Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2)
Ngày 10/07/2017 01:17 | Lượt xem: 989

2. Các nguyên tắc chung

2.1. Các khái niệm: Các thuật ngữ và Phân loại

Cho mục đích của hướng dẫn này, các khái niệm ngất và các thuật ngữ liên quan được cung cấp ở Bảng 3.

Bảng 3. Các Khái niệm và Các thuật ngữ liên quan*

Thuật ngữ

Khái niệm / Các bình lận và Tài liệu tham khảo

Ngất

Triệu chứng biểu hiện với mất ý thức đột ngột, tạm thời, hoàn toàn, kết hợp với mất khả năng để duy trì trương lực tư thế, với phục hồi nhanh chóng và tự phát. Cơ chế được giả định do giảm tưới máu não (24,30). Không có các đặc điểm lâm sàng của các nguyên nhân mất ý thức không phải do ngất khác, như co giật, chấn thương đầu trước đó, hoặc mất ý thức không đồng bộ khác của việc mất ý thức, chẳng hạn như động kinh, chấn thương đầu trước, hoặc mất ý thức rõ ràng (nghĩa là ngất giả) (24,30).

Mất ý thức

Trạng thái nhận thức trong đó một người mất nhận thức về bản thân và trạng thái của mình, với mất khả năng đáp ứng lại các kích thích.

Mất ý thức tạm thời

Mất ý thức tự giới hạn (30) có thể được chia ra tính trạng ngất và không ngất. Các trạng thái không ngất gồm nhưng có giật không tự giới hạn, hạ đường máu, các trạng thái rối loạn chuyển hóa, ma túy hoặc nhiễm độc alcohol, chấn động não do chấn thương đầu. Cơ chế nền tảng của ngất được giả định do giảm tưới máu não, ngược lại các trạng thái không phải ngất do các cơ chế khác nhau.

Tiền ngất (gần ngất)

Các triệu chứng trước khi ngất. Những triệu chứng này có thể bao gồm chóng mặt cực độ; lóa mắt, chẳng hạn như "nhìn mờ" hoặc "tối sầm"; mức độ thày đổi ý thức khác nhau không có mất ý thức. Tiền ngất có thể tiến triển đến ngất, hoặc có thể không đi đến ngất.

Ngất không giải thích được (ngất căn nguyên không xác định)

Ngất do không xác định được nguyên nhân sau khi đánh giá khởi đầu do người chăm sóc sức khỏe có kinh nghiệm được cho là phù hợp. Đánh giá ban đầu gồm nhưng không được giới hạn qua bệnh sử, khám thực thể và ECG.

Không dung náp tư thế

Một hội chứng gồm một nhóm các triệu chứng gồm choáng vàng, hồi hộp run rẩy, duối sức thông thường, nhìn mờ, kém chịu dựng gắng sức thường xuyên, tái phát hoặc dai dẳng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện có hoặc không có nhịp nhanh tư thế, OH, hoặc ngất (24). Các cá nhân kém chịu đựng tư thế có ≥ 1 các triệu chứng này liên quan đến giảm khả năng duy trì tư thế đứng thẳng.

Nhịp nhanh tư thế

Tăng tần số tim kéo dài ≥30 bpm trong phạm vi 10 min của chuyển từ nằm sang tư thế đứng yên (không gắng sức) (hoặc ≥40 bpm ở các cá nhân 12–19 tuổi) (24,30,31).

Hạ huyết áp tư thể (OH)

Giảm huyết áp tâm thu ≥20 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương ≥10 mm Hg với giả định sang tư thế đứng thẳng (31).

• OH khởi đầu (ngay lập tức)

Giảm huyết áp tạm thời trong phạm vi 15 s sau khi đứng, với gần ngất hoặc ngất (31,32).

• OH kinh điển

Giảm huyết áp tâm thu kéo dài ≥20 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương ≥10 mm Hg trong phạm vi 3 phút giả định sang tư thế đứng thẳng (31).

• OH trễ

Giảm huyết áp tâm thu kéo dài ≥20 mm Hg (hoặc 30 mm Hg ở các bệnh nhân với tăng huyết áp khi nẳm ngửa) hoặc huyết áp tâm trương ≥10 mm Hg phải mất 3 phút để đứng thẳng để phát triển. Sự sụt giảm BP thường dần dần cho đến khi đạt đến ngưỡng (31).

  • OH do thần kinh

Phân type OH do rối loạn chức năng hệ thống thần kinh tự động và không liên quan đến khởi kích của môi trường (như, mất nước hoặc thuốc) (33,34). OH do thần kinh là do tổn thương liên quan đến thần kinh tự động trung ương hoặc ngoại biên.

Ngất do tim (tim mạch)

Ngất gây ra do nhịp chậm, nhịp nhanh, hoặc do hạ huyết áp do chỉ số tim thấp, tắc nghẽn dòng máu, giãn mạch, hoặc bóc tách mạch cấp tính (35,36).

Ngất không do tim

Ngất do các nguyên nhân không phải tim gồm ngất phản xạ, OH, cạn thể tích, mất nước và mất máu (35).

Ngất phản xạ (qua trung gian phản xạ)

Ngất do phản xạ gây ra giãn mạch, nhịp chậm hoặc cả hai (24,30,31).

  • Ngất phế vị (VVS)

Hình thái chung nhất của ngất phản xạ qua trung gian phản xạ phế vị (vasovagal reflex syncope: VVS). VVS 1) có thể xuất hiện với tư thế thẳng đứng (đang đứng hoặc đã ngồi hoặc với bộc lộ stress xúc cảm, đau, hoặc các trạng thái do thuốc); 2) điển hình được đặc trưng bằng toát mồ hôi, hâm hấp, buồn nôn, và ngứa; 3) được kết hợp với hạ huyết áp do giãn mạch và / hoặc nhịp chậm không phù hợp: và 4) thường tiếp theo bằng mệt mỏi. Các đặc tính điển hình có thể không có ở các bệnh nhân lớn tuổi (24). VVS thường có các khởi kích có thể nhận biết được đi trước và hoặc bằng các triệu chứng đặc trưng sớm. Chẩn đoán được thực hiện trước tiên trên cơ sở bệnh sử đầy đủ, khám xét thực thể và quan sát của nhân chứng, nếu có thể.

  • Hội chứng cường xoang cảnh

Ngất phản xạ được kết hợp với cường xoang cảnh (30). Cường xoang cảnh biểu hiện khi khoảng ngưng ≥3 s và /hoặc giảm huyết áp tâm thu ≥50 mm Hg xuất hiện khi kích thích xoang cảnh. Nó xuất hiện thường xuyên hơn ở người già. Cường xoang cảnh có thể kết hợp với các triệu chứng khác nhau. Hội chứng xoang cảnh được xác định khi ngất xảy ra có biểu hiện cường xoang cảnh.

  • Ngất tình huống

Ngất phản xạ kết hợp với hoạt động cụ thể, như ho, cười, nuốt, đi tiểu (micturition), hoặc đại tiện. Những sự kiện ngất này có liên quan chặt chẽ với các chức năng thể chất cụ thể.

Hội chứng nhịp nhanh tư thế (tư thế đúng) (POTS)

Hội chứng lâm sàng thường được đặc trưng bằng tất cả những điều sau đây: 1) các triệu chứng thường gặp xảy ra khi đứng (ví dụ như lâng lâng, đánh trống ngực, run rẩy, suy yếu nói chung, nhìn mờ, không chịu được gắng sức và mệt mỏi); và 2) gia tăng nhịp tim ≥ 30 bpm trong thời gian thay đổi tư thế từ nằm sang đứng (hoặc ≥ 40 bpm ở những người từ 12-19 tuổi); và 3) vắng mặt của OH (giảm huyết áp tâm thu > 20 mm Hg). Các triệu chứng liên quan đến POTS bao gồm những triệu chứng xảy ra khi đứng (ví dụ, chóng mặt, đánh trống ngực); Những người không liên quan đến các tư thế cụ thể (ví dụ như đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng); và những bệnh có hệ thống (ví dụ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu migraine) (37). Tần số tim khi đứng thường là> 120 bpm (31,38-42).

Giả ngất tâm lý

Một hội chứng rõ ràng nhưng không thực sự mất ý thức có thể xảy ra trong trường hợp không có các nguyên nhân về tim, phản xạ, thần kinh, hay trao đổi chất (30).

* Các định nghĩa này được rút ra từ các định nghĩa được xuất bản trước đây từ các cuộc điều tra khoa học, các hướng dẫn, các tuyên bố đồng thuận của chuyên gia và từ điển Webster sau khi có được sự đồng thuận từ WC. BP chỉ huyết áp; ECG: điện tâm đồ; OH: hạ huyết áp tư thế đứng; POTS: hội chứng nhịp nhanh thay đổi tư thế; VVS: ngất phế vị. bpm: nhịp đập trong 1 phút. min: phút

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua google bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua icio bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua digg bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Tóm tắt hướng dẫn đánh giá và điều chỉnh bệnh nhân ngất của Acc/Aha/Hrs 2017 (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP