MILAN, Ý — Một phân tích hồi cứu lớn ở Pháp đã cung cấp tin tốt lành cho những người yêu thích caffeine: các nhà nghiên cứu cho biết uống trà hoặc café có liên quan đến giảm nhẹ nhưng có ý nghĩa thống kê huyết áp tâm thu và tâm trương. Ngoài ra, uống trà và café cũng làm giảm có ý nghĩa áp lực mạch và tần số tim, trong đó trà làm giảm nhịp tim nhiều hơn.
Trình bày kết quả trong hội nghị Tăng Huyết Áp Châu Âu (European Society of Hypertension [ESH]) năm 2013, bác sĩ Bruno Pannier ( Trung tâm Điều tra Phòng ngừa và Lâm sàng, Paris, Pháp) cho rằng qua những nghiên cứu khác thấy có mối liên hệ giữa uống trà và café với huyết áp, nhưng những phân tích này không đủ kết luận. Một số nghiên cứu thấy có lợi, trong khi một số khác lại thấy không có liên quan.
Có 176.437 người tham gia, tuổi từ 16 đến 95, những người này đến kiểm tra sức khỏe tại trung tâm từ năm 2001 đến 2011. Pannier giải thích việc phân tích chỉ đơn giản dựa vào bảng câu hỏi những người tham gia uống bao nhiêu trà hoặc café mỗi ngày. Những người tham gia được phân chia ra làm 3 nhóm: nhóm không uống trà/café, nhóm uống 1 – 4 tách/ngày và nhóm uống > 4 tách/ngày.
Nhìn chung, người ta uống café nhiều hơn trà, mặc dù có sự khác biệt về giới. Nam thường uống café nhiều hơn, trong khi nữ thường uống trà hơn. Uống café cũng có liên quan đáng kể đến hút thuốc lá, mỡ máu cao, và chỉ số trầm cảm và stress cao. Ngược lại, uống trà liên quan đến mỡ máu thấp, nhưng chỉ số stress và trầm cảm cao tương đương nhóm uống café.
Sau khi điều chỉnh những biến số gây nhiễu, kết luận uống trà và café liên quan đến giảm có ý nghĩa huyết áp tâm thu, tâm trương và một số thông số khác nữa.
Huyết áp ở những người uống cafe
Huyết áp ở những người uống trà
Trong phiên trình bày, Bs Pannier cho biết không có sự phân biệt giữa các loại trà xanh, đen hoặc trà thảo mộc, đó cũng là một hạn chế của phân tích. Ngoài ra, bảng câu hỏi không đủ chi tiết để ước tính lượng caffeine có trong café tiêu thụ ở Pháp.
Pannier cho rằng trà có chứa một lượng lớn chất flavonoids, chất này cải thiện sự dãn mạch. “Những thành phần dãn mạch có trong các loại nước ngọt giải khát có thể có tác dụng dãn mạch, mà điều này cần có nghiên cứu thực nghiệm chứng minh”, ông nói.
Theo tamduchearthospital.com
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389