Từ khóa: Cắt đốt thần kinh giao cảm ngực trái, máy phá rung tim (ICD), ngoại tâm thu (VPC) khởi phát loạn nhịp.
Tóm lược
Hội chứng QT dài là một trong những nguyên nhân gây đột tử thường gặp ở bệnh nhân đột tử do tim.
Chúng tôi xin báo cáo 1 trường hợp bệnh nhân có hội chứng QT dài bẩm sinh, đột tử cứu sống sau đó đặt máy phá rung (ICD). Bệnh nhân sau đặt ICD vẫn còn lên nhiều cơn nhịp nhanh thất đa dạng, rung thất làm máy ICD phải shock điện và kích thích vượt tần số chấm đứt cơn nhịp nhanh, điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh dù bệnh nhân đã được điều trị chẹn beta liều cao. Chỉ định cắt đốt thần kinh giao cảm ngực trái bằng nội soi và đốt ngoại tâm thu bằng năng lượng sóng cao tần theo một số nghiên cứu đã chứng minh có hiệu quả giảm biến cố loạn nhịp cho bệnh nhân và đã được thực hiện thành công tại bệnh viện Tim Tâm Đức. Theo dõi sau 5 tháng không ghi nhận bệnh nhân bị các cơn loạn nhịp thất khi kiểm tra máy ICD định kỳ.
Giới thiệu
Hội chứng QT dài là một trong những bệnh kênh ion trong cơ tim làm thay đổi sự tái cực của tâm thất, dẫn đến biến cố loạn nhịp xoắn đỉnh hay nhanh thất đa dạng [1]. Những loạn nhịp này có thể tự chuyển về nhịp xoang làm cho bệnh nhân chỉ ngất thoáng qua hay có thể biến thành rung thất đưa tới đột tử. Hội chứng QT dài do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Nguyên nhân bẩm sinh là do đột biến gen, hiện nay xét nghiệm về gen chưa phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân mắc phải thường gặp gồm: thuốc, rối loạn điện giải, đói lâu ngày và tổn thương thần kinh. Điều trị hội chứng QT dài kèm đột tử cứu sống tại Việt Nam thường chỉ dừng lại việc đặt máy phá rung ICD và dùng liều cao thuốc chẹn beta. Shock điện của ICD tuy cứu sống bệnh nhân nhưng để lại đau đớn và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong bài báo cáo này chúng tôi xin trình bày những phương pháp lần đầu được thực hiện tại Việt Nam để điều trị bệnh nhân QT dài có loạn nhịp thất phức tạp thông qua 1 trường hợp lâm sàng.
Ca lâm sàng
Bệnh nhân nữ 40 tuổi không tiền căn bệnh lý tim mạch và dùng thuốc gì đặc biệt, nhập viện vì ngưng tim. Bệnh nhân đột ngột mất tri giác khi đang ngồi xe buýt về quê, không ghi nhận tiền triệu, được đưa vào bệnh viện tại địa phương trong vòng 15p. Monitor tại phòng cấp cứu ghi nhận rung thất và shock điện thành công về nhịp xoang. Bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện Tâm Đức trong tình trạng hôn mê với máy thở và vận mạch liều cao.
Hình 1. ECG lúc nhập viện của bệnh nhân. Ghi nhận nhịp xoang, QTc: 500ms, với ngoại tâm thất từ buồng tống thất phải sát chân sóng T.
Khi vào bệnh viện Tim Tâm Đức, ECG ghi nhận nhịp xoang, QTc: 500ms, với ngoại tâm thất từ buồng tống thất phải sát chân sóng T. Các xét nghiệm khác có kết quả như sau: HsTnT: 691- 485 pg/ml (cách nhau 3 giờ), Na: 137 mmol/L, K: 3.72 mmol/L, Ca: 1.06 mmol/L, Cl: 108mmol/L, Mg: 0.87 mmol/L. Siêu âm tim EF 20% giảm động toàn bộ các thành tim, không ghi nhận bệnh van tim, không tăng áp phổi, không dãn thất phải. Bệnh nhân được loại trừ hội chứng mạch vành cấp và thuyên tắc phổi bằng chụp mạch vành và mạch máu phổi. Kết quả không ghi nhận bất thường. (Hình 2)
Hình 2. Hình ảnh chụp động mạch vành và mạch máu phổi
Sau 1 tuần trong ICU bệnh nhân khôi phục tri giác hoàn toàn, được ngưng vận mạch, rút nội khí quản. Chức năng tim hồi phục với EF: 50%. ECG được đo nhiều lần trong thời gian nằm viện vẫn ghi nhận khoảng QT dài (Hình 3)
Hình 3. ECG trong lúc nằm tại ICD ghi nhận bệnh nhân có QTc: 535ms.
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389