Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS
Ngày 12/08/2018 07:31 | Lượt xem: 1529

Điển hình, các bệnh nhân này không có vùng tăng tín hiệu muộn trên hình LGE mặc dù rối loạn vận động giống nhồi máu cơ tim vùng trước mỏm (hình 20), có thể thấy phù cơ tim trên hình T2W.

BỆNH CƠ TIM DO STRESS (TAKOTSHUBO)

Điển hình, các bệnh nhân này không có vùng tăng tín hiệu muộn trên hình LGE mặc dù rối loạn vận động giống nhồi máu cơ tim vùng trước mỏm (hình 20), có thể thấy phù cơ tim trên hình T2W.

Hình 20.Một trường hợp bệnh cơ tim Tako-Tsubo: hình cine trục đứng dọc cuối tâm thu (a) và cuối tâm trương (b) cho thấy toàn bộ mỏm tim vô động (mũi tên) trong khi hình LGE trục đứng 2 buồng (c) và 4 buồng (d) không thấy vùng tăng tín hiệu muộn.[Nguồn: Bogaert J, Taylor AM. Clinical cardiac MRI. Springer 2013, 1st edit:275-354].

11. BỆNH CƠ TIM DO TĂNG URE MÁU (UREMIC CARDIOMYOPATHY)

Bệnh thận giai đoạn cuối làm tăng tỉ lệ rối loạn chức năng cơ tim, phì đại thất trái và tử vong do tim mạch. Có thể có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến suy tim trong bệnh thận mạn như tăng huyết áp, đái tháo đường, và có thể có nhiều cơ chế phối hợp trong môi trường tăng ure máu tác động lên cơ tim gây xơ hóa mô kẽ và rối loạn chức năng thất trái. Nghiên cứu của Mark và cs trên 134 bệnh nhân cho thấy tỉ lệ LGE gặp trong 28% các trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối [28]. Phân nửa các trường hợp này có dạng nonischemic, LGE lan tỏa. Sẹo cũng có thể có tính chất khu trú. Cũng có trường hợp kiểu phân bố LGE tương tự amyloidosis trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối, thường gặp ở những bệnh nhân phì đại thất trái đồng tâm đáng kể, mặc dù trên sinh thiết nội mạc cơ tim không thấy lắng đọng amyloid.

12. BỆNH CƠ TIM THẤT PHẢI GÂY LOẠN NHỊP (Arythmogenic right ventricular cardiomyopathy – ARVC)

ARVC là bệnh di truyền, biểu hiện bằng tiến triển của các tình trạng: thất phãi dãn, rối loạn chức năng, cơ thất phải bị thay thế bởi mô sợi và mỡ (fibrofatty replacement), làm tăng nguy cơ suy thất phải và tử vong do loạn nhịp nhanh thất. Điển hình, bệnh xuất hiện ở người trẻ. Một số trường hợp bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai thất hoặc ưu thế thất trái. Tiêu chuẩn chẩn đoán gồm các tiêu chuẩn chính và phụ liên quan đến những bất thường trên lâm sàng, ECG, chức năng và hình thái tim. CMR là một trong những phương tiện hình ảnh xác định các bất thường về giải phẫu và chức năng của bệnh. So với siêu âm, CMR đánh giá cấu trúc và chức năng thất phải tốt hơn nhiều do có thể khảo sát thất phải qua bất kỳ mặt cắt nào như các mặt cắt ngang và đứng dọc theo trục cơ thể, đứng ngang theo mặt phẳng trán,  mặt cắt theo trục ngang và dọc của thất phải... Các bất thường chức năng và hình thái thất phải trong ARVC gồm: bất thường vận động vùng thất phải, mỏng hoặc phình vách hoặc dầy thành khu trú, cơ bè phì đại và sắp xếp lộn xộn (disarray), phì đại dải điều hòa (moderator band), dãn buồng tống thất phải, dãn thất phải toàn bộ, rối loạn chức năng, tẩm nhuận mỡ trong cơ (intramyocardial fatty infiltration). Ủng hộ cho chẩn đoán này khi bất cứ bất thường nào nêu trên không có nguyên nhân giải thích được. Tiêu chuẩn chẩn đoán chính về mặt hình ảnh gồm: phình khu trú, dãn nặng thất phải theo vùng hay toàn bộ, rối loạn chức năng thất phải toàn bộ (hình 21,22). Tiêu chuẩn phụ gồm: dãn nhẹ thất phải theo vùng hay toàn bộ, bất thường vận động vùng.

Hình 21.Một trường hợp ARVC nam, 67 tuổi. Hình cine cho thấy dãn nặng toàn bộ thất phải (thể tích thất phải cuối tâm trương RVEDVi 114 mL/m2), rối loạn vận động toàn bộ các thành thất phải, phân suất tống máu thất phải giảm nặng (RVEF 13%).

Hình 22.Phình vách thành thất phải trên hình cine MRI (mũi tên)

Những nghiên cứu gần đây đề cao vai trò của CMR trong phát hiện xơ hóa cơ tim thất phải [30, 31]. Sự hiện diện của vùng cơ tim tăng tín hiệu muộn trên hình LGE (hình 23) tương quan tốt với tình trạng mô xơ – mỡ thay thế mô cơ tim (fibrofatty replacement) trên sinh thiết nội mạc cơ tim và tiên đoán tạo loạn nhịp nhanh thất trên thăm dò điện sinh lý. Tuy nhiên, khó phát hiện mô xơ mỡ thay thế do phân bố lan tỏa xen lẫn với mô cơ tim bình thường, thành thất phải mỏng và gần với lớp mỡ trong khoang màng ngoài tim dễ bị sai lệch tín hiệu gây dương tính giả. Xác định có thâm nhiễm mỡ ở thành RV trên hình T1W (có hay không xóa mỡ) không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán chính và phụ của ARVC, do độ nhạy và độ chuyên biệt thấp và là dấu hiệu có tính lặp lại kém nhất trên CMR. Trái lại, bất thường vận động vùng hay toàn bộ thành thất phải có độ đặc hiệu cao cho chẩn đoán ARVC, tuy nhiên đánh giá này cần kinh nghiệm và sự cẩn thận. Cũng cần lưu ý vùng thất phải gần dải điều hòa có thể co bóp bất thường, vì vậy bất thường vận động vùng này đơn độc không có giá trị chẩn đoán bệnh. Khi đánh giá chức năng, chú ý tam giác “triangle of dysplasia” gồm vùng phễu (infundibulum) tới mỏm, và thành dưới thất phải ngay dưới vòng van ba lá trên các mặt cắt trục ngắn và 4 buồng, kèm buồng tống thất phải để khảo sát kỹ kích thước và vận động vùng. Cine CMR hiện vẫn được xem là có giá trị và tính lặp lại cao nhất, với giá trị chẩn đoán dương là 90%.

Hình 23.Hình LGE một trường hợp ARVC nam, 37 tuổi, cho thấy tăng tín hiệu muộn ở vùng đáy và giữa thành tự do thất phải.

V. VAI TRÒ CỦA LGE TRONG TIÊN LƯỢNG VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ SUY TIM

Vai trò của đánh giá xơ – sẹo cơ trong tiên lượng và phân tầng nguy cơ suy tim đang được mở rộng một cách nhanh chóng. Theo dữ liệu nghiên cứu, sự hiện diện của sẹo giúp xác định nhóm bệnh nhân nguy cơ cao bị các biến cố tim và loạn nhịp trong bệnh cơ tim TMCB và bệnh cơ tim không do TMCB. LGE vì vậy có tiềm năng trong xác định các bệnh nhân có nguy cơ cao và hướng tới một số phương pháp điều trị như đặt ICD phòng ngừa đột tử.

Vai trò của đánh giá xơ – sẹo cơ tim trong đánh giá đáp ứng điều trị suy tim hướng tới thay đổi bệnh nền và diễn tiến của bệnh nền. Các nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan giữa mức độ xơ - sẹo và đáp ứng với điều trị nội khoa và điều trị xâm lấn, giải thích sự khác biệt trong đáp ứng điều trị của các bệnh nhân suy tim do bệnh cơ tim TMCB với bệnh cơ tim không do TMCB. Mức độ xơ - sẹo trên LGE là yếu tố tiên đoán mạnh cho cải thiện chức năng và lâm sàng của các bệnh nhân suy tim đáp ứng với điều trị nội khoa, phẫu thuật và can thiệp tái thông mạch vành hay điều trị tái đồng bộ.

VI. KẾT LUẬN

Xác định bệnh căn của suy tim đặc biệt cần thiết cho việc lập kế hoạch điều trị suy tim. Nhiều trường hợp trên lâm sàng, xác định bệnh căn của suy tim vẫn còn là vấn đề nan giải. CMR là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tim mạch còn khá mới mẻ, đang không ngừng phát triển và hoàn thiện. CMR không chỉ giúp đánh giá hình thái và chức năng tim, mà còn hướng đến chẩn đoán nguyên nhân của suy tim, tiên lượng bệnh và chọn lựa các đối tượng được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị bậc cao như tái thông, điều trị tái đồng bộ cơ tim hoặc đặt ICD. Bên cạnh đó, CMR cũng là phương tiện theo dõi diễn tiến bệnh lý tưởng do các đo lường có tính chính xác và tính lặp lại cao và không gây phơi nhiễm với tia X.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua google bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua twitter bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua MySpace bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua LinkedIn bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua stumbleupon bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua icio bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua digg bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua yahoo bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua yahoo bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua yahoo bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS Chia sẽ qua yahoo bài: Vai trò của cộng hưởng từ tim mạch trong suy tim (P.8) - BỆNH CƠ TIM DO STRESS

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP