Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1)
Ngày 04/03/2018 03:22 | Lượt xem: 1125

TÓM TẮT:

Mở đầu: Tại Bệnh viện Tim Hà nội hàng năm phẫu thuật cho hơn 1000 ca, ngoài các biến chứng chung của phẫu thuật, chậm liền vết mổlà biến chứng thường gặp.

 

 Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích: Đánh giá tỉ lệ và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chậm liền vết mổ (toác vết mổ) sau phẫu thuật tim.

Đối tượng nghiên cứu:Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật trong thời gian từ 1/4/2012 đến 30/6/2012được theo dõi  tối thiểu là 14ngày sau mổtại bệnh viện Tim Hà nội.

Phương pháp nghiên cứu:Tiến cứu, mô tả cắt ngang.

Kết quả:Qua khảo sát 185bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện tim Hà Nội trong thời gian 3 thángcho kết quả như sau:Tỉlệ chậm liền vết mổchung là 14,6%(27/185), tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 3,8%(7/185).Có sự khác biệt vềvị trí toác vết mổ ở trẻ em và người lớn:ở trẻ em chủ yếu 1/3 trên xương ức (9/10), ở người lớn chủ yếu 1/3 dưới (8/11). Các trường hợp này được chăm sóc vết mổ hàng ngày, có 18/27 bệnh nhân phải khâu lại vết mổ tại khoa sau 3-5 ngày chăm sóc, chỉ có 1 trường hợp phải chuyển phòng mổ cố định lại xương ức. Chảy máu sau mổ và thời gian mổ kéo dài làm tăng tỉ lệ chậm liền vết mổ.Không có trường hợp nào cấy dịch vết mổ dương tính với vi khuẩn. Kết luận:Tỉ lệ chậm liền vết mổ chung tại bệnh viện Tim Hà nội là14,6%. Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 3,8%, các yếu tố liên quan chậm liền vết mổ nổi lên là chảy máu sau mổ, truyền máu và thời gian phẫu thuật.

Từ khóa: phẫu thuật tim mạch, chậm liền vết mổ.

ABSTRACT:

RESEARCH OF THE DELAYED WOUND HEALING

AFTER CARDIAC SURGERY AT THE HANOI HEART HOSPITAL

Phan Thi May, Nguyen Sinh Hien, et al.

Introduction:Hanoi heart hospital Surgery for more than 1000 patients per years, delayed surgical wound healing was one of common complications. Until now, there had not been surveys of delayed wound healing in my Hospital. Though, this research was determined the rate of delayed surgical wound healing.

Patients and Methods:All surgical patients were scheduled for operation from 1/4/2012 to July 30/6/2012 and followed-up at least 14 days after operation. Methodology: Cross-sectional study design.

Results: 185 patients were studied with results: The rate of delayed surgical wound healing was 14,6% (27/185). The site of delayed surgical wound healing difficult from adult with children: in a child 1/3 upper sternum (9/10), in adult 1/3 under sternum (8/11). These cases were daily care for surgical wound and closed incisions after 3-5 days (18/27). Only one case transfer operating room to care surgical wound. Postoperative bleeding and prolonged surgical time were increased the incidence of delayed surgical wound healing.Wound cultured negative with bacteria.

Conclusion:The rate of delayed surgical wound healing was 14,6%, this is a clean surgery so delayed wound healing may be due to poor perfusion?

