Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng
Ngày 08/05/2019 07:47 | Lượt xem: 1054

Bệnh nhân nam, 67 tuổi, không có tiền sử bệnh lý gì. Khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân thường lên cơn khó thở tăng dần, có lúc khó thở về đêm, khó thở phải ngồi, không kèm đau ngực, không hồi hộp, không ngất.

Ca lâm sàng

Chúng tôi xin minh họa 2 ca lâm sàng ARVC tổn thương liên quan 2 thất. Trong đó, MRI tim là công cụ hỗ trợ rất nhiều cho chẩn đoán bệnh.

CA 1:

Bệnh nhân nam, 67 tuổi, không có tiền sử bệnh lý gì. Khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân thường lên cơn khó thở tăng dần, có lúc khó thở về đêm, khó thở phải ngồi, không kèm đau ngực, không hồi hộp, không ngất. Bệnh nhân nằm điều tri tại BV tỉnh Bình Dương 2 tuần, xuất viện với chẩn đoán: Suy tim – Bệnh tim thiếu máu cục bộ, uống thuốc theo toa gồm: Micardis, Verospirone, Clopidogrel, Atorvastatin. Sau xuất viện bệnh nhân còn mệt nhiều, khó thở kèm phù chân nên nhập viện Nhân dân 115 để tiếp tục điều trị. Tại đây khám lâm sàng ghi nhận: BN tỉnh táo, than khó thở, không đau ngực, nhịp tim chậm 50 lần/ phút, huyết áp ổn 100/60 mmHg, tĩnh mạch cổ nổi và phù mềm 2 chân, gan mấp mé bờ sườn, phổi ran ẩm 2 đáy, tim đều chậm, âm thổi tâm thu 2/6 ở liên sườn IV bờ trái ức. Điện tâm đồ ghi nhận nhịp bộ nối 50 lần/ phút, block nhánh phải hoàn toàn với phức bộ QRS dãn 160ms, sóng T âm từ V1-V4 (Hình 3).

 

Hình 3: Điện tâm đồ ghi nhận nhịp bộ nối 50 lần/ phút, block nhánh phải hoàn toàn với phức bộ QRS dãn 160ms, sóng T âm từ V1-V4


XQ ngực tại thời điểm nhập viện ghi nhận: bóng tim to với chỉ số tim – lồng ngực # 0.6 , xơ hóa đỉnh phổi phải nghi do lao phổi cũ (Hình 4)

 

Hình 4: XQ ngực tại thời điểm nhập viện

Troponin I –hs được làm ngay lập tức và cho kết quả bình thường 19.4 pg/mL (ngưỡng 34.2 pg/ml), chức năng thận và điện giải đồ cũng trong giới hạn bình thường.Siêu âm tim (Hình 5) ghi nhận: dãn lớn buồng tim phải (RV = 60mm), dãn động mạch phổi và 2 nhánh. Chức năng tâm thu thất trái bảo tồn EF 55%. Vô động thành tự do thất phải. Hở 2 lá nhẹ, hở 3 lá mức độ trung bình, không tăng áp động mạch phổi.

 

Hình 5: Siêu âm tim

Trong quá trình nằm viện, Bn được gắn Holter ECG. Kết quả trên Holter (Hình 6) ghi nhận:  ghi nhận sóng epsilon ở V1-V3 (mũi tên), ngoại tâm thu thất thưa (30 nhịp/24 giờ # 0.05), nhịp chậm xoang liên tục trong ngày tần số dao động # 37-56 lần/ phút, đồng thời ghi nhận có cơn nhanh thất ngắn. 

 

Hình 6: Kết quả trên Holter ECG

Bệnh nhân nghi ngờ bệnh ARVD, nên tiếp tục chụp MRI tim để chẩn đoán. Kết quả MRI tim (Hình 7) như sau: Tăng nhẹ thể tích buồng thất trái (LVEDi = 114ml/m2), chức năng tâm thu thất trái giảm nặng LVEF 26%, vách liên thất vận động nghịch thường, giảm động nặng vùng giữa mỏm các thành thất trái. Tăng thể tích thất phải nặng (RVEFi = 341ml/m2), chức năng tâm thu thất phải giảm nặng RVEF 13% với giảm động nặng toàn bộ các thành thất phải. Không ghi nhận hình ảnh tăng tín hiệu muộn trên LGE.

 

Hình 7a: Hình cine 4 buồng và trục ngang qua cơ trụ ghi nhận dãn lớn buồng tim phải

 

Hình 7b: Hình LGE 4 buồng và trục ngang không ghi nhận hình ảnh tăng tín hiệu muộn

Tổng hợp tất cả biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân này thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán chắc chắn bệnh ARVC gồm: bất thường về cấu trúc, chức năng thất phải, bất thường về khử cực, tái cực và kèm loạn nhịp. Theo thang điểm tính nguy cơ đối với bệnh nhân này có nguy cơ trung bình. Như vậy, đây là một trường hợp ARVC gây rối loạn nặng chức năng tâm thu hai thất với biểu hiện lâm sàng là bệnh cảnh suy tim và nhịp chậm.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua google bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua twitter bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua MySpace bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua LinkedIn bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua stumbleupon bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua icio bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua digg bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (P.3) - Ca lâm sàng

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP