II. Nguy cơ huyết khối nếu không dùng kháng đông:
Chỉ định dùng kháng đông trong lâm sàng gồm mang van nhân tạo (đặc biệt cơ học), rung nhĩ, huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc phổi, huyết khối trong buồng tim.
Nguy cơ biến chứng thuyên tắc huyết khối khi không dùng kháng đông khác nhau tùy theo tình trạng bệnh lý riêng biệt(Bảng 2).
Rung nhĩ là bệnh dùng kháng đông phổ biến nhất hiện nay. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ tim mạch lên 5 lần nếu không điều trị. Theo mộtphân tích tổng hợp 29 thực nghiệm lâm sàng bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim, warfarin liều điều chỉnh làm giảm đột quỵ 64% so với không điều trị, trong khi thuốc chống tiểu cầu chỉ giảm được 22%. Các hướng dẫn điều trị hiện nay đều thống nhất điều trị kháng đông cho bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim với nguy cơ thuyên tắc huyết khối trung bình-cao (CHA2DS2 -VASc≥1 điểm ở nam và ≥ 2 điểm ở nữ).
Nguy cơ VTE tái phát sau ngưng kháng đông phụ thuộc 3 yếu tố: vị trí huyết khối tĩnh mạch sâu (VTE) lúc chẩn đoán, thời gian điều trị kháng đông và còn yếu tố nguy cơ gây VTE hay không. Nguy cơ tái phát cao hơn nếu thời gian điều trị ngắn và có tình trạng ưahuyết khối (Thrombophilic conditions). Sau VTE có triệu chứng cơn đầu, nguy cơ thuyên tắc phổi tử vong ở bệnh nhân điều trị ít nhất 3 tháng với kháng vitamin K khoảng 0,19% - 0,49% bệnh nhân-nămvà tỉ lệ tử vong theo case (case fatility rate) khoảng 4-9%. Các yếu tố khác bao gồm tuổi cao, VTE vùng chân đùi.Ởbệnh nhân không dùng được kháng đông dự phòng, lưới lọc tĩnh mạch chỉ làm giảm được tỉ lệ thuyên tắc phổi, nhưng có thể làm tăng tỉ lệ DVT.
Ở bệnh nhân van cơ học, tỉ lệ biến chứng thuyên tắc khoảng 4% bệnh nhân-nămnếu không dùng kháng đông. Nguy cơ thuyên tắc huyết khối liên quan đến cả vị trí valve (2 lá hoặc động mạch chủ),loại van cũng như có rung nhĩ,tiền sử huyết khối van trước đây và các yếu tốnguy cơ đột quỵ khác hay không. Ngoài ra, thời gian sau mổ thay van cũng rất quan trọng, trong tháng đầu là nguy cơ cao nhất, đặc biệt là bệnh nhân thay van 2 lá cơ học.
Bảng 2:Nguy cơ ĐQ thiếu máu và hướng dẫn thời điểm chỉ định lại kháng đông sau xuất huyết não (XHN)
Tình trạng lâm sàng |
Nguy cơ đột quị thiếu máu |
Kháng đông uống sau XHN |
Thời điểm bắt đầu |
Rung nhĩ |
0,8-20% (Bảng 2) |
Xem xét/nguy cơ thuyên tắc TB-cao |
>14 ngày sau XHN |
Bệnh cơ tim - Giảm CNTT không RN - Giảm CNTT kèm RN - Huyết khối TT
- Huyết khối nhĩ/tiểu nhĩ trái |
- 1,6-4%/năm - 2-18%/năm - 15%/3 tháng |
- Không - Tương tự BN rung nhĩ - Chỉ định sau XHN lần đầu or XHN với YTNC đã điều chỉnh được
- Xem xét đóng tiểu nhĩ |
- >14 ngày sau XHN - Sớm nhất có thể. Máu tụ ổn định trên CT não. Bắt đầu với liều thấp. - Sớm nhất có thể nếu không đóng tiểu nhĩ được. |
Bệnh van tim - Bệnh van 2 lá hậu thấp - Hai lá hậu thấp có RN - Hai lá hậu thấp có HK nhĩ trái hoặc thuyên tắc |
- 5%/năm - >5%/năm - #9% |
- Không - Dùng sau XHN lần đầu - Chỉ định sau XHN lần đầu |
- >14 ngày sau XHN - Sớm nhất có thể
|
Van tim nhân tạo - Van2lá/ĐMC sinh học Không rung nhĩ
Có rung nhĩ - Van hai lá cơ học - Van ĐMC cơ học - Van hai lá và ĐMC cơ học |
- 1-2%/0,4-1,9% (17%/3 tháng) - Giống rung nhĩ - 22%/năm - ≥12%/năm - 91% |
Không
- Giống rung nhĩ - Dùng sau XHN lần đầu - Dùng sau XHN lần đầu - Dùng sau XHN lần đầu |
/
- >14 ngày sau XHN - Sớm nhất có thể - Sớm nhất có thể - Sớm nhất có thể |
IV. Cân bằng lợi ích và nguy cơ:
Quyết định dùng lại kháng đông sau XHN sớmcầncân bằng lợi ích/nguy cơ trên mỗi bệnh nhân. Hiện chưa có nghiên cứu tiền cứu nào đánh giá lợi ích lâm sàng của dùng lại kháng đông sauXHN.
Một số nghiên cứu dùng lại kháng đông sau XHN tóm tắt ở bảng 3. Nhìn chung tỉ lệ dùng lại kháng đông là thấp (khoảng 19-35%, trung bình khoảng 24%). Thời gian dùng lại trung bình thay đổi từ 18-65 ngày, trung bình khoảng 31 ngày. Hầu hết bệnh nhân dùng lại là mang van cơ học (khoảng 68%) và rung nhĩ (10%). Đối tượng dùng lại thường trẻ hơn, XHN không nặng theo đánh giá lâm sàng (NIHSS vàthangđiểmxuất huyết não- ICH score) và đánh giá chức năng (mRS cải tiếntừ 0-3). Trong các nghiêncứu này, vị trí xuất huyết không ảnh hưởng đến quyết định dùng lại kháng đông. Trong năm theo dõi đầu tiên, nhóm bệnh nhân điều trị có tỉ lệ thiếu máu cục bộ thấphơn (5,2 so với 15% P<0,001) và tăng nguy cơ chảy máu không có ý nghĩa thông kê (8,1% so với 6,%, P=0,48). Sau 5 năm, nhóm dùng lại kháng đông giảm tỉ lệ tử vong (8,5% so với 18%, HR 0,56;95% CI 0,46 – 0,71),đột quỵ thiếu máu (3,5 so với 36% HR hiệu chỉnh 0,55;95% CI 0,37 – 0,81) và tái xuất huyết não không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (3,6 so với 5,1%, HR 0,79;95% CI 0,59 – 1,19). Phân nhóm bệnh nhân rung nhĩ dùng lại kháng đông có tỉ lệ biến cố thiếu máu cục bộ thấp hơn và tăng không có ý nghĩa biến chứng chảy máu so với bệnh nhân rung nhĩ không dùng lại kháng đông.
Bảng 3:Các nghiên cứu sử dụng kháng đông sau XHN liên quan kháng đông
Nghiên cứu |
Cỡ mẫu |
% BN dùng lại |
Nguy cơ XHN tái phát/1 năm |
Nguy cơ TEE/1 năm |
Tử suất/1 năm |
Nielsen PB et al. (2015) |
1752NVAF |
621(35,4) |
8,0% vs 8,6% |
5,3% vs 10,4% |
9,7% vs 19,1% |
Kuramatsu et al. (2015) |
566AF |
110(19,4) |
3,9% vs 3,9% |
5,5% vs 14,9% |
8,2% vs 37,1% |
Witt DM et al. (2015) |
160 |
54(33,8) |
3,7% vs 7,6% |
0% vs 1,9% |
18,5%vs 31,1% |
Yung D et al. (2012) |
284 |
91(32) |
<2% vs 0% |
Không báo cáo |
48% vs 61% |
Poly D et al. (2014) |
267 |
267 |
2,6% |
1,9% |
5,6% |
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389