Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016)
Ngày 02/08/2017 01:41 | Lượt xem: 966

Tóm tắt

Mục tiêuNhận biết đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân dò mạch vành trong nghiên cứu; vai trò của siêu âm tim trong chẩn đoán bệnh; và kết quả điều trị bằng phẫu thuật cũng như thông tim can thiệp.

 

Phương pháp thực hiện:Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Tất cả các trường hợp điều trị có chẩn đoán phù hợp được thu nhận vào nghiên cứu. Thông tin nghiên cứu được thu thập từ bệnh án giấy và bệnh án điện tử lưu trên eHospital của bệnh viện.

Kết quả:Có 20 trường hợp được thu nhận, tuổi trung vị là 3.5 (1 – 43), nữ giới 55% (n=11), đa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng (60%, n=12), âm thổi bất thường ở tim  gặp trong 80% trường hợp (n=16). Dò xuất phát từ động mạch vành phải chiếm đa số (60%, n=12), và có đến 80% trường hợp dò vào buồng tim phải (nhĩ phải 55%, thất phải 25%). Đường kính trung bình của động mạch vành dò đo được trên siêu âm là 8.67 ± 3.0 mm, tỉ lệ Qp/Qs trung bình = 1.4 ± 0.6. Tỉ lệ chẩn đoán bệnh bằng siêu âm tim chính xác 90%. Tám mươi phần trăm (n=16) trường hợp được phẫu thuật, số còn lại là bít lỗ dò bằng thông tim. Tỉ lệ điều trị thành công là 95%, tồn lưu 5% (n=1), không có trường hợp nào tử vong, thời gian nằm viện trung bình của phẫu thuật và thông tim lần lượt là 8.2 ± 1.9 ngày và 3.5 ngày.

 

Kết luận:Dò mạch vành là bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp. Bệnh thường được phát hiện khi nghe có âm thổi bất thường ở tim, sau đó được chỉ định làm siêu âm tim. Siêu âm tim chẩn đoán chính xác bệnh trong hầu hết các trường hợp. Bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật hay thông tim bít lỗ dò qua da. Cả hai phương pháp điều trị có tỉ lệ thành công và an toàn cao.

 

Từ khóa:dò mạch vành bẩm sinh, phẫu thuật bít dò mạch vành, bít dò mạch vành bằng dụng cụ qua thông tim.

 

Giới thiệu tổng quan:

Bệnh dò động mạch vành (ĐMV) phần lớn là bất thường mạch vành bẩm sinh, bệnh hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 0.2 -0.4% trong tất cả các bệnh tim bẩm sinh (1). Dò động mạch vành có thể bắt nguồn từ bất kỳ nhánh nào của hệ mạch vành và tận cùng ở bất kỳ buồng tim, các tĩnh mạch lớn hay động mạch phổi. Dò động mạch vành đơn thuần chiếm đa số các trường hợp và chủ yếu xuất phát từ ĐMV phải đổ vào các buồng tim bên phải(2). Đặc điểm sinh lý bệnh của dò mạch vành gồm quá tải thể tích do luồng thông trái-phải và hiện tượng “trộm máu” mạch vành gây suy tim, thiếu máu cục bộ cơ tim. Phần lớn các trường hợp lỗ dò nhỏ, người bệnh không có triệu chứng lâm sàng, chỉ được phát hiện tình cờ khi nghe tim có âm thổi bất thường, siêu âm tim hay thông tim phát hiện có dò mạch vành (1). Bệnh dò mạch vành thường không có triệu chứng lâm sàng trong hai thập niên đầu, đặc biệt khi lỗ dò nhỏ, không ảnh hưởng huyết động, một số hiếm trường hợp dò có thể tự bít ở trẻ em (3). Sau thập niên thứ hai, triệu chứng và biến chứng bắt đầu xuất hiện tăng dần, các biến chứng gồm: “trộm máu mạch vành” gây thiếu máu cục bộ cơ tim, huyết khối hay thuyên tắc huyết khối trong mạch vành, suy tim, rung nhĩ, vỡ mạch vành, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng/viêm nội mạc động mạch nhiễm trùng và rối loạn nhịp. Huyết khối trong nhánh mạch vành bị dò hiếm nhưng có thể gây nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp nhĩ hay thất(4). Vỡ tự nhiêm mạch vành do bị dãn quá lớn đã từng được báo cáo (5).

Siêu âm tim là phương tiện giúp xác định chẩn đoán và quyết định điều trị. Những trường hợp khó, có thể cần phải làm thêm MSCT mạch vành hay thông tim chụp động mạch vành. Chụp mạch vành là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán dò mạch vành, ngoài ra nó còn cung cấp thêm nhiều thông tin giúp hướng dẫn điều trị can thiệp bít lỗ dò qua da.

Chỉ định điều trị đến nay vẫn còn một số bàn cãi. Những trường hợp mạch vành dò dãn lớn, hay dò mạch vành có kèm triệu chứng lâm sàng là có chỉ định điều trị can thiệp. Điều trị can thiệp gồm bít lỗ dò bằng phẫu thuật hoặc bít qua thông tim can thiệp. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật hay bít qua thông tim can thiệp trên 90%, dò tồn lưu khoảng 10% và tử vong dưới 1% (6).

Từ khi thành lập đến nay, BV tim Tâm Đức đã mổ và can thiệp bằng thông tim hơn 5.000 trường hợp tim bẩm sinh, trong đó có dò mạch vành. Mục đích nghiên cứu chúng tôi muốn tổng kết đánh giá lại những đặc điểm lâm sàng thường gặp của bệnh nhân, mức độ chính xác của siêu âm tim chẩn đoán trước mổ, kết quả điều trị thành công, những biến chứng sớm sau mổ và tỷ lệ dò tồn lưu sau can thiệp tại trung tâm chúng tôi. Từ đó, chúng tôi rút ra những kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng:tất cả những bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện tim Tâm Đức có chẩn đoán dò động mạch vành đều được thu nhận vào nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu:mô tả cắt ngang, hồi cứu

Phương pháp nghiện cứu:

Tất cả bệnh nhân  nhập viện điều trị, có chẩn đoán dò mạch vành được thu tuyển vào nghiên cứu. Thông tin thu thập từ bệnh án nội trú và từ hồ sơ điện tử trên eHopital từ 2006 đến 12/2016. Các đặc điểm bệnh nhân và triệu chứng lâm sàng, ECG, X-quang, tường trình phẫu thuật hay can thiệp qua da được thu thập từ hồ sơ nội trú; kết quả siêu âm tim tái khám sau mổ được lấy trên eHospital; kết quả chụp mạch vành, MSCT mạch vành được lấy và đọc lại từ các đĩa lưu trữ trong hồ sơ.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mô tả đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu, triệu chứng cơ năng, thực thể thường gặp. Đánh giá mức độ chính xác của siêu âm tim trong chẩn đoán bệnh dựa trên tiêu chuẩn vàng là kết quả mổ hay thông tim. Đánh giá tỷ lệ thành công của điều trị can thiệp, biến chứng sớm sau mổ hay sau bít bằng thông tim, tỷ lệ dò tồn lưu sau can thiệp và một số nhận xét rút ra từ những trường hợp can thiệp thất bại.

Xử lý và phân tích số liệu:

Thông tin được lưu trữ trên Excel và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Biến liên tục được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc trung vị (nếu không phải phân phối chuẩn). Biến định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Biến liên tục được so sánh bằng phép kiểm Student T test. Biến định tính được so sánh bằng phép kiểm Fisher’s exact test. Giá trị p < 0.05 được xem có ý nghĩa thống kê.

Kết quả:

Có tất cả 20 trường hợp bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ không khác biệt (nữ chiếm 55%). Độ tuổi chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân trong nghiên cứu này hầu hết là tuổi nhỏ,  tuổi trung vị là 3.5 tuổi (từ 1-43 tuổi), chỉ có 3 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán sau thập niên thứ hai. Gần hai phần ba trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng, 60% (n=12). Triệu chứng thường ghi nhận được là mệt, khó thở khi gắng sức (20%). Khám lâm sàng ghi nhận có âm thổi bất thường ở tim trong 16 trường hợp (80%), trong đó chủ yếu là âm thổi liên tục (60%, n=12). Các cận lâm sàng như điện tâm đồ, X-quang ngực thẳng thay đổi không đặc hiệu. Tất cả 20 bệnh nhân ghi nhận đều là nhịp xoang trên điện tâm đồ, có 12 trường hợp có ít nhất một dấu hiệu bất thường trên điện tâm đồ như ngoại tâm thu, lớn thất phải, block nhánh phải không hoàn toàn, sóng T âm ở nhiều chuyển đạo trước ngực (≥ 3 chuyển đạo). Bất thường trên phim X-quang ngực thẳng 60%, hay gặp là bóng tim to, tăng tuần hoàn phổi hoặc cả hai. (Bảng 1)

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu

Đặc điểm lâm sàng

n=20

Giới nữ, % (n)

Tuổi chẩn đoán, median

Cân nặng (kg), median (Min-max)

BSA (m2), mean

55 (n= 11)

3.5 (1-43)

15.5 (7-50)

0.82 ± 0.82

Triệu chứng cơ năng

     Không, % (n)

     Đau thắt ngực, % (n)

     Khó thở khi gắng sức, % (n)

     Suy tim, % (n)

 

60 (n= 12)

5   (n= 1)

20 (n= 4)

15 (n= 3)

Triệu chứng thực thể

     Không, % (n)

     Âm thổi liên tục, % (n)

     Âm thổi tâm thu, % (n)

 

20 (n= 4)

60  (n= 12)

20 (n= 4)

ECG

     Nhịp xoang, % (n)

     Bất thường(*), % (n)

 

100 (n= 20)

60 (n= 12)

X-quang ngực thẳng

     Bình thường, % (n)

     Bất thường(**), % (n)

 

40 (n= 8)

60 (n= 12)

MSCT mạch vành, % (n)

15 (n= 3)

Chụp mạch vành cản quang, % (n)

40 (n= 8)

(*): ngoại tâm thu, block nhánh phải không hoàn toàn, lớn thất phải, T âm ở nhiều chuyển đạo trước ngực (≥ 3 chuyển đạo).

(**): bóng tim to, tăng tuần hoàn phổi

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua google bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua twitter bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua MySpace bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua icio bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua digg bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua yahoo bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua yahoo bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua yahoo bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016) Chia sẽ qua yahoo bài: Góp phần chẩn đoán và điều trị dò mạch vành bẩm sinh: Nhân 20 trường hợp tại bệnh viện tim Tâm Đức (2006-2016)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP