Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim.
Ngày 24/01/2018 12:01 | Lượt xem: 1262

Mục tiêu điều trị suy tim là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa nhập viện và kéo dài đời sống.

 V.            ĐIỀU TRỊ SUY TIM

Mục tiêu điều trị suy tim là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa nhập viện và kéo dài đời sống.

Điều trị suy tim chia ra 4 mức độ theo giai đoạn A, B, C và D của suy tim:

Điều trị suy tim bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị bằng thuốc.

Điều trị không thuốc hay thay đổi lối sống là cơ bản trong mọi giai đoạn của suy tim.

-         Hướng dẫn bệnh nhân có thể tự chăm sóc, hiểu biết về bệnh tật, triệu chứng bệnh bắt đầu nặng hơn

-         Hiểu biết về điều trị, tác dụng không mong muốn của thuốc

-         Thay đổi lối sống: giảm cân, ngưng thuốc lá, không uống rượu, bớt mặn (bớt natri), tập thể dục, hạn chế nước (suy tim nặng).

Bảng 10

1.      Điều trị suy tim giai đoạn A:

Điều trị các bệnh lý nội khoa hoặc lối sống có nguy cơ cao dẫn đến suy tim bao gồm:

-         Bệnh THA

-         Rối loạn lipid máu

-         Đái tháo đường

-         Loạn nhịp nhanh

-         Bệnh tuyến giáp: suy giáp hoặc cường giáp

-         Nghiện thuốc, nghiện rượu, nghiện ma tuý

Chỉ định điều trị suy tim giai đoạn A:

Chỉ định loại I:

-         Các bệnh nhân có nguy cơ cao suy tim (THA, rối loạn lipid máu, ĐTĐ) cần được điều trị theo đúng các mục tiêu của khuyến cáo liên quan.

-         Bệnh nhân có nguy cơ cao suy tim cần được khuyên tránh các chất làm tăng suy tim: thuốc lá, uống rượu lượng nhiều, ma tuý.

-         Nhịp thất cần được kiểm soát hoặc phục hồi nhịp xoang trên bệnh nhân có nhịp nhanh trên thất.

-         Điều trị bệnh lý tuyến giáp theo đúng khuyến cáo.

-         Thầy thuốc cần chỉ định cận lâm sàng không xâm nhập (vd đo PSTM bằng siêu âm tim) trên bệnh nhân có tiền sử gia đình bị bệnh cơ tim hoặc trên người sử dụng dược chất độc cho tim.

Chỉ định loại IIa:

-         Ức chế men chuyển (UCMC) có thể hữu ích phòng ngừa suy tim trên bệnh nhân có tiền sử bệnh do xơ vữa động mạch hoặc ĐTĐ hoặc THA có kèm yếu tố nguy cơ tim mạch.

-         Chẹn thụ thể angiotensin II có thể hiệu quả tương tự UCMC dù mức chứng cớ kém hơn.

-         Cân nhắc sử dụng empaglifozin điều trị ĐTĐ type 2 giúp chậm phát triển suy tim và tăng sống còn

2.      Điều trị suy tim giai đoạn B:

Chỉ định điều trị suy tim giai đoạn B:

Chỉ định loại I:

-         Tất cả các biện pháp giai đoạn A cần được áp dụng cho bệnh nhân có tổn thương thực thể tim dù chưa triệu chứng cơ năng.

-         Chẹn beta hay UCMC dùng cho mọi bệnh nhân sau NMCT bất kể PSTM hay triệu chứng cơ năng của suy tim.

-         Chẹn beta và UCMC dùng cho mọi bệnh nhân giảm PSTM dù không có tiền sử NMCT và không suy tim.

-         Chẹn thụ thể angiotensin II dùng cho mọi bệnh nhân sau NMCT có PSTM giảm dù không suy tim mà các bệnh nhân này không dung nạp được UCMC.

-         Statin nên được sử dụng ở các bệnh nhân sau NMCT

-         Tái lưu thông động mạch vành được chỉ định theo đúng khuyến cáo dù không triệu chứng suy tim

-         Sửa van hay thay van theo đúng chỉ định của khuyến cáo dù không triệu chứng suy tim.

Chỉ định loại IIa

-         UCMC hoặc chẹn thụ thể angiotensin II: có thể có lợi ở bệnh nhân THA kèm dầy thất trái và không có triệu chứng  suy tim.

-         Chẹn thụ thể angiotensin II: có thể có lợi ở bệnh nhân PSTM thấp và không có triệu chứng suy tim, khi các BN này không dung nạp được UCMC.

-         Cấy máy tạo nhịp phá rung trên bệnh nhân BCTTMCB có ít nhất 40 ngày sau NMCT cấp, PSTM < 30%, NYHA I khi điều trị nội khoa tối ưu và có tiên lượng sống trên 1 năm

-         Ivabradine đơn độc hoặc kết hợp với chẹn beta khi tần số tim > 70 lần/phút dưới chẹn beta

Chỉ định loại IIb

-         Cấy máy tạo nhịp phá rung cho bệnh nhân không có BCT TMCB có PSTM < 30%, có NYHA I khi điều trị nội khoa tối ưu và tiên lượng sống > 1 năm

Chỉ định loại III

-         Không sử dụng Digoxin cho BN có PSTM F thấp, nhịp xoang mà không có triệu chứng suy tim.

-         CKCa, loại giảm co cơ tim, có thể có hại ở BN sau NMCT có PSTM thấp và không triệu chứng suy tim

3.      Điều trị suy tim giai đoạn C:

Bảng 12 nêu lên các biện pháp điều trị BN suy tim giai đoạn C. Các biện pháp này cần được sử dụng đúng chỉ định và phối hợp cẩn thận tránh làm nặng suy tim hoặc BN bỏ điều trị vì tác dụng phụ

Bảng 12: Biện pháp điều trị suy tim, tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng (Giai đoạn C)

-         Tất cả các biện phápp của giai đoạn A và B

-         Lợi tiểu và hạn chế muối: khi có dấu hiệu ứ dịch  (nhóm I)

-         Chẹn bêta (bisoprolol, carvedilol, metoprolol succinate, nebivolol): mọi trường hợp ngoại trừ chống chỉ định (loại I).

-         Ivabradine đơn độc hoặc kết hợp với chẹn beta khi tần số tim > 70 lần/phút (loại IIa)

-         UCMC, chẹn thụ thể angiotensin II đơn độc hoặc ARNI thay thế (nhóm  I)

-         Digitalis (nhóm IIa)

-         Tránh thuốc chống loạn nhịp, kháng viêm không steroid hoặc ức chế COX –2, ức chế calci (nhóm I)

-         Phối hợp UCMC, chẹn beta với hydralazine kèm nitrates (loại IIa)

-         Luyện tập thể lực theo chương trình (nhóm I)

-         Thuốc kháng aldosterone: spironolactone, eplerenone (nhóm I)

-         Tái đồng bộ cơ tim : tạo nhịp 2 buồng thất (nhóm I)

-         Cấy máy tạo nhịp phá rung (ICD) (nhóm I)

*ARNI: Angiotensin Receptor Neprilysin Inhibitor (Valsartan sacubrital)

 

Những điều không nên thực hiện trong điều trị suy tim giai đoạn C (nhóm  III)

-         Không nên phối hợp UCMC vớichẹn thụ thể angiotensin II

-         Không nên dùng thường quy calci

-         Truyền lâu dài thuốc vận mạch có thể có hại, ngoại trừ khi BN bị suy tim giai đoạn cuối

-         Điều trị bằng Hormone có thể có hại, ngoại trừ trường hợp dùng hormone thay thế

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua google bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua twitter bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua MySpace bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua LinkedIn bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua stumbleupon bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua icio bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua digg bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua yahoo bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua yahoo bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua yahoo bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim. Chia sẽ qua yahoo bài: Khuyến cáo của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2017 (bản tóm tắt) - P4 - Điều trị suy tim.

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP