán điều chỉnh tiếp tục orthodromic AVRT và các tư liệu hỗ trợ online 11 đến 15 có tử liệu bổ xung hỗ trợ cho chương 6.
Hình 8, chỉ thuật toán điều chỉnh orthodromic AVRT. Màu sắc tương ứng với Class khuyến cáo ở bảng 1; các thuốc được liệt kê theo alphabê. * Đối với những nhịp được ngừng hoặc tái phát một cách tự nhiên, chuyển nhịp đồng bộ là không phù hợp. AVRT chỉ nhịp nhanh vào lại nhĩ thất; ECG chỉ điện tâm đồ, IV chỉ tiêm truyền tĩnh mạch.
Hình 9 thuật toán điều chỉnh tiếp tục orthodromic AVRT. Màu sắc tương ưng Class khuyến cáo ở bảng 1; các thuốc liệt kê theo alphabe. AVRT chỉ nhịp nhanh vào lại nhĩ thất; ECG, điện tâm đồ; BN, bệnh nhân, SHD, bệnh tim cấu trúc (gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ).
6.1.1. Điều trị cấp thời: Các khuyến cáo (KC 7)
Các khuyến cáo cho điều trị cấp thời Orthodromic AVRT (KC 7)
6.1.2. Điều chỉnh tiếp tục: Các khuyến cáo (KC 8)
Các khuyến cáo cho điều chỉnh tiếp tục Orthodromic AVRT (KC 8)
6.2. Điều chỉnh kích thích sớm không triệu chứng
6.2.1. Các cầu hỏi PICOTS quan trọng
Xem báo cáo ERC tổng quan hệ thống, "Phân tầng nguy cơ đối với biến cố loạn nhịp tim ở bệnh nhân có kích thích sớm không triệu chứng" cho việc xem xét các bằng chứng đầy đủ về việc điều chỉnh kích thích sớm không triệu chứng, 10 và xem dữ liệu trực tuyến bổ sung 13, 14, và 15 cho dữ liệu bổ sung trong kích thích sớm không triệu chứng, được sao chép trực tiếp từ tổng quan hệ thống của ERC. Những khuyến cáo này đã được thiết kế với SR ký hiệu để nhấn mạnh sự chặt chẽ của các hỗ trợ từ tổng quan hệ thống của ERC. Câu hỏi PICOTS 1 đã không cung cấp đủ dữ liệu cho khuyến cáo; các câu hỏi PICOTS 3 khác được đề cập trong các khuyến cáo ở Mục 6.2.2.
Tiếp theo 4 câu hỏi được ERC xem xét:
1. Độ chính xác của nghiên cứu điện sinh lý (EPs) xâm lấn dự báo tương đối (không triệt phá qua catheter đường phụ) đối lại với không test cho dự báo biến cố rối loạn nhịp (gồm SCD) ở các bệnh nhân kích thích sớm không triệu chứng là gì ?
2. Tính hữu ích của nghiên cứu EP xâm lấn là gì (không triệt phá qua catheter đường phụ) đối lại với không test để dự báo biến cố rối loạn nhịp (gồm SCD) ở bệnh nhân kích thích sớm không triệu chứng là gì ?
3. Tính hữu ích của nghiên cứu EP xâm lấn (không triệt phá đường phụ qua catheter) hoặc nghiên cứu EP không xâm lấn để dự đoán các biến cố rối loạn nhịp tim (bao gồm SCD) ở bệnh nhân kích thích sớm không triệu chứng là gì ?
4. Hiệu quả và hiệu lực của các nghiên cứu EP xâm lấn với triệt phá qua catheter đường phụ phù hợp so với các test không xâm lấn với điều trị (bao gồm theo dõi) hoặc không có test / triệt phá cho phù hợp để ngăn ngừa các biến cố rối loạn nhịp tim (bao gồm SCD) và cải thiện kết quả ở bệnh nhân kích thích sớm không triệu chứng là gì ?
6.2.2. Các bệnh nhân kích thích sớm không triệu chứng: Các khuyến cáo (KC 9)
Các khuyến cáo cho điều chỉnh các bệnh nhân kích thích sớm không triệu chứng (KC 9 )
6.3. Phân tầng nguy cơ các bệnh nhân có các đường phụ biểu hiện có triệu chứng: Các khuyến cáo (KC 10)
Các khuyến cáo điều chỉnh các bệnh nhân có đường phụ biểu hiện có triệu chứng (KC 10)
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389