Keywords:  cardiac surgery, delayed surgical wound healing.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật là cách thức chủ động hoặc thụ động gây tổn thương da và tổ chức dưới da; sự tiến triển của vết mổ có thể liền ngay thì đầu hoặc chậm liền với các mức độ khác nhau từ thấm dịch vết mổ, chậm liền da, tổ chức dưới da, cân cơ... Vết mổ chậm liền (VMCL) ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị bệnh nói chung cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng VMCL do nhiều yếu tố chi phối trong đó nhiễm trùng hay được đề cập đến do tính chất nguy hiểm của nó. Với cách tiếp cận tất cả các vết mổ sạch sau 5-7 ngày sau mổ không liền mép, toác da, tổ chức dưới da, cân cơ hoặc thấm dịch, mủ chúng tôi gọi là VMCL.Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là loại nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp nhất trong các bệnh ngoại khoa, chiếm tỷ lệ từ 24% đến 1/3 tổng số trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện tuỳ theo thống kê. Tại Việt Nam, các thống kê về NKVM còn ít được công bố. Năm 1998, nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm tại bệnh viện Việt Đức cho thấy tỷ lệ NKVM chung là 9,1%, NKVM trong mổ phiên 2,1%' loại A, 2,7% loại B và 20,3% loại C.  Nhiễm trùng vết mổ đã được nghiên cứu nhiều cả trong nước và trên thế giới tuy nhiên tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn trong vết mổ lại rất thấp, các yếu tố khác ảnh hưởng tới chậm liền vết mổ thì ít được đề cập đến. Từ thực tế như vậy, chúng tôi mong muốn có thêm số liệu cụ thể về vấn đề chậm liền vết mổ sau phẫu thuật tim nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí và thời gian nằm viện của người bệnh. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: “Xác định tỷ lệ chậm liền (toác) vết mổ (vị trí, mức độ) và tìm hiểu hiểu một số yếu tố liên quan chậm liền vết mổ trên bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở”

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     1. Tiêu chuẩn lựa chọn:Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội từ 1/4/2012 đến 30/6/2012. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.Tiêu chuẩn loại trừ:những bệnh nhân phẫu thuật tim kín và những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu‎.

Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc từ lúc phẫu thuật cho tới khi ra viện (thông thường ít nhất 14 ngày).

Cỡ mẫu: Dùng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ (tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ) trong nghiên cứu mô tả: 

            Trong đó: n: Cỡ mẫu; p: Tỷ lệ chậm liền vết mổ. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ từ 2,1% đến 19,5% với phẫu thuật sạch [1],[2], trong nghiên cứu này chọn p là 5%; Z: Mức có ý nghĩa thống kê nếu lấy độ tin cậy là 95% thì Z = 1,96;  d: Sai số mong muốn, trong nghiên cứu này là 4%.

Áp dụng trong công thức trên, n = 115 (114,05 bệnh nhân).

3.Các bước tiến hành nghiên cứu:Bệnh nhân được phẫu thuật theo cùng một phác đồ về gây mê, cách thức phẫu thuật, hồi sức sau mổ.Bệnh nhân được theo dõi tối thiểu là 14 ngày sau mổ (thông thường đến lúc bệnh nhân ra viện sau mổ).  Các chỉ số theo dõi trong nghiên cứu sẽ được ghi vào phiếu thu thập số liệu.

 4.Phương pháp xử lý số liệu:Các số liệu của nghiên cứu được nhập và xử lý theo các thuật toán thống kê trên máy vi tính với sự trợ giúp của phần mềm STATA.

KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ tháng 1/4/2012 đến 30/6/2012 có 185 ca được phẫu thuật.

Nhận xét:Tỉ lệ nam là 51,9%, nữ là 48,1%, bệnh tim bẩm sinh chủ yếu trẻ em thấp nhất 3 thángtuổi, bệnh mắc phải chủ yếu người già cao tuổi nhất 77tuổi.

 

Nhận xét: Nhìn vào bảng 2, tỉ lệ vết mổ liền tốt chiếm tỉ lệ cao 85,4%, tỉ lệ chậm liền vết mổ chung là 14,6%.

Nhận xét:Có tất cả 27 bệnh nhân có biểu hiện VMCLvới các mức độ, vị trí  khác nhau, chủ yếu thường gặp ở tổ chức da và dưới da, tuy nhiên chỉ có 1 trường hợp xương ức không vững được coi là chậm liền vết mổ toàn bộ chuyển phòng mổ làm sạch và cố định lại xương ức.Với bệnh tim bẩm sinh chúng tôi thường gặp chủ yếu ở vị trí 1/3 trên xương ức và bệnh tim mắc phải chủ yếu ở vị trí 1/3 dưới xưong ức. Có 18 trường hợp phải khâu lại mép vết mổ, ở bệnh nhân người lớn là 10/10, ở trẻ em là 8/17 trường hợp.

Nhận xét: chảy máu sau phẫu thuật và thời gian phẫu thuật dài có tỷ lệ chậm liền vết mổ cao hơn các yếu tố nguy cơ khác.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua google bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá tình trạng chậm liền vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Tim Hà Nội (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP