Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận
Ngày 21/06/2017 11:10 | Lượt xem: 1080

BÀN LUẬN

Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành trung bình là 5,2 ± 1,4 giây (78 ± 20 frames). Thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành sớm nhất là 3,3 giây (50 frames) và lâu nhất là 12 giây (180 frames). 

Bệnh nhân có thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành lâu chứng tỏ tổn thương tắc nghẽn rất nặng ở hệ vi mạch và cơ tim. Máu không thể tuần hoàn nhanh chóng qua cơ tim để trở về hệ tĩnh mạch được.

Khi so sánh với nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp trên thất được thăm dò điện sinh lý và chụp động mạch vành không có tổn thương động mạch vành, thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên kéo dài hơn so với nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp trên thất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 

Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở nhóm bệnh nhân hẹp hai lá trong nghiên cứu của Haridasan là 3,5 ± 0,99 [9]. Thời gian này ngắn hơn thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành của chúng tôi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Khi phân tích thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành theo động mạch vành tổn thương chúng tôi nhận thấy thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành của động mạch vành phải dài hơn động mạch liên thất trước và động mạch mũ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tĩnh mạch tim nhỏ và tĩnh mạch thất sau dẫn lưu một phần máu của tim phải đổ vào xoang tĩnh mạch vành. Tim trái được dẫn lưu gần như toàn bộ máu đổ vào xoang tĩnh mạch vành về nhĩ phải.

Khi phân tích thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành và giới tính chúng tôi nhận thấy rằng nhóm bệnh nhân nữ giới có thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành dài hơn nam giới, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

Phụ nữ bị NMCT cấp có tỷ lệ tử vong và biến chứng cao hơn do nữ giới mắc NMCT có tuổi cao hơn và nhiều bệnh phối hợp hơn nam giới [14]. Các bệnh nhân cao tuổi thường đến viện muộn, tổn thương nhiều nhánh ĐMV, tỷ lệ các biến chứng tim mạch trong vòng 30 ngày cao hơn.

n luận về thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành và mức độ dòng chảy TIMI

Khi phân tích thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở hai nhóm chúng tôi nhận thấy rằng nhóm bệnh nhân có dòng chảy TIMI-2 có thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành là 8 ± 1,7 giây, nhóm bệnh nhân có dòng chảy TIMI-3 có thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành là 4,9 ± 1 giây. Thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở bệnh nhân có mức độ dòng chảy TIMI-2 kéo dài hơn bệnh nhân có mức độ dòng chảy TIMI-3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.

Khi phân tích mối liên quan giữa thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành và mức độ dòng chảy TIMI chúng tôi thu được hệ số R = -0,47 với p = 0,0000. Như vậy thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành có tương quan nghịch biến với mức độ dòng chảy TIMI. Mức độ dòng chảy TIMI càng thấp, thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành càng kéo dài.

Sau can thiệp vẫn còn khoảng 10% bệnh nhân không đạt dòng chảy TIMI-3 mà không hề có bóc tách động mạch vành hay huyết khối tắc mạch. Nguyên nhân do tắc các vi mạch, tổn thương tái tưới máu. Chính vì vậy, thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành của các bệnh nhân này sẽ kéo dài hơn.

Nhóm1: Các bệnh nhân có mức độ tưới máu cơ tim TMP-3.

Nhóm2: Các bệnh nhân có mức độ tưới máu cơ tim TMP < 3.

Khi phân tích thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở hai nhóm bệnh nhân này chúng tôi thu được kết quả: Nhóm bệnh nhân có mức độ tưới máu cơ tim TMP < 3 có thời gian trung bình hiện xoang tĩnh mạch vành là 7 ± 1,4 giây, nhóm có mức độ tưới máu cơ tim TMP = 3 có thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành là

4,6 ± 0,7 giây. Thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành của nhóm có mức độ tưới máu cơ tim TMP < 3 kéo dài hơn nhóm TMP = 3, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.

Khi kiểm định mối liên quan giữa thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành và mức độ tưới máu cơ tim TMP chúng tôi nhận thấy thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành có mối tương quan nghịch biến chặt chẽ với mức độ tưới máu có tim TMP với hệ số R_spearman = - 0,7, p = 0,0000. Mức độ tưới máu có tim càng thấp, thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành càng kéo dài.

Có tới một phần ba số bệnh nhân không thể khôi phục được dòng chảy ĐMV bình thường ngay cả khi mức độ hẹp tồn lưu < 16%. Như vậy, ở những bệnh nhân NMCT cấp, thời gian ngấm thuốc cản quang vào cơ tim và đạt đến đậm độ tối đa kéo dài hơn. Thậm chí ngay cả sau khi khôi phục được dòng chảy ở những mạch lớn, quá trình tưới máu tại mô vẫn bị chậm trễ. Chính hiện tượng rối loạn tưới máu tại cơ tim làm tăng cao tỷ lệ tử vong [17]. Do đó, dù bệnh nhân có dòng chảy TIMI-3 ở những động mạch lớn, khác biệt về mức độ tưới máu ở các vi mạch vẫn tạo ra chênh lệch 2,5 lần về tỷ lệ tử vong.

Mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong và thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp

Khi phân tích thời gian trung bình hiện xoang tĩnh mạch vành giữa hai nhóm tử vong và không tử vong chúng tôi nhận thấy thời gian trung bình hiện xoang tĩnh mạch vành ở nhóm bệnh nhân tử vong là 6,7 ± 1,4 giây. Thời gian này cao hơn ở nhóm bệnh nhân không tử vong là 5,1 ± 1,1 giây, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,048 (Wilcoxon rank-sum (Mann-Whitney) test).

Bệnh nhân có thời gian hiện xoang tĩnh mạch cao biểu hiện rối loạn tuần hoàn vi mạch và tưới máu cơ tim. Chính hiện tượng rối loạn tưới máu tại cơ tim làm tăng cao tỷ lệ tử vong cũng như các biến cố tim mạch [17].

Mối liên quan giữa biến cố tim mạch trong 30 ngày và thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp Thời gian trung bình hiện xoang tĩnh mạch vành

ở nhóm có biến cố tim mạch là 6,2 ± 1,9 giây (96 ± 29 frames), thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở nhóm không xảy ra biến cố tim mạch là 4,8 ± 0,9 giây (73 ± 13 frames), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,0015 khi kiểm định bằng Wilcoxon rank-sum (Mann-Whitney) test.

KẾT LUẬN

Thời gian trung bình hiện hình xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp ĐMV là 5,2 ± 1,4 giây (78 ± 20 frames), cao hơn ở nhóm bệnh nhân không có nhồi máu cơ tim.

Thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp ĐMV có mối liên quan nghịch biến với mức độ dòng chảy TIMI và mức độ tưới máu cơ tim TMP với hệ số tương quan R_spearman lần lượt là – 0,4 và – 0,7.

Theo vnha.org

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua google bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua twitter bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua MySpace bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua icio bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua digg bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn ở bệnh nhân hẹp thân chung trái hoặc nhiều nhánh mạch vành được đặt Stent phủ thuốc - Bàn luận

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP