Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung
Ngày 28/02/2017 08:48 | Lượt xem: 1658

Mức độ IIb

1. Trong việc tái tưới máu mạch vành để điều trị các BN bị HCMVC không ST chênh lên thì chiến lược PCI nhiều mạch nên được áp dụng hơn là PCI chỉ tập trung vào mạch tổn thương. (Mức độ bằng chứng B).

a. PCI – Các thuốc kháng tiểu cầu đường uống và đường tĩnh mạch phối hợp

Loại I

1. BN đã sử dụng Aspirin hàng ngày trước khi tiến hành PCI nên dùng 81 mg đến 325 mg Aspirin không có vỏ bọc (tan trong ruột) trước khi tiến hành PCI (Mức độ bằng chứng B).

2. Những BN không được điều trị bằng Aspirin trước đó nên dùng 325 mg Aspirin không có vỏ bọc loại tan trong ruột càng sớm càng tốt trước khi tiến hành PCI (Mức độ bằng chứng B).

3. Sau PCI, BN nên tiếp tục sử dụng Aspirin kéo dài vô hạn định với liều 81 mg đến 100 mg hàng ngày, tốt nhất 81 mg/ngày (Mức độ bằng chứng B).

4. Nên sử dụng một liều nạp thuốc ức chế thụ thể P2Y12 trước khi tiến hành thủ thuật đặt Stent. (Mức độ bằng chứng A). Các lựa chọn bao gồm

• Clopidogrel: 600 mg (Mức độ bằng chứng B) hoặc

• Prasugrel: 60 mg (Mức độ bằng chứng B) hoặc

• Ticagrelor: 180 mg (Mức độ bằng chứng B).

5. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên và có các yếu tố nguycơ cao (ví dụ tăng Troponin), không được điều trị tốt trước đó bằng Clopidogrel hoặc Ticagrelor, việc sử dụng thuốc ức chế GP IIb/IIIa (Abciximab, Eptifbatide liều bolus kép, hoặc Tirofiban bolus liều cao) tại thời điểm tiến hành PCI là rất hữu ích (Mức độ bằng chứng A).

6. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được đặt Stent (Stent không phủ thuốc hoặc Stent phủ thuốc), phải sử dụng thuốc ức chế thụ thể P2Y12 kéo dài ít nhất 12 tháng. Các lựa chọn bao gồm:

- Clopidogrel: 75 mg hàng ngày (Mức độ bằng chứng B) hoặc

- Prasugrel: 10 mg hàng ngày (Mức độ bằng chứng B) hoặc

- Ticagrelor: 90 mg hai lần hàng ngày (Mức độ bằng chứng B).

Loại IIa

1. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được điều trị với chiến lược can thiệp sớm và/hoặc đặt Stent mạch vành, việc sử dụng Ticagrelor thay vì Clopidogrel là hợp lý. (Mức độ bằng chứng B).

2. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được tiến hành PCI, những người không có nguy cơ cao bị biến chứng chảy máu, việc chọn Prasugrel thay cho Clopidogrel là hợp lý. (Mức độ bằng chứng B).

3. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên và có các đặc điểm có nguy cơ cao (ví dụ: tăng Troponin) đã được điều trị với UFH và đã điều trị đầy đủ trước đó với Clopidogrel, việc sử dụng thuốc ức chế GP IIb/IIIa (Abciximab, Eptifibatide liều bolus gấp đôi hoặc Tirofiban bolus liều cao) khi tiến hành PCI là hợp lý (Mức độ bằng chứng B).

4. Sau PCI, việc sử dụng Aspirin với liều 81 mg/ngày hợp lý hơn là dùng liều duy trì cao hơn (Mức độ bằng chứng B).

5. Nếu nguy cơ tử vong do xuất huyết vượt quá những lợi ích mong đợi của việc sử dụng thuốc ức chế P2Y12 theo khoảng thời gian khuyến cáo sau khi đặt Stent thì việc ngừng thuốc sớm (ví dụ sau 6 tháng) là hợp lý (Mức độ bằng chứng C).

Loại IIb

1. Có thể xem xét việc tiếp tục sử dụng liệu pháp kháng tiểu cầu kép (DAPT) trên 12 tháng ở những BN được đặt Stent khi nguy cơ chảy máu thấp, không có biểu hiện chảy máu khi dùng DAPT trước đó. (Mức độ bằng chứng C).

Loại III: Có hại

1. Không nên sử dụng Prasugrel ở những BN có tiền sử đột quị hoặc cơn thiếu máu thoáng qua (Mức độ bằng chứng B).

a. Thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa ở bệnh nhân can thiệp động mạch vành (PCI)

Loại I

1. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên và có các đặc điểm có nguy cơ cao (ví dụ: tăng Troponin) và không được điều trị đầy đủ trước đó với Clopidogrel hoặc Ticagrelor, việc sử dụng thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa (Abciximab, Eptifibatide liều bolus gấp đôi hoặc Tirofiban bolus liều cao) tại thời điểm tiến hành PCI là hữu ích (Mức độ bằng chứng A).

Loại IIa

1. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên và có các đặc điểm có nguy cơ cao (ví dụ: tăng Troponin) được điều trị với UFH và được điều trị đầy đủ trước đó với Clopidogrel hoặc Ticagrelor, việc sử dụng thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa (Abciximab, Eptifibatide liều bolus gấp đôi hoặc Tirofiban bolus liều cao) tại thời điểm tiến hành PCI là hợp lý (Mức độ bằng chứng B).

b. Liệu pháp chống đông ở những bệnh nhân được làm PCI

Xem bảng 8 về phần thông tin về liều lượng cho các thuốc chống đông đường tiêm truyền trong khi tiến hành PCI. Các thuốc này có thể được sử dụng theo các khuyến cáo sau:

Loại I

  1. Thuốc chống đông cần được sử dụng cho những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được tiến hành PCI để giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong ĐMV và trong Catheter. (Mức độ bằng chứng C).
  2. Sử dụng UFH đường tĩnh mạch là hữu ích với những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được tiến hành PCI. (Mức độ bằng chứng C).
  3. Bivalirudin là một thuốc chống đông hữu ích được sử dụng cùng hoặc không với UFH ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được tiến hành PCI (Mức độ bằng chứng B).
  4. Nên sử dụng thêm một liều Enoxaparin bổ sung 0,3 mg/kg đường TM tại thời điểm tiến hành PCI ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được nhận ít hơn 2 liều tiêm dưới da (ví dụ 1 mg/kg TDD) hoặc được nhận mũi Enoxaparin tiêm dưới da cuối cùng 8 đến 12 giờ trước khi tiến hành PCI. (Mức độ bằng chứng B).
  5. Nếu tiến hành PCI khi BN đang được dùng Fondaparinux, nên thêm một liều UFH 85 IU/kg đường tĩnh mạch trước khi tiến hành PCI để giảm nguy cơ hình thành huyết khối Catheter (60 IU/kg IV nếu đã sử dụng thuốc ức chế GP IIb/IIIa, liều UFH điều chỉnh theo thời gian đông máu hoạt hóa mục tiêu). (Mức độ bằng chứng B).
  6. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên, có thể dừng liệu pháp chống đông sau khi tiến hành PCI thành công trừ khi có lí do thuyết phục cho việc tiếp tục sử dụng liệu pháp điều trị này (còn tồn tại hẹp, huyết khối, các nhánh khác…) (Mức độ bằng chứng C).

Loại IIa

  1. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được tiến hành PCI có nguy cơ xuất huyết cao, việc sử dụng Bivalirudin đơn trị liệu thay vì kết hợp UFH và một thuốc ức chế GP IIb/IIIa là hợp lý (Mức độ bằng chứng B).

Loại IIb

  1. Sử dụng Enoxaparin trong khi tiến hành PCI trên những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên đã được điều trị bằng Enoxaparin tiêm dưới da là hợp lý (Mức độ bằng chứng B).

Loại III: Có hại

1. Không nên sử dụng Fondaparinux là thuốc chống đông đơn độc trong PCI ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên do nó làm tăng nguy cơ huyết khối trong Catheter) (Mức độ bằng chứng B).

Theo vnha.org

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua google bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua twitter bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua MySpace bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua LinkedIn bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua stumbleupon bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua icio bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua digg bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua yahoo bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua yahoo bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua yahoo bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung Chia sẽ qua yahoo bài: Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (PCI) – Những cân nhắc chung

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP