TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu vai trò siêu âm Doppler tim trong hướng dẫn lập trình tối ưu hoá máy tạo nhịp tái động bộ cơ tim (CRT) ở bệnh nhân suy tim nặng theo phương pháp tối ưu hóa thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 50 bệnh nhân đã được cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) tại Viện Tim mạch Việt Nam từ 3/2012 - 3/2013 và được lập trình tối ưu hóa thời gian dẫn truyền nhĩ thất dưới sự hướng dẫn của siêu âm Doppler tim sau
1 tháng cấy máy tạo nhịp CRT.
Kết quả: Theo dõi sau 1 tháng cấy máy CRT cho thấy khi tối ưu hóa dẫn truyền nhĩ thất nếu đặt thời gian dẫn truyền khoảng thời gian dẫn truyền nhĩ thất ở mức 170 ms có thể làm giảm sự mất đồng bộ cơ tim rõ nhất.
Kết luận: Cung lượng tim và mức độ hở hai lá biến đổi nhiều khi thay đổi thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
Từ khóa: Tối ưu hóa thời gian dẫn truyền nhĩ thất, máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (CRT).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng tim; dẫn đến tim không còn khả năng đáp ứng các nhu cầu chuyển hóa của cơ thể mà chủ yếu là nhu cầu về oxy, bằng các cơ chế bù trừ khác nhau. Suy tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong những nguyên nhân tử vong do tim mạch. Tại Mỹ hiện có khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm có trên 500.000 người được chẩn đoán lần đầu suy tim. Số tử vong do suy tim tại Mỹ hàng năm là 250.000 người [1]. Tại Việt Nam, có khoảng 320.000 người đến 1,6 triệu người suy tim cần điều trị.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp điều trị suy tim nhưng đôi khi không đạt hiệu quả như mong muốn. Thay tim là một biện pháp điều trị suy tim được chỉ định trong tình huống này, tuy nhiên ở Việt Nam thay tim hiện chưa được chỉ định rộng rãi do kinh phí tốn kém và nguồn cho tim hạn chế. Trong những năm gần đây, khái niệm mất đồng bộ co bóp cơ tim đang được đề cập đến nhiều hơn. Mất đồng bộ cơ tim làm nặng nề thêm tình trạng suy tim. Hiện tượng này gặp ở 15-30% ở những bệnh nhân suy tim nặng [2]. Khi đó liệu pháp tái đồng bộ cơ tim (CRT) đã được đề xuất như là một điều trị tiếp theo ở những bệnh nhân suy tim nặng không đáp ứng thuốc.
Tại Viện Tim mạch Việt Nam các bác sỹ đã tiến hành cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ co bóp cơ tim cho các bệnh nhân suy tim nặng và đã có kết quả khả quan. Tuy nhiên đôi khi có các bệnh nhân đã được cấy máy tái đồng bộ cơ tim chưa có được hiệu quả điều trị như mong muốn. Tham khảo một số tài liệu [3, 10, 11] chúng tôi thấy có thể dùng siêu âm Doppler tim để hướng dẫn lập trình tối ưu hóa hiệu quả của máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim. Để đạt được hiệu quả điều trị tối đa từ CRT, điều quan trọng là phải tối ưu hóa lợi ích thu được của CRT. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để tối ưu hóa CRT. Mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm khác nhau đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng. Trong đó phương pháp tối ưu hóa thời gian dẫn truyền nhĩ thất là rất quan trọng vì tối ưu thời gian đổ đầy thất cải thiện chức năng tim trong hầu hết các trường hợp. Mục đích của tối ưu hóa dẫn truyền AV là để tránh tâm thất trái co sớm trong khi chưa được đổ đầy máu.
Các báo cáo sớm đã chỉ ra rằng các bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối với máy tạo nhịp hai buồng có sự cải thiện đáng kể chức năng tim với dẫn truyền AV ngắn [3, 4]. Các nghiên cứu sâu hơn tuy vậy lại không chỉ ra được các tác động có lợi khi cho thời gian dẫn truyền AV ngắn [5, 6]. Thay vào đó các tác giả đã chứng minh vai trò của khả năng mỗi bệnh nhân tự đáp ứng với thiết bị CRT với sự chậm chễ AV tối ưu, thậm chí thay đổi sự chậm chễ dẫn truyền AV đã thay đổi không đáng kể chức năng tim [7, 8]. Một số tác giả suy đoán rằng sự cải thiện ở những bệnh nhân suy tim bằng tối ưu hóa sự dẫn truyền AV dựa trên sự thay đổi trình tự cơ học của dẫn truyền nhĩ thất và trình tự kích hoạt hai tâm thất. Vì vậy có thể suy đoán rằng tối ưu hóa dẫn truyền AV là một yếu tố quan trọng ở những bệnh nhân được hưởng lợi từ CRT. Một số nghiên cứu [7, 9] cho thấy rằng tối ưu hóa dẫn truyền nhĩ thất ảnh hưởng tích cực tới huyết động học mặc dù tạo nhịp hai buồng thất đóng một vai trò tích cực đối với cải thiện chức năng tim.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm “Nghiên cứu vai trò siêu âm Doppler tim trong hướng dẫn lập trình tối ưu hoá máy tạo nhịp tái động bộ cơ tim (CRT) ở bệnh nhân suy tim nặng theo phương pháp tối ưu hóa thời gian dẫn truyền nhĩ thất”.
Theo vnha.org
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389