Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT)
Ngày 13/03/2020 02:37 | Lượt xem: 709

Bệnh thận mạn, nồng độ Kali máu là yếu tố tiên lượng độc lập tử vong trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân suy tim nhập viện có PSTM thất trái giảm.

  1. Yếu tố tiên lượng tử vong trong 60 ngày sau khi xuất viện

Tỉ lệ bệnh nhân tử vong trong 60 ngày sau xuất viện

  Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)
Không 289 95,1
15 4,9
Tổng cộng 304 100,0

Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan tới tử vong trong 60 ngày sau xuất viện

Yếu tố Tử vong trong 60 ngày Tổng

p
Có, n (%) Không, n (%)
Giới Nữ

Nam

9 (8,9)

6 (3,0)

92 (91,1)

197 (97,0)

101

203

0,045
Tuổi <60

60-80

>80

2 (1,5)

5 (3,6)

8 (24,2)

131 (98,5)

133 (96,4)

25 (75,8)

133

138

33

<0,001
Triệu chứng quá tải thể tích        
Khó thở

Không

13 (7,8)

2 (1,4)

153 (92,2)

136 (98,6)

166

138

0,011
Khó thở khi nằm

Không

11 (8,5)

4 (2,3)

119 (91,5)

170 (97,7)

130

174

0,014
Dấu hiệu sung huyết

Không

9 (12,5)

6 (2,6)

63 (87,5)

226 (97,4)

72

232

0,001
Yếu tố nguy cơ        
Thừa cân

Không

5 (3,9)

10 (5,6)

122 (96,1)

167 (94,4)

127

177

0,496
Hút thuốc lá

Không

2 (3,3)

13 (5,3)

58 (96,7)

231 (94,7))

60

244

0,523
Uống rượu

Không

0 (0)

15 (94,8)

16 (100)

273 (94,8)

16

288

1,000
Bệnh đi kèm        
BMV

Không

8 (5,0)

7 (4,8)

151 (95,0)

138 (95,2)

159

145

0,935
Bệnh van tim TB-nặng

Không

12 (6,1)

3 (2,8)

185 (93,9)

104 (97,2)

197

107

0,206
Tăng huyết áp

Không

6 (4,0)

9 (5,9)

145 (96,0)

144 (94,1)

151

153

0,442
Đái tháo đường

Không

3 (4,3)

12 (5,1)

66 (95,7)

223 (94,9

69

235

0,798
Bệnh thận mạn

Không

14 (12,7)

1 (0,5)

96 (87,3)

193 (99,5)

110

194

<0,001
Siêu âm tim        
Hở van 2 lá TB-nặng

Không

11 (4,5)

4 (6,5)

231 (95,5)

58 (93,5)

242

62

0,536
Hở van 3 lá TB-nặng

Không

9 (5,4)

3 (2,2)

158 (94,6)

134 (97,8)

167

137

0,154
Tăng áp phổi

Không

11 (8,2)

4 (2,4)

123 (91,8)

166 (97,6)

134

170

0,019
Xét nghiệm máu        
eGFR

(mL/phút/1,73m2)

<60

≥60

14 (12,7)

1 (0,5)

96 (87,3)

193 (99,5)

110

194

<0,001
Na (mmol/L) <135

135-145

>145

6 (13,3)

9 (3,5)

0

396 (86,7)

245 (96,5)

4 (100)

45

254

4

0,018
K (mmol/L) <3,5

3,5-5,0

>5,0

3 (17,6)

10 (3,7)

2 (13,3)

14 (82,4)

261 (96,3)

13 (86,7)

17

271

15

0,011

 

Bảng 5: Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan tới tử vong trong 60 ngày sau xuất viện (tiếp theo)

Yếu tố Tử vong trong  60 ngày p
Không (n=289) Có (n=15)
Tần số tim lúc nhập viện 91,4 ± 20,3 102,1 ± 27,0 0,05
Tần số tim lúc xuất viện 82,0 ± 13,1 83,2 ± 14,9 0,725
Phân độ NYHA 2,6 ± 0,7 3,0 ± 0,6 0,008
Phân suất tống máu 28,1 ± 7,2 25,3 ± 7,4 0,148

Qua kiểm định cho thấy các yếu tố liên quan tới tỉ lệ tử vong trong vòng 60 ngày sau xuất viện là: tuổi, giới tính, khó thở, khó thở khi nằm, dấu hiệu sung huyết, bệnh thận mạn, tăng áp phổi, nồng độ Na máu, nồng độ Kali máu, phân độ NYHA và phân suất tống máu.

Tiếp theo, chúng tôi dùng hồi quy logistic đa biến đối với các biến có liên quan để hiệu chỉnh các giá trị p, từ đó tìm ra các yếu tố tiên lượng độc lập.

