QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2)
Ngày 13/04/2018 06:24 | Lượt xem: 893

fQRS: chỉ dấu của sẹo cơ tim trong CAD

Các nghiên cứu đã chỉ ra fQRS trên 12 chuyển đạo ECG đã dự báo sẹo cơ tim ở các bệnh nhân có bệnh động mạch vành (CAD) hoặc nghi ngờ CAD. Sự hiện diện của fQRS ở ≥ chuyển đạo trước liên tục (V1 đến V5) đã dự báo sẹo cơ tim ở các đoạn cơ tim trước hoặc ở các khu vực trước trái xuống. 

fQRS: chỉ dấu của sẹo cơ tim trong CAD

Các nghiên cứu đã chỉ ra fQRS trên 12 chuyển đạo ECG đã dự báo sẹo cơ tim ở các bệnh nhân có bệnh động mạch vành (CAD) hoặc nghi ngờ CAD. Sự hiện diện của fQRS ở ≥ chuyển đạo trước liên tục (V1 đến V5) đã dự báo sẹo cơ tim ở các đoạn cơ tim trước hoặc ở các khu vực trước trái xuống. Sự hiên diện của fQRS ở ≥ 2 chuyển đạo bên liên tục (I, aVL, V6) dự báo sẹo cơ tim ở đoạn cơ tim bên hoặc sẹo cơ tim khu vực mũ (circumflex). Tương tự, sự có mặt của fQRS  ≥ 2 chuyển đạo dưới kế tiếp (II, III và aVF) dự báo sẹo cơ tim ở đoạn cơ tim dưới hoặc ở khu vực động mạch vành phải. Trong nhóm 479 bệnh nhân (tuổi 58,2 ± 13,2 tuổi; 283 nữ) được sử dụng các test stress hạt nhân, các sóng Q đã có ở 15% bệnh nhân, fQRS đã có ở 35% bệnh nhân và fQRS và hoặc sóng Q có ở 42% bệnh nhân. Độ nhạy cảm, độ đặc hiệu và giá trị dự báo âm cho sẹo cơ tim là 86%, 89% và 93%, theo thứ tự, cho fQRS , và 91%, 89% và 94%, theo thứ tự, cho sóng Q và hoặc fQRS.

Tiếp theo, trong nghiên cứu 998 bệnh nhân để lượng giá cho CAD, đã nhận thấy tử suất do tất cả nguyên nhân (34% đối lại 26%) và biến cố tim (MI, tử vong do tim, cần cho tái tuần hoàn) tần số (50% đối lại 28%) cao hơn một cách có ‎ý nghĩa ở các bệnh nhân có fQRS so với các bệnh nhân không có fQRS, trong quá trình theo dõi trung bình 57 tháng. Phân tích sống sót Kaplan - Meier chỉ ra sự sống sót thoát khỏi các biến cố thấp hơn một cách có ý nghĩa  trong các biến cố tim (P < 0.001) và tử suất do tất cả nguyên nhân (P = 0.02) (hinh 3). fQRS không dự báo tử suất một cách độc lập. Tuy nhiên, nghiên cứu mở đầu chỉ ra fQRS cũng dự báo các biến cố loạn nhịp ở các bệnh nhân CAD nhận được ICD trong phòng ngừa tiên phát SCD. Hơn nữa, Pietrasik và cộng sự nhận thấy trong số các bệnh nhân bệnh sử MI có sóng Q, fQRS đã dự báo nguy cơ cao hơn 2 lần (HR có điều chỉnh: 2.68, P = 0.004) của các biến cố tim tái phát (tử vong do tim, MI không nguy hiểm so với người không có fQRS và các sóng Q cố định).

Trong nghiên cứu khác ở 879 bệnh nhân có phức hợp QRS rộng, QRS rộng được phân đoạn (f-wQRS) đã thể hiện sẹo cơ tim. Độ nhạy cảm, đặc hiệu, giá trị dự báo dương và giá trị dự báo âm của f-wQRS đối với sẹo cơ tim là 87%, 93%, 92% và 88% theo thứ tự. Độ nhạy cảm và đặc hiệu cho sẹo cơ tim được chẩn đoán là 89% và 94%, 81% và 88%, và 90% và 96% cho f-BBB, f-PVC, và f-pQRS, theo thứ tự, f-wQRS được kết hợp với tử suất sau điều chỉnh theo tuổi, LVEF và tiều đường (P = 0,017).

fQRS: Chỉ dấu các biến cố loạn nhịp trong bệnh cơ tim không do thiều máu cục bộ

Tỷ lệ phân đoạn QRS còn chưa được nghiên cứu đầy đủ ở các bệnh nhân bệnh cơ tim không do thiếu máu. Tuy nhiên, đây là một nhận định chung ở 12 chuyển đạo ECG ở các bệnh nhân nhận được ICD cho phòng ngừa tiên phát và thứ phát. Ở các bệnh nhân có bệnh cơ tim không do thiếu máu, sự phân đoạn QRS đã được nghi nhận trong quá trình phân tích các sóng gợn lăn tăn ECG (wavelet ECG) từ 6 chuyển đạo trước tim trái đơn cực, sử dụng bộ khuếch đại có độ chính xác cao (highprecision). Khi so sánh với các người đối chứng không có bệnh tim, các sóng gợn lăn tăn như vậy đã dự báo tần số PVCs và SCD. Người ta đã nghiên cứu các biến cố loạn nhịp và tử suất do tất cả nguyên nhân ở 105 bệnh nhân (tuổi 58,7 ± 15,5); nam, 70) có bệnh cơ tim không do thiếu máu nhận được ICD để dự phòng tiên phát và thứ phát. Nhóm fQRS nhận ICD trị liệu (trị liệu chống nhịp nhanh và hoặc shock ICD) khi so sánh với chỉ 5 (10%) bệnh nhân ở nhóm không có fQRS (P < 0.001). Tiêu chí hỗn hợp của trị liệu ICD và tử suất cũng cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm có fQRS so với nhóm không có fQRS (70% đối lại 17,6%, P < 0.001). Tử suất là 24% ở nhóm fQRS và 14% ở nhóm không fQRS (P = 0.18). Sống sót do thoát khỏi biến cố giảm đi một cách có ý nghĩa ở nhóm fQRS đối lại với nhóm không fQRS. Các biến cố do loạn nhịp điều trị bằng shock ICD được hiểu thông thường khi biến cố SCD được cứu thoát. Tuy nhiên, các ICD cần được phóng ra các shock phù hợp suất hiện nhiều hơn so với SCD ở các bệnh nhân có bệnh cơ tim không do thiếu máu. Điều này gợi ý các cơn VT tạm thời thường bị ngừng tự phát ở các bệnh nhân như vậy.

fQRS: Chỉ dấu cho cho dị sản thất phải gây loạn nhịp (ARVD/C)

Mới đây, fQRS đã được Peter và cộng sự nhận biết như chỉ dấu của ARVD/C. Người ta đã nghiên cứu giá trị của phân đoạn QRS ở 12 chuyển đạo điện tâm đồ chuẩn ở 360 bệnh nhân có ARVD/C (176 nam, tuổi trung bình 47,3 ± 13,7) và so sánh với sự hiện diện của nó với sự phát hiện các sóng epsilon ở các chuyển đạo trước tim phải được khếch đại cao ngoại biên cải biến ở nhóm nhỏ 207 bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, 52 người không bị ảnh hưởng do phenotype và genotype từ việc tầm soát gia đình một cách hệ thống ở 10 gia đình có đột biến plakophilin-2 và desmoplakin đóng vai trò như nhóm chứng. fQRS được xác định ở 85% các bệnh nhân và 4% đối chứng, ngược lại các sóng epsilon ở các chuyển đạo trước tim phải được khếch đại cao và ngoại biên được cải biên có thể được xác định ở 77% các bệnh nhân. Các dấu hiệu khác ECG của ARVD/C bao gồm QRS kéo dài, sườn lên của sóng S kéo dài, chậm trễ hoạt động của đoạn cuối và điện thể epsilon. Đại đa số các dấu hiệu này được kết hợp trong fQRS điển hình. fQRS sẽ hầu như chắc chắn làm đơn giản chẩn đoán ECG của ARVD/C ở các bệnh nhân có khả năng bị bệnh cao.

fQRS và các bất thường khử cực khác trong hội chứng Brugada

Mới đây, Morita và cộng sự đã nhận thấy 43% có fQRS ở 115 bệnh nhân bị BS (13 được cứu sống từ VF, 28 bị ngất và 74 không có triệu chứng) (hình 4).

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua google bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua icio bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua digg bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: QRS phân đoạn : Yếu tố dự báo tử suất và đột tử tim (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP