Điện tâm đồ (ĐTĐ) là một đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong khi hoạt động co bóp.
KHÁI QUÁT NGUYÊN LÝ ĐIỆN TÂM ĐỒ (ĐTĐ)
Định nghĩa
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là một đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong khi hoạt động co bóp.
Điện sinh lý học cơ tim
Hai yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình hình thành dòng điện tạo ra trong khi tim co bóp là sự chênh lệch nồng độ các inon Na+, K+, Ca++, Mg++ trong và ngoài tế bào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào cơ tim. Quá trình này diễn ra qua các giai đoạn sau:
Lúc tế bào nghỉ ngơi
Màng tế bào cơ tim chỉ có tính thấm chọn lọc với ion K+. Bình thường K+ ở trong tế bào lớn hơn ngoài tế bào 30 lần (khoảng 150 mmol/l ). Nếu ta đặt hai điện cực ở mặt trong và ở mặt ngoài tế bào cơ tim ta sẽ thu được 1 hiệu điện thế qua màng lúc nghỉ là - 90 mV. Lúc này mặt ngoài tế bào dương tính tương đối hơn mặt trong.
Khi tế bào hoạt động: tức lúc bị kích thích do xung động từ nút xoang đến.
Trong thời điểm này màng tế bào cơ tim trở nên thẩm thấu chọn lọc với Na+. Bình thường nồng độ Na+ ở ngoài tế bào lớn gấp 10 lần bên trong (khoảng 142 mmol/l), nên phần lớn Na+ ồ ạt, nhanh chóng vào trong tế bào, làm cho điện thế qua màng tăng vọt lên + 20 mV và được gọi là điện thế hoạt động. Do Na+ vào trong tế bào, làm thay đổi nồng độ ion, nên mặt ngoài trở nên âm tính hơn mặt trong.
Hiện tượng mất cực dương bên ngoài còn gọi là hiện tượng khử cực, tương ứng với giai đoạn 0 trên sơ đồ đường cong điện thế sinh lý tế bào cơ tim. Tiếp theo giai đoạn khử cực là giai đoạn tái cực, bao gồm tái cực chậm (giai đoạn 1, 2) và tái cực nhanh (giai đoạn 3). Trong giai đoạn này Na+ vào chậm dần và ngừng hẳn, K+ bắt đầu ra ngoài, sau đó đạt tối đa cho đến thăng bằng điện thế qua màng. Do K+ ra ngoài nhiều, mặt ngoài tế bào trở nên dương tính hơn mặt trong.
Các kênh Na+, Ca++, K+, thẩm thấu qua màng tế bào
Điện thế hoạt động và các kênh Na+, Ca++, K+
Các thời kỳ trơ của tế bào
Khử cực chậm tâm trương (giai đoạn 4)
Khi tế bào bước vào trạng thái nghỉ ngơi, nhờ một bơm tự động vận chuyển K+ vào trong tế bào (sau khi ra ngoài) và Na+ trở ra ngoài (sau khi đi vào trong tế bào). Quá trình này xảy ra tương đối hằng định và kéo dài đạt đến điện thế ngưỡng - 60 mV, sẽ bước vào giai đoạn khử cực mới và tạo nên điện thế hoạt động mới. Quá trình này là 1 đặc trưng cơ bản của tim, còn gọi là tính tự động tim. Trên hệ thống thần kinh tim tính tự động ở nút xoang, nút nhĩ thất cao hơn ở cơ nhĩ và thất.
Sau khi hình thành, dòng điện tim được lan truyền từ tế bào cơ tim này đến tế bào cơ tim khác và ra cơ, bề mặt cơ thể. Nếu ta đặt 2 điện cực khác nhau ở trên bề mặt cơ thể và nối với bộ phận khuyếch đại tín hiệu của máy điện tim sẽ ghi các sóng điện tâm đồ, còn gọi là chuyển đạo tim
Theo bacsinoitru.com
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389