 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến tử vong trong vòng 60 ngày sau xuất viện

  OR KTC 95% p
Tần số tim lúc nhập viện 1,013 0,986 – 1,04 0,362
Giới tính 0,545 0,153 – 1,945 0,350
Nhóm tuổi 3,495 1,245 – 9,812 0,018
Dấu hiệu sung huyết 2,113 0,447 – 9,981 0,345
Khó thở 1,916 0,128 – 28,595 0,637
Khó thở khi nằm 0,825 0,132 – 5,169 0,837
Phân độ NYHA 0,888 0,152 – 5,187 0,895
Bệnh thận mạn 12,017 1,366 – 105,712 0,025
Tăng áp phổi 2,754 0,713 – 10,632 0,142
Nồng độ Na máu 0,226 0,057 – 0,896 0,034
Nồng độ K máu 0,321 0,048 – 2,165 0,243

Qua hiệu chỉnh hồi quy logistic đa biến cho thấy tuổi, bệnh thận mạn, nồng độ Natri máu là yếu tố tiên lượng độc lập với tỉ lệ tử vong trong 60 ngày sau xuất viện.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới chiếm tỉ lệ cao, gấp đôi nữ giới. Đặc điểm về giới của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới. Điều này phù hợp với nhận định giới nam là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch [9]. Về độ tuổi, với độ tuổi trung bình khi nhập viện là 63,8 ± 13,7, kết quả của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân suy tim có PSTM thất trái giảm ở các quốc gia Đông Nam Á khác (Indonesia, Malaysia, Philippines); trẻ hơn so với châu Âu (70 tuổi), Anh (80 tuổi), Mỹ (74 tuổi) và một số nước châu Á khác như Hồng Kong (77 tuổi), Nhật Bản (73 tuổi) và Hàn Quốc (69 tuổi ) [3]. Chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu được công bố trong vòng 10 năm trở lại đây có độ tuổi trung bình trẻ hơn so với các nghiên cứu xuất hiện trước đó. Điều này cho thấy độ tuổi bệnh nhân suy tim nhập viện có xu hướng ngày càng xuất hiện sớm hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy phần lớn bệnh nhân suy tim PSTM giảm nhập viện tại Viện Tim nằm trong độ tuổi lao động (44% < 60 tuổi), có thể gây ảnh hưởng đến gánh nặng y tế, kinh tế của gia đình bệnh nhân và của xã hội. Đây là điều đáng được quan tâm trong việc tăng cường kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh, kiểm soát tốt hơn các bệnh đồng mắc cũng như quản lý tốt hơn bệnh nhân suy tim mạn tính.

Nhìn chung, thời gian nằm viện của các bệnh nhân suy tim PSTM thất trái giảm ở Viện Tim tương đương với các quốc gia khác trong khu vực như Philippine và Malaysia, nhưng dài hơn đối với các quốc gia châu Á phát triển như Thái Lan (7,5 ngày) và Singapore (5,1 ngày) [3].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh lý đi kèm với tình trạng suy tim đều có tỉ lệ cao. Rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành và tăng huyết áp xuất hiện với tỉ lệ cao > 50%, cho thấy mô hình bệnh tật ở nước ta đang dần hòa vào mô hình bệnh tật ở các nước phát triển, là một điều cần được báo động  [9, 10]. Bệnh van tim trung bình-nặng chiếm tỉ lệ cao nhất, có thể lý giải do tại Viện Tim, tất cả các bệnh nhân nhập viện đều được chỉ định siêu âm tim để tầm soát các bệnh lý tim mạch. Từ đó cũng làm tăng tần suất phát hiện bệnh lý van tim nhiều hơn so với các nghiên cứu khác.

Khi phân tích về tần số tim lúc nhập viện và khi xuất viện, chúng tôi ghi nhận sự giảm có ý nghĩa giữa tần số tim khi xuất viện so với lúc nhập viên trong dân số chung của nghiên cứu (thông qua T-test bắt cặp, p<0,001). Điều này một phần phản ánh hiệu quả điều trị với tỉ lệ sử dụng các thuốc kiểm soát nhịp tim như chẹn bêta và digoxin vào thời điểm xuất viện cao hơn lúc bệnh nhân nhập viện. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân được kiểm soát huyết áp theo khuyến cáo khá tốt và cao hơn ở ở thời điểm trước xuất viện so với lúc nhập viện.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với các ghi nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân suy tim PSTM thất trái giảm [5, 6, 11].

Về tình hình điều trị, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ sử dụng các thuốc điều trị suy tim PSTM giảm theo khuyến cáo của Hội Tim châu Âu khá cao đối với nhóm thuốc UCMC/UCTT, spironolactone và furosemide [4]. Tuy nhiên, thuốc chẹn bêta được sử dụng với tỉ lệ khá thấp, cũng như thuốc kiểm soát nhịp tim khác như ivabradine. So sánh với các nghiên cứu nước ngoài, chúng tôi nhận thấy có nhiều sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi. Các nghiên cứu nước ngoài có tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta và ivabradine cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Ngược lại thì tỉ lệ sử dụng thuốc digoxin lại thấp hơn [5, 7, 11]. Vai trò của digoxin ngày nay không còn được khẳng định trong các khuyến cáo liên quan đến tiên lượng bệnh nhân suy tim [4]. Gần đây, các tác giả trong nghiên cứu về vai trò của digitalis trên những bệnh nhân suy tim có PSTM giảm đã cho thấy nhóm thuốc này làm giảm PSTM và tăng tỉ lệ tái nhập viện do mọi nguyên nhân ở thời điểm 6, 12 và 24 tháng sau khi xuất vi ện [12]. Điều này cho thấy chúng ta cần tuân thủ hơn nữa việc điều trị theo đúng khuyến cáo, đặc biệt trên việc kiểm soát tần số tim.

Phân tích về các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim có PSTM thất trái giảm, chúng tôi nhận thấy:

Nghiên cứu OPTIMIZE-HF chỉ ra rằng huyết áp tâm thu thấp lúc nhập viện là yếu tố tiên lượng mạnh cho tỉ lệ tử vong sau xuất viện, có lẽ là do nó có liên quan tới tình trạng suy yếu của tim. Tiếp theo là creatinin huyết thanh cao cũng là một tiên lượng xấu cho tử vong sau khi xuất viện. Các yếu tố tiên lượng khác bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, trầm cảm và béo phì [5]. Nghiên cứu EVEREST ghi nhận tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau xuất viện là 4,3% (n=178), trong 60 ngày là 7,0% (n=290). Bệnh thận mạn nặng và huyết áp tâm thu thấp lúc nhập viện có liên quan tới tử vong sau nhập viện [13]. Nghiên cứu SHIFT cho thấy tỉ lệ tử vong trong suốt quá trình theo dõi là 17% (n=552) trong đó tỉ lệ tử vong do tim mạch là 15% (n=491). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tần số tim có vai trò quan trọng trong tiên lượng trên bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân có tần số tim nền càng cao thì giảm tần số tim càng có ý nghĩa cải thiện tử vong. Điều trị giảm tần số tim cải thiện tử vong 26% so với nhóm không được điều trị (p=0,014) [7]. Tác giả Beth A. Davison ghi nhận 8,0% (n=153) tử vong trong quá trình theo dõi sau khi xuất viện ở bệnh nhân suy tim. Sau khi hiệu chỉnh đa biến thì các yếu tố có ý nghĩa tiên lượng độc lập tử vong ở bệnh nhân suy tim bao gồm: lớn tuổi, huyết áp tâm thu lúc nhập viện thấp, tiền căn bệnh phổi, tăng bạch cầu lúc nhập viện, hạ Natri máu lúc nhập viện, tăng BUN và acid uric máu [11].

Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau xuất viện là 3,9% (n=12) và trong vòng 60 ngày sau xuất viện là 4,9% (n=15). Sau khi hiệu chỉnh thì các yếu tố tiên lượng độc lập tử vong sau xuất viện trong 30 ngày bao gồm: lớn tuổi (p=0,005), bệnh thận mạn (p=0,044) và nồng độ Kali máu (p=0,035); và trong vòng 60 ngày bao gồm lớn tuổi (p=0,018), bệnh thận mạn (p=0,025) và nồng độ Natri máu (p=0,034).

Tỉ lệ tử vong của chúng tôi ghi nhận thấp hơn các nghiên cứu khác bởi vì: thời gian theo dõi của chúng tôi ngắn hơn các nghiên cứu khác (60 ngày so với 90 ngày, 6 tháng, 1 năm hay 2 năm). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn ghi nhận những yếu tố tiên lượng độc lập tử vong sau xuất viện khá tương đồng với các nghiên cứu khác, bao gồm bệnh thận mạn, lớn tuổi, nồng độ Kali và Natri máu.

Tuổi là yếu tố khó can thiệp nhưng chúng ta có thể chú ý đến bệnh lý bệnh thận và các yếu tố ion đồ như Kali và Natri máu để giúp cải thiện tiên lượng tử vong của bệnh nhân suy tim có PSTM thất trái giảm.

Mặc dù nghiên cứu có một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, thực hiện tại 1 cơ sở duy nhất ở TP.HCM, nhưng đây là một nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam trong lĩnh vực này. Nghiên cứu đã cho thấy tuổi, bệnh thận mạn, nồng độ Kali và Natri máu là những yếu tố tiên lượng độc lập tử vong trong vòng 30 ngày và 60 ngày trên những bệnh nhân suy tim PSTM thất trái giảm nhập viện.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua google bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua twitter bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua MySpace bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua icio bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua digg bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM (Phần TT)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP