Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2)
Ngày 16/06/2017 10:37 | Lượt xem: 1273

Phương trình liên quan giữa Bilirubin toàn phần và điểm Syntax
Hệ số tương quan của hàm lượng Bilirubin toàn phần huyết tương và điểm Syntax là r = -0.32 (|r|> 0.3 (tương quan vừa)),

giá trị của hàm lượng Bilirubin toàn phần huyết tương và điểm Syntax có tương quan tuyến tính với nhau ở mức độ vừa, với giá trị p < 0,001. Bilirubin toàn phần trong huyết tương có mối tương quan nghịch với điểm Syntax. Vậy phương trình tương quan là:
Syntax Score = -0.774*Total Bilirubin + 24.654

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tuổi
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 64.61 ± 10.044. So sánh độ tuổi mắc bệnh ĐMV của chúng tôi với một số tác giả khác như Nguyễn Hồng Sơn nghiên cứu 307 bệnh nhân được chụp động mạch vành tuổi trung bình là 64,64 ± 10,07[8]. Tác giả Nguyễn Phương Anh và cộng sự nghiên cứu trên 51 bệnh nhân thấy tuổi trung bình là 64.25 ± 8.95 [9].

Kết quả nghiên cứu về độ tuổi trung bình của chúng tôi phù hợp với các tác giả khác.

Đặc điểm giới
Nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu ở nam giới chiếm tỷ lệ 69.9%, kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác như Nguyễn Quang Tuấn (74,7%) [10], Nguyễn Phương Anh (66,7%) [9]. Do đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen không tốt như hút thuốc lá, rượu bia làm gia tăng tỷ lệ bệnh động mạch vành, do vậy nam hay bị tỉ lệ bệnh động mạch vành hơn nữ.

Đặc điểm yếu tố nguy cơ
Béo phì: Trong nghiên cứu của tôi có 28.3% ở 127 bệnh nhân thừa cân và béo phì được chụp ĐMV. Tỷ lệ này cũng tương đương với tác giả Lê Thị Hoài Thu năm 2007 ghi nhận tại Viện Tim mạch Việt Nam tỷ lệ béo phì và thừa cân trên 272 bệnh nhân HCVC là 30.5%[11].

Tăng huyết áp: Tỷ lệ THA càng ngày càng có xu hướng tăng. Theo Nguyễn Lân Việt, trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị THA[12].
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 372 bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh ĐMV được chỉ định chụp ĐMV tại Viện Tim mạch Việt Nam có tỷ lệ 50.9%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Xuân Cương 49.6%, Nguyễn Hồng Sơn[8] (58.3%), Phan Đồng Bảo Linh: 54.55 %[13].
Đái tháo đường: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 15.5% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ này tương đương với các tác giả khác: Nguyễn Phương Anh[9]: 17.6%, Lê Thị Hoài Thu [11]: 12.5%, Trịnh Xuân Cương: 18.6%[14].
Đặc điểm Bilirubin toàn phần trong huyết tương
Mối liên quan giữa Bilirubin với các yếu tố nguy cơ tim mạch
Tuổi
Do nhóm tuổi < 50 không đủ lớn, chúng tôi chỉ so sánh nhóm bệnh nhân từ 50-69 tuổi và nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi. Nhóm 50-69 tuổi: hàm lượng Bilirubin TP trung bình là 11,76±6,36 µmol/L, nhóm ≥ 70 tuổi: hàm lượng Bilirubin TP trung bình là: (X ± Sx) = 9,78±4,059 µmol/L. So sánh hàm lượng lượng Bilirubin TP theo 2 nhóm này chúng ta thấy có sự khác biệt với p = 0,007 < 0,05, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Akboga và cộng sự cũng thấy có sự khác hàm lượng Bilirubin TP theo tuổi, tuổi càng lớn hàm lượng Bilirubin toàn phần càng thấp[1]. Ömer Sahin và cộng sự cũng cho kết quả tương tự với p = 0,021< 0,05[6].

THA
Hàm lượng Bilirubin toàn phần trung bình ở bệnh nhân tăng huyết áp là 9,56 ± 4,295 µmol/L, hàm lượng Bilirubin toàn phần trung bình ở bệnh nhân không tăng huyết áp là 12,77±6,53 µmol/L. So sánh trung bình giữa nhóm có THA và không THA có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Chun-Chin Chang và cộng sự (2016) trong nghiên cứu của tác giả cũng thấy có sự khác biệt hàm lượng Bilirubin TP giữa nhóm THA và không THA với p = 0,01 < 0,05, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Đái tháo đường
Hàm lượng Bilirubin toàn phần trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ là 9,77 ± 5,072 µmol/L, Bilirubin toàn phần trung bình ở nhóm bệnh nhân không ĐTĐ là 11,38 ± 5,81 µmol/L. So sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm chúng tôi thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,035 < 0,05. Chun-Chin Chang và cộng sự (2016) trong nghiên cứu của mình p = 0,025 < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê[2]. Takashi Kuwano và cộng sự (2011) cũng thấy có sự khác biệt hàm lượng Bilirubin TP giữa nhóm ĐTĐII và nhóm không bị ĐTĐII với p = 0,005 < 0,05.

Theo vnha.org

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua google bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua icio bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua digg bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm hiểu mối liên quan giữa hàm lượng Bilirubin toàn phần trong huyết tương và mức độ tổn thương động mạch vành (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP