Khi con bạn mắc dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4)
Ngày 01/07/2017 10:13 | Lượt xem: 864

THUỐC TIM MẠCH VÀ CÁCH CHO UỐNG THUỐC

Nhiều trẻ mắc bệnh tim thường được cho dung các loại thuốc như digoxin và furosemide để chống suy tim. Những thuốc này thường là không khó uống. Đưa thuốc trực tiếp vào miệng trẻ bằng thìa nhỏ, bơm hoặc nhỏ giọt bằng chai thuốc.

Đừng trộn thuốc vào trong chai sữa vì con bạn sẽ không uống được hết cả chai và như vậy, trẻ uống không đủ liều. Nếu con bạn nôn sau khi uống thuốc thì đừng cho con bạn uống lại thuốc ngay mà hãy chờ cho đến lần uống thuốc tiếp theo.
Nếu con bạn phải uống thuốc lợi tiểu như furosemide, bác sỹ sẽ cho thuốc bổ sung kali bởi vì lợi tiểu sẽ làm giảm kali trong máu. Thuốc bổ sung kali nên nghiền và cho thêm một chút nước hoa quả hoặc sữa để làm giảm vị đắng. Một số loại thức ăn như chuối, nước cam, khoai tây cũng là một nguồn cung cấp kali tốt cho trẻ em.
Hãy đưa trẻ đi khám lại nếu trẻ ốm, ăn kém hoặc nôn nhiều. Khi đó bạn có thể cần thay đổi thuốc hoặc sữa cho bé.
Những cách để tăng cường dinh dưỡng cho con bạn Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn những đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, những trẻ này lại thường ăn kém nên không đủ năng lượng để phát triển. Nếu con bạn lên cân quá chậm và lượng sữa ăn mỗi ngày không thể tăng dần theo tiến trình bình thường thì khi đó bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn cách tăng lượng dinh dưỡng cần thiết. Bạn có thể gặp các bác sỹ nhi khoa hoặc các chuyên gia về dinh dưỡng để biết làm cách nào cô đặc hoặc làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sữa cho trẻ.

Hãy tin tưởng vào tương lai
Lòng kiên trì và những nỗ lực yêu thương chăm sóc của bạn dành cho con sẽ được đền đáp. Thậm chí là ngay cả khi con bạn không hào hứng ăn thì chỉ cần cảm giác được gần gũi bên con những lúc cho con ăn thôi cũng đã là rất đáng trân trọng. Cho con ăn là những giây phút hạnh phúc chứ không phải là một cuộc chiến mệt mỏi. Hãy để cho con bạn quyết định ăn khi nào bé cảm thấy thoải mái. Nếu vì mắc một dị tật tim mà con bạn không phát triển bình thường thì khi dị tật đó được sửa chữa bằng can thiệp hoặc phẫu thuật, tốc độ phát triển của bé có thể được cải thiện để đạt được chiều cao và cân nặng bình thường. Cũng như những trẻ bình thường khác, sự phát triển của các trẻ mắc dị tật tim thường đạt mức tối đa khi đến tuổi trưởng thành. Bạn có thể tham khảo nhiều sách về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh để có thêm kỹ năng chăm sóc cho bé. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề hay câu hỏi nào về sự phát triển của con, hãy gặp các bác sỹ nhi khoa, bác sỹ tim mạch, các điều dưỡng hoặc bác sỹ dinh dưỡng để được giải đáp. Hãy cho trẻ đi khám định kỳ.

Khám sức khoẻ định kỳ là rất quan trọng với mọi đứa trẻ, đặc biệt là với những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Nếu biết cách chăm sóc, trẻ mắc dị tật tim cũng có thể tránh được những bệnh thông thường ở trẻ nhỏ một cách an toàn như những đứa trẻ bình thường khác. Con bạn không cần phải dùng thuốc kháng sinh mỗi khi bị bệnh chỉ bởi bé mắc dị tật tim bẩm sinh.
Cho dù đã được can thiệp phẫu thuật hay chưa, trẻ cũng cần được khám định kỳ và được tiêm chủng đúng lịch. Hơn nữa, trẻ còn cần được tiêm chủng bổ sung để tránh mắc các bệnh phổ biến như tiêm phòng cúm.
Để chắc chắn rằng bé đang phát triển tốt thì việc khám sức khoẻ nói chung và tình trạng tim mạch nói riêng đều đặn là rất quan trọng. Thường thì sau khi được chẩn đoán xác định bệnh tim hoặc sau phẫu thuật tim, con bạn cần được khám lại thường xuyên hơn (hàng tuần hoặc hàng tháng) còn sau đó, số lần khám lại có thể thưa hơn (3 - 6 tháng/ lần). Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh của bé mà bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm trong mỗi lần khám. Những xét nghiệm này bao gồm:

• Xét nghiệm máu

• Điện tâm đồ tiêu chuẩn

• Điện tâm đồ 24 giờ (Holter điện tim)

• Chụp X-quang ngực

• Siêu âm Doppler tim

• Thông tim chẩn đoán (chỉ khi rất cần thiết)

Phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu đến bám vào các lớp màng tim, van tim hoặc thành mạch tạo thành những ổ vi khuẩn (cục sùi).
Những trẻ có dị tật tim có nguy cơ cao mắc biến chứng này cao hơn trẻ khỏe mạnh bình thường. Do đó, phòng ngừa VNTMNK là rất quan trọng. Bạn cần hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào máu. Trong trường hợp trẻ bị thương hoặc khi cần làm các thủ thuật có thể gây chảy máu, trẻ cần được dùng kháng sinh dự phòng đầy đủ.
Để phòng VNTMNK, con bạn cần được dùng kháng sinh một hoặc hai giờ trước thủ thuật. Những thủ thuật, phẫu thuật cần được dự phòng VNTMNK bao gồm:
• Cắt amidal, cắt hạch.
• Phẫu thuật đường tiêu hoá, sinh dục hoặc tiết niệu.
• Khám răng có nguy cơ gây chảy máu (lấy cao răng, nhổ răng).
Bạn có thể hỏi các bác sỹ tim mạch nhi khoa kỹ hơn về vấn đề phòng VNTMNK. Loại kháng sinh và liều lượng cần sử dụng sẽ được thay đổi tuỳ theo cân nặng, dị tật của con bạn và loại thủ thuật hoặc phẫu thuật sắp làm.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua google bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua twitter bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua MySpace bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua icio bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua digg bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.4)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP