Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1)
Ngày 06/04/2020 03:38 | Lượt xem: 530

 Tình trạng THA là phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam cũng như toàn cầu. Tỷ lệ THA chuẩn hóa theo tuổi trên toàn cầu là 24,1% ở nam và 20,1% ở nữ vào năm 2015. Có 10.7% bệnh nhân Tăng huyết áp ở Việt Nam điều trị kiểm soát được HA.Đánh giá hiệu quả hạ áp của viên thuốc phối hợp cố định 3 thành phần perindopril, indapamide và amlodipine, tỉ lệ kiểm soát huyết áp. Các tác dụng ngoại ý và tác động trên các yếu tố đường huyết, men gan, chức năng thận, ion đồ.

Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc. Bệnh nhân THA đang điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất từ 06/2019 đến 10/2019.Có 55 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.Tuổi trung bình là 65.6 ± 10.4. Có 29 bệnh nhân nam chiếm 52.7%. Đối với huyết áp tâm thu (HATT) trước khi nghiên cứu là 153.3 ± 6.9 mmHg, sau tuần thứ 4 HATT là 132 ± 6.8 mmHg giảm 21.3 mmHg (p = 0.000)vào tuần thứ 8 HATT là 126.8 ± 6.8 mmHg tiếp tục giảm thêm 5.2 mmHg(p= 0.000). huyết áp tâm trương (HATTr) là 87.8 ± 4.6 mmHg, sau tuần thứ 4 HATTr là  79.6 ± 6.4 mmHg giảm 8.2 mmHg (p = 0.000), tuần thứ 8 HATTr là 75.8 ± 5.3 mmHg giảm thêm 3.8 mmHg (p = 0.000). Nhịp tim giảm sau 4 tuần (-2.7 ± 1.45nhịp/phút; p = 0,0001) và tuần thứ 8 (-0.7 ± 0.5 nhịp/phút; p = 0,17). Có 4 (7.2%) trường hợp gây ho. Không làm thay đổi các cận lâm sàng có ý nghĩa.Một sự kết hợp ba loại perindopril – indapamide – amlodipine đã kiểm soát HA hiệu quả ở những bệnh nhân tăng huyết áp không được kiểm soát bằng liệu pháp đơn trị hoặc 2 thuốc  huyết áp phối hợp trước đó. Có 4 bệnh nhân bị ho. Không làm thay đổi các cận lâm sàng. 

Tăng huyết áp (THA) được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ[3]. Theo Keamey và cộng sự [4] tỷ lệ mắc bệnh THA toàn cầu chiềm khoảng 26% ở người trưởng thành, theo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2016 có khoảng 48% người Việt Nam mắc bệnh THA, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, suy tim, suy thận, tổn thương võng mạc,… Giảm huyết áp tâm thu 2 mmHg giúp làm giảm 7-10% biến cố tim mạch [7] . Khi được kiểm soát tốt huyết áp mục tiêu sẽ giảm 30-40% đột quỵ, 20-30% biến cố tim mạch, 30-40% tử vong do bệnh tim mạch [5]. Hơn 60% bệnh nhân cần sử dụng 2 loại thuốc huyết áp để kiểm soát được huyết áp [5].

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ tăng huyết áp ở người độ tuổi 25-64 là 25,1%. Theo Tổng điều tra toàn quôc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có 23,1% nam giới và 14,9% nữ giới. Còn nếu xét trong độ tuổi 18-25 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3% năm 2015. Như  vậy là cứ 5 người trưởng thành 25-64 tuổi thì có 1 người bị tăng huyết áp.[10]

Theo hướng dẫn điều trị THA mới từ ESC/ESH được công bố 08/2018 tại Hội nghị về Tim mạch lớn nhất thế giới – ESC 2018, tổ chức ở thành phố Munich (Đức), phối hợp thuốc được ưu tiên lựa chọn ngay từ đầu. Trong đó viên phối hợp liều cố định được chứng minh mang lại những lợi ích cho bệnh nhân[2].

Các hướng dẫn điều trị THA trên thế giới như ESC/ESH cũng như Hội Tim mạch học Việt Nam đều khuyến cáo việc điều trị tăng huyết áp xoay quanh ba nhóm thuốc chính: ức chế hệ renin-angiotensin, lợi tiểu và chẹn kênh canxi[1].

Theo khảo sát 1069 bệnh nhân THA được thực hiện tại Bệnh viện Thống Nhất trong năm 2018 đã cho thấy 82,9% (886 bệnh nhân) phải phối hợp 2 hoạt chất trở lên; trong đó 36,6% (391 bệnh nhân) cần phối hợp từ 3 hoạt chất trở lên. Tuy vậy có 10.7% bệnh nhân THA ở Việt Nam được điều trị kiểm soát được HA[9]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả phối hợp perindopril + indapamide + amlodipine trên bệnh nhân THA nguyên phát với các mục tiêu như sau:

  • Hiệu quả hạ áp viên thuốc phối hợp, tỉ lệ kiểm soát huyết áp.
  • Các tác dụng ngoại ý và tác động trên các yếu tố đường huyết, men gan, chức năng thận, ion đồ.

Nghiên cứu tiến cứu mô tả, theo dõi dọc

Thời gian theo dõi bệnh nhân: 8 tuần.

  • Nơi tiến hành nghiên cứu

Phòng khám Nội tim mạch và khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất.

  • Mẫu nghiên cứu

Tổng số lượng bệnh nhân là 55 bệnh nhân.

  • Tiêu chuẩn chọn bệnh

Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất có chẩn đoán THA nguyên phát và thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh sau:

  • Bệnh nhân được dùng thuốc ức chế men chuyển, ức chế kênh canxi, hay lợi tiểu đơn trị liệu trước đây.
  • THA độ 2 trở lên (≥ 160/90 mmHg).
  • Bệnh nhân THA có yếu tố nguy cơ tim mạch đang dùng 2 thuốc hạ áp nhưng chưa kiểm soát tốt huyết áp hoặc THA độ 2 dùng 3 thuốc hạ áp viên rời nhưng chưa kiểm soát tốt huyết áp.
    • Tiêu chuẩn loại trừ

Các bệnh nhân sau không được nhận vào nghiên cứu:

  • Không có đủ thông tin của bệnh nhân hoặc thông tin không rõ ràng.
  • Bệnh nhân suy thận, suy tim nặng.
  • Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
    • Xử lý số liệu
  • Số liệu được xử lý bằng phần mềm stata 14.0
  • Các biến số định tính được mô tả bằng tần số (n) và tỉ lệ %.
  • Các biến số định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
  • Dùng phép kiểm định chi-bình phương để so sánh sự khác biệt giữa các biến định tính và dùng phép kiểm t-student để so sánh các biến định lượng.
  • Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P< 0,05.
  • Mô tả quá trình thu thập số liệu nghiên cứu
  • Bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 10 phút trước khi đo huyết áp.
  • Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
  • Bệnh nhân được đo holter huyết áp 24 giờ trong tuần 0, tuần 4 và tuần 8
Tuần 0 Tuần 4 Tuần 8
·       Đo holter huyết áp

·       Khám lâm sàng

·      Cận lâm sàng

·       Bắt đầu dùng viên phối hợp 3 thuốc

·       Đo holter huyết áp

·       Khám lâm sàng

·       Cận lâm sàng

·       Đo holter huyết áp

·       Khám lâm sàng

·       Cận lâm sàng

Cận lâm sàng bao gồm: đường huyết, bộ lipid máu, men gan, chức năng thận, ion đồ, tổng phân tích nước tiểu, điện tâm đồ, siêu âm tim vào tuần 0 và tuần 8.

Đánh giá:

  • Phản hồi từ bệnh nhân
    • Tụt huyết áp quá mức
    • Ho khan
  • Sự thay đổi
    • Đường huyết lúc đói
    • Men gan
    • Chức năng thận
    • Điện giải

Từ tháng 06/2019 đến tháng 10/2019 bệnh nhân được khám tại phòng khám Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất. chúng tôi chọn được 55 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Đặc điểm bệnh nhân nghiên  cứu: 

Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân

    Bệnh nhân (n=55) Tỉ lệ %
Giới tính Nam 29 52.7
Nữ 26 42.3
Tuổi 65.6 ± 10.4
BMI 22.9 ± 2.3

Bảng 2. Các bệnh đi kèm

    Bệnh nhân (n=55) Tỉ lệ %
Đái tháo đường 14 25.5
Hút thuốc lá 9 16.4
RL lipide máu 46 83.6
Bệnh mạch vành 16 29.1

  Bảng 3.  Các thuốc đã điều trị

Thuốc đã điều trị Bệnh nhân

 (n=55)

Tỉ lệ %
Amlodipin 3 5.5
Perindopril/Telmisartan 7 12.7
Amlodipine+ Perindopril/Telmisartan /Indapamide 31 56.4
Amlodipin + Perindopril/Telmisartan +Indapamide 14 25.4

 Bảng 4.  Bảng huyết áp và nhịp tim

Huyết áp Tuần 0 Tuần 4 Tuần 8
HATT (mmHg) 153.3 ± 6.9 132 ± 6.8 126.8 ± 6.8
Giá trị P             P = 0.000         P= 0.000
HATTR (mmHg) 87.8 ± 4.6 79.6 ± 6.4 75.8 ± 5.3
Giá trị P             P = 0.000         P = 0.000
Nhịp tim 75.6 ± 6.5 72.9 ± 5 72.2 ± 4.5
Giá trị P               P = 0.0001         P = 0.17
         

 Bảng 5 cận lâm sàng

Cận lâm sàng (máu) Tuần 0 Tuần 8 P
Glucose 5.8 ± 0.7 6.0 ± 1.0 0.53
Creatinine 86.1 ± 20.0 89.8 ± 23.9 0.32
AST 28.5 ± 15.4 28.4 ± 12.5 1
ALT 26.7 ± 17.7 26.4 ± 10.9 0.67
Natri 137.7 ± 2.1 137.6 ± 3.1 0.93
Kali 3.9 ± 0.6 3.8 ± 0.1 0.43
Clo 100.9 ± 2.7 100.1 ± 3.0 0.08

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua google bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua twitter bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua MySpace bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua icio bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua digg bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua yahoo bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua yahoo bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua yahoo bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1) Chia sẽ qua yahoo bài: Bước đầu đánh giá hiệu quả của viên phối hợp Perindopril/Indapamide/Amlodipine trên các bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Phần 1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP