Cơ sở
Hiệu quả và độ an toàn nói chung của thuốc kháng đông trực tiếp đường uống (DOACs) liệu có phù hợp ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim (AF) và có trọng lượng cơ thể cực thấp (<50 kg) chưa được biết rõ.
Mục tiêu
Nghiên cứu này so sánh DOAC với warfarin ở bệnh nhân AF có trọng lượng cơ thể thấp.
Phương pháp
Sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Cơ quan bảo hiểm y tế quốc gia Hàn Quốc từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2016, bệnh nhân AF có trọng lượng cơ thể ≤60 kg và được điều trị bằng thuốc kháng đông đường uống (n = 14,013 dùng DOAC và n = 7.576 dùng warfarin) cho với đột quỵ thiếu máu, xuất huyết nội sọ (ICH), xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nặng, tử vong do mọi nguyên nhân và kết cục gộp. Trọng số điểm xu hướng (The propensity score weighting) được sử dụng để cân bằng 2 nhóm.
Kết quả
Đặc điểm nền ban đầu được cân bằng tốt giữa 2 nhóm (tuổi trung bình 73, CHA2DS2-VASc trung bình 4 điểm và có 28% bệnh nhân nặng <50 kg). DOAC có liên quan đến nguy cơ đột quỵ thiếu máu thấp hơn (tỷ lệ nguy hại [HR]: 0,591; khoảng tin cậy 95% [CI]: 0,510 đến 0,686) và chảy máu nặng (HR: 0,705; 95%: CI 0,601 đến 0,825), làm giảm ICH (HR: 0,554; 95% CI: 0,429 đến 0,713) so với warfarin. DOAC đã cải thiện lợi ích lâm sàng ròng so với warfarin (HR cho kết quả gộp: 0,660; KTC 95%: 0,606 đến 0,717) và điều này cũng hằng định ở những bệnh nhân có cân nặng <50 kg (HR cho kết quả gộp: 0,665; 95% CI: 0,581 đến 0,762).
Kết luận
Trong thế giới thực của dân số AF châu Á với trọng lượng cơ thể thấp, DOAC cho thấy hiệu quả và an toàn tốt hơn warfarin. Những kết quả này là hằng định ở những bệnh nhân có trọng lượng cơ thể cực kỳ thấp. Liều thông thường của DOAC cho thấy kết quả về cả hiệu quả và an toàn là tương đương khi giảm liều DOAC.
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389