Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị
Ngày 10/02/2018 10:41 | Lượt xem: 1528

CHIỀN LƯỢC ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG XH:

IV.1         XH nhẹ như XH da niêm, XH răng:

BN NMCT đang điều trị thuốc chống HK nếu thấy xuất hiện XH niêm mạc mũi hoặc XH răng đơn lẻ thì vẫn tiếp tục điều trị hiện tại và không cần ngưng thuốc.

CHIỀN LƯỢC ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG XH:

IV.1         XH nhẹ như XH da niêm, XH răng:

BN NMCT đang điều trị thuốc chống HK nếu thấy xuất hiện XH niêm mạc mũi hoặc XH răng đơn lẻ thì vẫn tiếp tục điều trị hiện tại và không cần ngưng thuốc.

Tuy nhiên ở những BN có XH trên hai vùng trở lên kèm theo nguy cơ XH cao thì nên tạm ngưng thuốc chống đông Heparin đường chích, tiếp tục dùng KTC kép và theo dõi sát tình trạng XH của BN.

IV.2         XH tiêu hóa trên:

Do chưa có hướng dẫn cụ thể nào cho việc ĐTXH tiêu hóa trên ở những BN sử dụng KTC kép (DAPT) và sự trì hoãn công bố kết quả trong những nghiên cứu LS đoàn hệ nên các hướng dẫn gần đây dựa trên việc kiểm soát XH tiêu hóa trên là chủ yếu. BN hội chứng vành cấp với nguy cơ sang thương đường tiêu hóa thấp thì nên hạn chế tác động đến việc sử dụng kháng đông và điều trị bảo tồn đồng thời thận trọng khi truyền máu. Truyền máu là cần thiết trên những BN có thay đổi huyết động rõ rệt do XH. Sau khi điều chỉnh lại huyết động, mục tiêu tiếp theo là xác định điểm XH và xử trí thích hợp. Trong hầu hết các trường hợp, thường là XH tiêu hóa trên và bắt nguồn từ động mạch. Nội soi sớm là cần thiết để phân tầng và áp dụng các biện pháp can thiệp. Nguy cơ HK sau đặt stent liên quan đến ngừng thuốc KTC cần được cân bằng với nguy cơ XH.

Điều trị cụ thể:

-       Ngưng heparin, thuốc ức chế thụ thể GB IIb/IIIa nếu đang truyền. Quyết định ngưng một hoặc hai thuốc chống TC cần dựa trên mức độ nguy hiểm và vị trí XH cũng như mức độ nguy hiểm nếu HK trong stent xảy ra (vị trí đặt stent,...), thời gian sau can thiệp, loại tổn thương... Thông thường sẽ ngưng tạm 2 thuốc trong vòng 24h, đánh giá nguy cơ XHTH theo thang điểm Rockall (LS và nội soi) và quyết định điều trị theo diễn tiến XH và nguy cơ theo Rockall (xin xem chi tiết chuyên đề cập nhật chiến lược điều trị XHTH sau can thiệp MV qua da- thời sự tim mạch học 08/2011)(hình 5).

Hình 5: chiến lược xử trí XHTH ở BN đang dùng 2 thuốc KTC

IV.3         XH não:

-       Cần xem xét có liên quan với TSH hay không? Nếu có, xử trí theo hướng dẫn (hình 6). Nếu không cần ngưng các thuốc heparine, kháng TC và nên dùng lại ASA sau 1-2 tuần (khi XHN đã ổn)

Hình 6: Xử trí XH não /BN ACS

IV.4         XH liên quan đến vị trí chọc động mạch

-       Đối với BN đã trải qua nguy cơ xâm lấn hoặc PCI lần đầu điều trị NMCTSTCL, đánh giá biến chứng XH trên mạch máu can thiệp có thể thay đổi từ máu tụ trên da đến thông động-tĩnh mạch và giả phình động mạch cho đến những biến chứng nặng hơn như XH trong phúc mạc. Máu tụ có thể ĐT bằng băng ép tại chỗ. Hầu hết những thông động – tĩnh mạch tại động mạch đùi được đánh giá không làm thay đổi huyết động nhiều và thường tự đóng thông sau đó. Giả phình động mạch có thể xảy ra trên cả động mạch đùi, động mạch quay, và hầu hết đều tự biến mất nếu kích thước < 2 cm. Đối với những giả phình lớn hơn, chèn ép hoặc tiêm mạch thrombin theo hướng dẫn của siêu âm là cần thiết. Trong những trường hợp hiếm có những giả phình lớn, BN nên được phẫu thuật. Giả phình động mạch quay luôn luôn biến mất với việc đè băng ép kéo dài. Trong tất cả những trường hợp trên, tiếp tục điều trị chống TC kép là tương đối an toàn. Tuy nhiên, đối với XH trong phúc mạc, ngưng sử dụng kháng đông là cần thiết vì giảm tình trạng XH. Mặc dù hiếm, XH trong phúc mạc có nguy cơ TV vì một lượng máu lớn có thể mất vào khoang phúc mạc.

IV.5         Truyền máu:

-       Quyết định truyền máu không dựa trên nguyên nhân gây ra XH mà phải dựa trên tình trạng BN, triệu chứng và nguy cơ thiếu máu cấp. Trong tình trạng thiếu máu cấp thứ phát sau mất máu, đầu tiên cần truyền dịch tinh thể, sau đó truyền 1-2 đơn vị máu tùy thuộc vào tình trạn BN và mức độ mất máu. Thêm vào đó, quyết định truyền máu phụ thuộc vào tình trạng LS như là thiếu máu cơ tim xuyên thành, ngất, đau ngực, và nhịp nhanh xoang, cũng như trên BN có nguy cơ biến chứng bệnh ACS sau mất máu cấp. Yếu tố nguy cơ đánh giá dựa trên vùng mạch vành không được tái tưới máu, bệnh lý van tim, và tình trạng suy tim sung huyết. Theo như hướng dẫn hiện hành, nếu không có yếu tố nguy cơ và tình trạng LS ổn, BN không cần phải truyền máu dựa theo nồng độ Hemoglobin máu. Chiến lược truyền máu chọn lọc có thể thích hợp, nhằm duy trì Hgb > 8g/dl.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua google bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua twitter bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua MySpace bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua LinkedIn bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua stumbleupon bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua icio bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua digg bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua yahoo bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua yahoo bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua yahoo bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị Chia sẽ qua yahoo bài: Dịch tễ học và chiến lược xử trí biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân mạch vành cấp (P.3) - Chiến lược điều trị

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP