Xử trí mỡ máu
Thay đổi lối sống tập trung vào việc giảm cân (nếu có chỉ định); áp dụng chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn kiêng THA (DASH); giảm chất béo bão hòa và chất béo trans; tăng lượng axit béo n-3, chất xơ nhớt và lượng stanol/sterol thực vật trong chế độ ăn uống; và tăng hoạt động thể lực được khuyến cáo nhằm cải thiện dung mạo lipid và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch xơ vữa ở BN tiểu đường. A
Tích cực thay đổi lối sống và kiểm soát đường huyết tối ưu cho BN có triglyceride tăng (≥150 mg/dL [1,7 mmol/L]) và / hoặc HDL thấp (<40 mg/dL [1,0 mmol/L] / nam giới, <50 mg/dL [1,3 mmol/L] / nữ). C
Ở người trưởng thành không điều trị statin hoặc liệu pháp hạ lipid khác, khảo sát dung mạo lipid tại thời điểm chẩn đoán ĐTĐ là hợp lý, tại thời điểm đánh giá y tế ban đầu và cứ sau mỗi 5 năm nếu < 40 tuổi hoặc thường xuyên hơn khi có chỉ định. E
Cần khảo sát dung mạo lipid khi bắt đầu điều trị statin hoặc liệu pháp hạ lipid khác, 4-12 tuần sau khi khởi trị hoặc thay đổi liều, và hàng năm sau đó để giúp theo dõi đáp ứng với điều trị và thông tin cho việc tuân trị bằng thuốc. E
Đối với BN mắc ĐTĐ ở mọi lứa tuổi và có ASCVD hoặc nguy cơ 10 năm ASCVD > 20%, statin cường độ cao nên thêm vào cùng thay đổi lối sống. A
Đối với BN mắc ĐTĐ <40 tuổi có thêm các yếu tố nguy cơ cho mắc ASCVD, BN và nhà lâm sàng nên cân nhắc sử dụng statin cường độ trung bình bên cạnh liệu pháp thay đổi lối sống. C
Đối với BN mắc ĐTĐ ở độ tuổi 40-75 tuổi A và> 75 tuổi B không mắc ASCVD, cần sử dụng statin cường độ trung bình cùng với liệu pháp thay đổi lối sống.
Ở những BN mắc ĐTĐ có nhiều yếu tố nguy cơ ASCVD, cân nhắc điều trị statin cường độ cao là hợp lý. C
Những BN không dung nạp được cường độ dự định, liều statin tối đa có thể dung nạp nên được sử dụng. E
Những BN mắc ĐTĐ và có ASCVD, nếu cholesterol LDL ≥ 70 mg/dL với liều statin tối đa có thể dung nạp, cần xem xét thêm liệu pháp giảm LDL bổ sung (như ezetimibe hoặc thuốc ức chế PCSK9). A Ezetimibe có thể được ưa chuộng hơn do chi phí thấp.
Điều trị bằng statin bị chống chỉ định trong thai kỳ. B
BN có triglyceride lúc đói ≥500 mg/dL (5,7 mmol/L), cần đánh giá nguyên nhân thứ phát của tăng triglyceride máu và xem xét điều trị nội khoa để làm giảm nguy cơ viêm tụy. C
Những người bị tăng triglyceride máu trung bình (triglyceride đói hoặc không đói 175-499 mg/dL), các bác sĩ lâm sàng nên giải thích và điều trị các yếu tố của lối sống (béo phì và hội chứng chuyển hóa), các yếu tố thứ phát (tiểu đường, bệnh gan hoặc thận mãn tính và/hoặc hội chứng thận hư, suy giáp) và điều chỉnh các loại thuốc làm tăng triglyceride. C
Điều trị kết hợp (statin/fibrate) không cho thấy cải thiện kết cục ASCVD và nói chung là không được khuyến cáo. A
Điều trị kết hợp (statin/niacin) không cho thấy mang lại lợi ích tim mạch thêm vào trên nền điều trị statin đơn thuần, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ với các tác dụng phụ thêm vào và nói chung không được khuyến cáo. A
Chống kết tập tiểu cầu
Điều trị aspirin (75-162 mg/ngày) được khuyến cáo cho phòng ngừa thứ phát ở những người mắc ĐTĐ và có ASCVD. A
Những BN bị ASCVD và có dữ liệu ghi nhận dị ứng aspirin, nên sử dụng clopidogrel (75 mg / ngày). B
Điều trị kháng tiểu cầu kép (với aspirin liều thấp và chất ức chế P2Y12) là hợp lý trong một năm sau hội chứng mạch vành cấp A và có thể có lợi ích vượt qua giai đoạn này. B
Điều trị bằng Aspirin (75-162 mg/ngày) có thể được xem xét như là chiến lược phòng ngừa tiên phát ở những người ĐTĐ tại mức nguy cơ tim mạch tăng, sau khi thảo luận với BN về lợi ích so với nguy cơ chảy máu. C
Bệnh Tim mạch
Ở những BN không có triệu chứng, tầm soát thường quy bệnh mạch vành không được khuyến cáo vì nó không cải thiện kết cục miễn là các yếu tố nguy cơ ASCVD được điều trị. A
Xem xét tầm soát bệnh mạch vành khi có bất kỳ những điều nào sau đây: các triệu chứng tim mạch không điển hình (ví dụ, khó thở không giải thích được, cảm giác khó chịu ở ngực); các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh mạch máu đi kèm bao gồm tiếng hẹp động mạch cảnh, cơn thoáng thiếu máu não, đột quỵ, đau cách hồi hoặc bệnh động mạch ngoại biên; hoặc có bất thường trên điện tâm đồ (ví dụ: sóng Q). E
Những BN đã biết bệnh ASCVD, hãy xem xét thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin để giảm nguy cơ biến cố tim mạch. B
BN bị nhồi máu cơ tim trước đó, thuốc chẹn nên sử dụng ít nhất 2 năm sau biến cố. B
Ở những BN ĐTĐ2 bị suy tim sung huyết ổn định, metformin có thể được sử dụng nếu độ lọc cầu thận ước tính vẫn > 30 ml/phút nhưng nên tránh ở những BN suy tim không ổn định hoặc nhập viện bị suy tim sung huyết.B
Trong số những BN mắc ĐTĐ2 đã có ASCVD, thuốc ức chế SGLT2 hoặc thuốc đồng vận GLP1 với lợi ích tim mạch đã được chứng minh được khuyến cáo là một phần của chế độ chống tăng đường huyết. A
Ở những BN có ASCVD tại mức nguy cơ cao bị suy tim hoặc hiện tại có suy tim, thuốc ức chế SGLT2 được ưa chuộng. C
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389