Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán)
Ngày 03/06/2019 08:21 | Lượt xem: 1336

Triệu chứng cơ năng: đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất (95%), hầu hết các bệnh nhân đều có cơn đau đột ngột và rất dữ dội. Cơn đau thường được diễn tả là “chưa bao giờ đau như thế” xảy ra ở 84%, bệnh nhân, đau như bị dao đâm 64,4%.

III. CHẨN ĐOÁN:

Thường mô tả bệnh cảnh của AD

III.1. Lâm sàng:

Triệu chứng cơ năng: đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất (95%), hầu hết các bệnh nhân đều có cơn đau đột ngột và rất dữ dội. Cơn đau thường được diễn tả là “chưa bao giờ đau như thế” xảy ra ở 84%, bệnh nhân, đau như bị dao đâm 64,4%.

Vị trí thường ở phía trước hoặc sau phụ thuộc vào vị trí động mạch chủ (ĐMC) bị bóc tách (bóc tách ĐMC lên thường gây đau ngực phía trước, bóc tách ĐMC xuống thường gây đau ngực phía sau, đau lưng hoặc đau bụng).

Cảm giác đau ít khi lan lên cổ, vai xuống cánh tay như cơn đau thắt ngực điển hình của hội chứng vành cấp. Cơn đau này có thể giảm đi rồi đột ngột tăng trở lại, báo hiệu dấu hiệu xấu, đó là do túi phình đã vỡ vào khoang màng phổi hoặc khoang màng tim gây chèn ép tim cấp và đe dọa tử vong.

Tăng huyết áp thường gặp nhất, thường là nguyên nhân của AD, tụt huyết áp thường do hở van ĐMC cấp, vỡ phình, chèn ép tim cấp…

Dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến thần kinh trung ương: liệt nửa người hoặc 2 chi dưới, phụ thuộc vào việc tắc hoàn toàn hoặc 1 phần của ĐM cảnh. Các dấu hiệu khác như ho ra máu, tràn dịch màng phổi 1 hoặc 2 bên, xuất huyết tiêu hóa, đau bụng cấp… cũng không hiếm gặp.

Ngất cũng thường gặp ở AD, cho thấy khả năng tắc nghẽn mạch máu não, chèn ép tim cấp… Theo IRAD ngất chiếm 13% các trường hợp AD, trong số đó 34% tử vong so với 23% bệnh nhân không bóc tách. Do đó cần thận trọng với những trường hợp ngất kết hợp với đau ngực và dự hậu thường rất xấu.

Trụy mạch gặp ở 30% bệnh nhân, tỉ lệ cũng tương tự với các báo cáo trước đó, đau bụng chiếm 4,6% trường hợp, đặc biệt ở AD type B, có hội chứng giảm tưới máu cao hơn, với tỉ lệ tử vong cao hơn 28% so với 10,2% bệnh nhân không có đau bụng.

Park ghi nhận 6,4% bệnh nhân không có biểu hiện đau, các bệnh nhân này thường có tiền căn tiểu đường (10,2%), phình ĐMC (29,5%) và phẫu thuật tim mạch (48,1%), ngất (33,9%), đột quỵ (11,3%) suy tim (19,7%).

III.1. Cận lâm sàng:

CT và MRI(thường dùng CT hơn do sẵn có) có giá trị rất cao trong chẩn đoán bệnh lý AD (Hình 5 và 6).

 

Hình 5.Stanford Type A / DeBakey Type IIStanford Type B / DeBakey III

 

Hình 6. MRI trong bóc tách động mạch chủ. A, Hình ảnh MRI của bóc tách động mạch chủ type A với một vạt của lớp áo trong thành mạch bị bóc tách (mũi tên). B, Hình ảnh MRI của bóc tách động mạch chủ type B mạn tính với vạt lớp áo trong thành mạch bị bóc tách (mũi tên) và sự dãn phình động mạch của đoạn đầu động mạch chủ xuống.

Trong bệnh lý AD, dấu hiệu điển hình trên CT bao gồm: khối máu tụ trong thành ĐMC, vết rách nội mạc, tràn dịch màng phổi, màng tim. MRI là phương tiện chẩn đoán chính xác trong chẩn đoán nhưng không phải bệnh viện nào cũng thực hiện được.

Siêu âm tim qua thực quản (TOE):phát hiện các vị trí của vết rách nội mạc, tràn dịch màng ngoài tim, phần mở rộng của bóc tách… TOE có thể cho biết cơ chế của hở van ĐMC, đánh giá các lỗ của ĐM vành bị ảnh hưởng bởi bóc tách đặc biệt là lỗ vành phải.

X-quang:có dấu hiệu gợi ý chứ không có giá trị chẩn đoán, hình ảnh trung thất dãn rộng thường gặp trong AD, các dấu hiệu khác có thể gặp bao gồm: cung ĐMC đôi, khí quản lệch phải, bóng tim dãn rộng, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi (hình 7)… Điện tâm đồ thường không đặc hiệu, thường là dầy thất trái. Chẩn đoán phân biệt phụ thuộc vào khai thác bệnh sử, triệu chứng và các xét nghiệm cận lâm sàng như: X-quang, điện tâm đồ, siêu âm tim qua thực quản…

 

Hình 7.X-quang ngực ở bệnh nhân bóc tách động mạch chủ.

(A) X quang ngực thẳng trước khi có bóc tách động mạch chủ. (B) X quang ngực 1 năm sau khi bệnh nhân nhập viện vì bóc tách động mạch chủ cấp tính. Lưu ý đường kính tăng dần của động mạch chủ đoạn lên, cung động mạch chủ và mở rộng mới của trung thất trên.

Chụp động mạch chủ: phương pháp chẩn đoán xác định truyền thống trong AD, có thể định vị vị trí nguồn gốc của bóc tách và phân định mức độ lan rộng bóc tách và sự lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng. Các đặc điểm để chẩn đoán động mạch chủ bao gồm độ mờcủa lòng giả, sự biến dạng của lòng mạch thật bởi lòng giả, sự giãn của động mạch chủ, hẹp hoặc tắc các nhánh của động mạch chủ và sự hiện diện của vạt lớp áo trong thành mạch bị bóc tách. Nhược điểm của chụp động mạch chủ bao gồm không sẵn có, kỹ thuật xâm lấn, tiếp xúc với bức xạ ion hóa, sử dụng các chất tương phản i-ốt tiêm tĩnh mạch và chậm trễ trong chẩn đoán. Kết quả chụp động mạch chủ âm tính giả có thể xảy ra nếu có sự thay đổi đồng thời và bằng nhau độ mờ của lòng giả và lòng thật hoặc nếu lòng giả mờ rất nhẹ. Vì những lý do này, chụp động mạch chủ thường được thay thế bằng các xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn trong chẩn đoán AD.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân nghi ngờ cao có bóc tách động mạch chủ đoạn lên nhưng hình ảnh không xâm lấn là không thể thực hiện hoặc không kết luận được, nên thực hiện chụp động mạch chủ kỹ thuật số. Siêu âm nội mạch, kết hợp với kỹ thuật động mạch chủ tiêu chuẩn, cải thiện đáng kể độ chính xác của chụp động mạch chủ, có thể được thực hiện nhanh chóng và an toàn, và có thể dùng như một thủ thuật chẩn đoán phụ ở những bệnh nhân nghi ngờ AD.

Chụp mạch vành trước khi phẫu thuật: không được chỉ định vì nó không cải thiện khả năng sống sót và dẫn đến sự chậm trễ trong can thiệp phẫu thuật

Các phương tiện chẩn đoán phụ thuộc vào cơ sở vật chất, tình trạng bệnh nhân, trình độ của bác sĩ. Việc lựa chọn phương thức chẩn đoán phụ thuộc vào tình trạng huyết động học của bệnh nhân.  Ưu và nhược điểm của chẩn đoán hình ảnh được thể hiện qua bảng 2. CT được đề nghị theo hướng dẫn hiện nay, MRI có thể cung cấp những dữ liệu về giải phẫu, tình trạng huyết động học… và phân tầng nguy cơ của AD. Trong trường hợp khẩn cấp, siêu âm tim thành ngực và qua thực quản với bác sĩ có nhiều kinh nghiệm cũng có thể xác định tình trạng AD.

Ở Việt Nam, với độ nhạy cao và sẵn có, CT là phương tiện chẩn đoán AD thường dùng nhất. Yêu cầu cần xác định các vấn đề sau khi chẩn đóan AAS nêu ở Bảng 3 và chiến lược chẩn đoán AD nêu ở Hình 8

 

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua google bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua twitter bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua MySpace bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua icio bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua digg bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua yahoo bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua yahoo bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua yahoo bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán) Chia sẽ qua yahoo bài: Hội chứng động mạch chủ cấp: Cập nhật chiến lược chẩn đoán và điều trị hiện nay (Acute Aortic Syndromes: Update in Current Medical) (P.2 - Chẩn đoán)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP