Kết quả từ 2 thử nghiệm lâm sàng chính được trình bày tại cuộc họp của Hội Tim mạch Châu Âu hồi tháng 8 đã làm dấy lên nghi ngờ về lợi ích của việc sử dụng aspirin trong phòng ngừa tiên phát ở những bệnh nhân có nguy cơ trung bình mắc bệnh tim hoặc bị đái tháo đường. Một thử nghiệm lớn thứ ba, ASPREE (Aspirin trong việc giảm cácbiến cốở người cao tuổi), được công bố sau đó, làm tăng thêm nghi ngờ về bất kỳ lợi ích sống còn nào trong việc sử dụng aspirin phòng ngừatiên phát.
Thử nghiệm ARRIVE (Aspirin to Reduce Risk of Initial Vascular Events: Aspirin để giảm nguy cơ biến cố mạch máu ban đầu) được xuất bản đồng thời trên The Lancet, là nghiên cứu ngẫu nhiêngồm trên12.000 bệnh nhân châu Âu và bệnh nhân chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Hoa Kỳ,từ 55 đến 60 tuổi có nguy cơ trung bình mắc bệnh tim mạch, sử dụng aspirinliều100 mg hoặc giả dược hàng ngày và theo dõi họ trong 5 năm. Không có giảm tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch nặngtrong nhóm aspirin. Trên thực tế, tỷ lệ biến cố tim mạch thấp hơn so với dự kiến của tất cả những người tham gia, điều mà nghiên cứuviên chính của nó, J. Michael Gaziano - Giáo sư Y khoa tại Harvard và Bác sĩ Tim mạch Dự phòng tại Bệnh viện Brigham và Women's ở Boston, quy là do thay đổilối sống và các biện pháp phòng ngừa y tế khác. Ví dụ, ông lưu ý rằng 43% đang dùng statin và khoảng hai phần ba là dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.
Trong khi đó, Aspirin không làm giảm các biến cốtim mạch nặngtrong nghiên cứu này,” Gaziano nói. “Tuy nhiên, có ít biến cốhơn dự kiến, cho thấy thực tế, đây là một cộng đồng có nguy cơ thấp”.
Các nghiên cứu mới cho thấy: một viên aspirin mỗi ngày để phòng ngừa tiên phát bệnh tim
có thể không bảo vệ tim.
Một thử nghiệm lớn thứ hai được trình bày tại cuộc họp, thử nghiệm ASCEND (Nghiên cứu về các biến cốtim mạch trong đái tháo đường) đã được công bố đồng thờitrên Tạp chí Y học New England, chỉ định ngẫu nhiên hơn 15.000 bệnh nhân đái tháo đường với 100 mg aspirin hoặc giả dược hằng ngày. Aspirin làm giảm nguy cơ biến cố mạch máu đầu tiên, nhưng tác dụng phụ là xảy ra các biến cốchảy máu nghiêm trọng cần nhập viện– theo nhà nghiên cứu Jane Armitage, Giáo sư thử nghiệm lâm sàng và dịch tễhọc tại Khoa Sức khoẻ cộng đồng của Đại học Oxford ở Vương quốc Anh.
“Khi chúng tôi xem xét sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ, chúng tôi thấy rằng những lợi ích tuyệt đối từ việc tránh các biến cốtim mạch nghiêm trọng cân bằngvới việc tăng nguy cơ chảy máu,” theo ông Armitage tại cuộc họp. “Chúng tôi không thể xác định bất kỳ nhóm người tham gia cụ thể nào mà lợi ích rõ ràng vượt xa rủi ro”.
Nghiên cứu ASCEND cũng không tìm thấy giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng trong suốt quá trình theo dõi trung bình 7 năm của thử nghiệm, mặc dù có rất nhiều bệnh ung thư trong số những người tham gia, Armitage nói. Gaziano và các đồng nghiệp dự kiến sẽ phân tích các rủi ro ung thư đại trực tràng trong một ấn phẩm sau đó, ông lưu ý.
Kết quả của thử nghiệm ASPREE, được công bố trên Tạp chí Y học New England vào tháng 9, đã làm tăng thêm nghi ngờ về lợi ích của aspirin trong phòng ngừa tiên phát. Thử nghiệm đó đã xem xét việc sử dụng 100 mg aspirin mỗi ngày ở những người từ 70 tuổi trở lên mà không mắc bệnh tim, mất trí nhớ hoặc khuyết tật và không tìm thấy lợi ích sốngcòn. Trên thực tế, nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn ở nhóm dùng aspirin. Các tác giả lưu ý rằng ung thư là một yếu tốchính cho sự gia tăng tử vong trong nhóm aspirin.
Một kết quả khác?
Việc sử dụng aspirin trong phòng ngừa thứ phát ở những bệnh nhân đã bị nhồi máu cơtim hoặc đột quỵ đạt kết quả tốt. Nhưng kết quả từ các nghiên cứu trước đây về aspirin để phòng ngừa tiên phátcòn chưa đồng nhất, cùng với lo ngại về nguy cơ chảy máu nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng nó, đã khiến nhiều bác sĩ thận trọng.
Trên thực tế, các hướng dẫn lâm sàng chính đưa ra lời khuyên mâu thuẫn, Erin D. Michos, MD, Phó Giám đốc Tim mạch Dự phòng tại Trung tâm Ciccarone về Phòng ngừa Bệnh Tim tại Trường Y Johns Hopkins ở Baltimore, lưu ý. Hướng dẫn của Châu Âu khuyến cáo không nên sử dụng aspirin để phòng ngừa tiên phátvì nguy cơ chảy máu. Cơ quanphòng ngừabệnh ởHoa Kỳ khuyến cáo dùng aspirin để phòng ngừa tiên phát bệnh tim và ung thư đại trực tràng cho những người ở độ tuổi từ 50 đến 59 có nguy cơ chảy máu thấp, và nguy cơ mắc bệnh tim mạch10 năm là 10% và quyết định sẽ tùy từng cá thểcho những người từ 60 đến 69 tuổi và ở ngưỡng nguy cơ. Hội đái tháođường Hoa Kỳ đề cập đến việc sử dụng aspirin cho bệnh nhân đái tháođường từ 50 tuổi trở lên với ít nhất 1 yếu tố nguy cơ tim mạch nặng.
“Chúng tôi đã có khá nhiều tranh cãi về việc có nên sử dụng aspirin cho phòng ngừa tiên phát không, với sự khác biệttrong trong các hướng dẫn từ các tổ chức lớn” - ông Micheal Michos nói.Thật không may, các thử nghiệm ARRIVE và ASCEND dường như không cho thấy sẽ giúp giải quyết vấn đề này sớm.
Thay vào đó, cả hai thử nghiệm dường như củng cố nhu cầu xem xét nguy cơ riêng lẽcủa từng cá thể, Daniel Muñoz, MD, MPA, Trợ lý Giáo sư Y khoa và Giám đốc Y tế về Chất lượng tại Viện Vanderbilt Heart và Vascular ở Nashville, Tennessee cho biết. Ông lưu ý rằng ông rất vui vì các thử nghiệm đã được công bố cùng nhau, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hai nhóm bệnh nhân quan trọng.
“Cả ARRIVE và ASCEND đều không tiết lộ bất kỳ vấn đềnào còn lại về aspirin trong phòng ngừa tiên phát,” ông Munoz nói. “Điều đócho thấy nghĩa vụ của thầy thuốc nhằmđưa ra quyết định phù hợp với từng cá thểvàchọn lọc bệnh nhân dùng aspirin đểphòng ngừa tiên phát.”
Quyết định chung?
Chia sẻ quyết định chung là điều cần thiết cho những vấn đềnhư vậy, đặc biệt bởi vì nhiều bệnh nhân cảm thấy thoải mái với ý tưởng về một viên aspirin mỗi ngày như một công cụ phổ biến để phòng ngừa các biến cố tim mạch.
“Những nghiên cứu này củng cố nhu cầu của chúng tôi để tư vấn cho bệnh nhân một cách cẩn thận về những rủi ro và lợi ích,” theo ông Munoz.“Một phần trong số đó sẽ phản hồi lại những giả định trước đây về lợi ích của aspirin. Điều đó đòi hỏi một cuộc trò chuyện và ra quyết định chung.”
Michos lưu ý rằng nhiều bệnh nhân của cô cho rằng aspirin an toàn hơn statin vì là thuốc bán không cần kê toa. Nhưng cô ấy sử dụng chủ yếu statin để phòng ngừa tiên phát vì chúng làmgiảm nguy cơtương đối phù hợp hơn và tính an toàn tốt hơn. Với aspirin, cô cảnh báo về nguy cơ chảy máu tiềm ẩn, mặc dù cô vẫn có thể cân nhắc nó cho bệnh nhân có chỉ số vôi hóađộng mạch vành cao.
“Sự nhiệt tình của tôi trong việc sử dụng aspirin trong phòng ngừa tiên phát đã bị giảm sút nghiêm trọng,” cô nói.
Tỷ lệ biến cố tim mạch thấp hơn dự kiến trong thử nghiệm ARRIVE có thể gợi ý rằng những thay đổi trong chiến lược dự phòng đã có hiệu lực. Michos lưu ý các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công cụ như Pooled Cohort Equations có thể đánh giá quá cao rủi ro trong dân số hiện đại. Việc sử dụng statinnhiều hơn, thuốc hạ áp nhiều hơn và các chiến lược thay đổi lối sống khác cũng có thể làm giảm nguy cơ, Michos và Muñoz đồng ý.
“Aspirin có thể đóng một vai trò nhỏ hơn trong nền tảng của y tế dự phòng”,Michos nói.
Cả Michos và Muñoz đều thừa nhận vẫn còn những câu hỏi cần được trả lời về aspirin trong phòng ngừa tiên phát. Michos lưu ý rằng chỉ 30% những người tham gia thử nghiệm ARRIVE là phụ nữ, một phần là do nguy cơ10 năm của họ đối với biến cốtim mạch thấp, khiến việc đánh giá nguy cơvà lợi ích của phụ nữ khó khăn hơn.
“Phụ nữ tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng về tim mạch rất ítvà khó đưa ra kết luận về sự khác biệt giới tính của điều trị thuốc, mặc dù không có sự khác biệt đáng kể nào về giới tính trong ARRIVE,” cô nói.
Một câu hỏi quan trọng khác là liệu các phân nhóm bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ việc phòng ngừa tiên phát bằng aspirinkhông.
“Chúng tôi nhận thấy càng ngày càng nhiều bệnh nhânkhông thể dùng aspirin để phòng ngừa tiên phátvà vì vậy công việc tiếp theo có thể giúp xác định liệu thực sự có tồn tại một phân nhóm bệnh nhân mà việc phòng ngừa tiên phát bằng aspirin có hiệu quả hay không”, Munoz nói.
(Lược dịch từ Aspirin for Primary Prevention Takes a Hit With New Trial Results. Circulation. 2018;138:2713–2714. DOI: 10.1161/CIRCULATIONAHA.118.038570)
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389