Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2)
Ngày 20/04/2020 06:33 | Lượt xem: 500

Suy yếu và bệnh lý tim mạch rất phổ biến ở người cao tuổi. Giữa hai yếu tố này có chung một số mối liên quan về cơ chế sinh lý bệnh. Suy yếu làm bệnh nhân có bệnh lý tim mạch có kết cục xấu hơn. Và để quản lý, điều trị tốt cho bệnh nhân, cần đánh giá suy yếu ở mọi bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý tim mạch, để từ đó có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

ẢNH HƯỞNG CỦA SUY YẾU LÊN BỆNH LÝ TIM MẠCH

  Suy yếu và bệnh mạch vành mạn

Suy yếu và bệnh mạch vành mạn có mối liên quan với nhau. Theo nghiên cứu Women’s Health Initiative, những bệnh nhân nữ có bệnh mạch vành có nhiều khả năng bị suy yếu hơn và theo nghiên cứu Health ABC (Health, Aging, and Body Composition) cho thấy bệnh nhân suy yếu có nhiều khả năng bị bệnh mạch vành [2].

Tốc độ đi trong chẩn đoán suy yếu hiện nay là một trong những yếu tố được nghiên cứu rất nhiều. Trong nghiên cứu The 3C (Three-City) cho thấy tốc độ đi chậm là yếu tố tiên đoán của tử vong do bệnh lý tim mạch (HR 2.9) [2]. Tỉ lệ sống còn cũng được chứng minh có liên quan với tốc độ đi, cứ tăng tốc độ đi mỗi 0,1 m/s , tỉ lệ sống còn sẽ tăng 10% [2], [5].

  Suy yếu và suy tim

Suy tim là nguyên nhân chính dẫn đến tàn tật, nhập viện và tử vong ở người cao tuổi. Bệnh nhân suy tim có suy yếu kèm theo có tiên lượng xấu hơn. Suy yếu có ảnh hưởng đến tiến triển, biểu hiện và tiên lượng của suy tim [2]. Các nghiên cứu cho thấy suy yếu làm tăng tỉ lệ tử vong, tăng tỉ lệ tái nhập viện, té ngã, tàn tật và suy giảm nhận thức ở bệnh nhân suy tim [12].

Bệnh nhân suy tim mạn có suy yếu có tỉ lệ tử vong tại thời điểm 1 năm cao hơn, tăng tỉ lệ tái nhập viện vì suy tim và giảm chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu của Chaudry cho thấy tốc độ đi chậm là yếu tố tiên đoán mạnh nhất cho việc nhập viện, làm tăng đến 30% [2].

Bệnh nhân suy tim có suy yếu cũng có chất lượng cuộc sống kém hơn. Theo nghiên cứu FRAIL-HF, là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu gồm 450 bệnh nhân trên 70 tuổi không phụ thuộc, được thực hiện để đánh giá mối liên hệ giữa kiểu hình suy yếu và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân không phụ thuộc, suy yếu là một yếu tố nguy cơ cho tàn tật sớm, tử vong dài hạn và tái nhập viện [12].

  Suy yếu và hội chứng vành cấp – can thiệp mạch vành qua da

Nghiên cứu của Purser và cộng sự khảo sát trên 309 bệnh nhân nhập viện với bệnh mạch vành nhiều nhánh đã cho thấy tần suất suy yếu thay đổi tùy theo công cụ chẩn đoán: 27% theo tiêu chuẩn Fried, 50% theo tiêu chuẩn tốc độ đi < 0,65 m/s và 63% theo tiêu chuẩn Rockwood. Mỗi tỉ lệ đều có liên quan với tăng tỉ lệ tử vong tại thời điểm 6 tháng [2].

Nghiên cứu của Gharacholou và cộng sự cho kết quả ở các bệnh nhân có cùng độ nặng đau thắt ngực, bệnh nhân có suy yếu có chất lượng cuộc sống kém hơn và hoạt động chức năng cũng kém hơn [2].

Trong một nghiên cứu gần đây của Alonso và cộng sự khảo sát ảnh hưởng của suy yếu lên tiên lượng ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp. Kết quả cho thấy suy yếu là một yếu tố tiên lượng độc tập của tử vong và tái nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân trên 75 tuổi [3].

Suy yếu là yếu tố nguy cơ có ý nghĩa của tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có can thiệp mạch vành qua da [2], [3]. Bệnh nhân suy yếu cần thời gian hồi phục lâu hơn, có thể kéo dài thời gian nằm viện, và có thể gặp các biến chứng hậu phẫu nhiều hơn như chảy máu, nhồi máu cơ tim, tái hẹp trong stent và huyết khối [10]. Do đó bệnh nhân cao tuổi khi thực hiện can thiệp mạch vành cần phải được đánh giá suy yếu và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thủ thuật.

   Suy yếu và thay van động mạch chủ qua catheter

Ở Châu Âu, có 56% bệnh nhân hẹp van động mạch chủ trên 70 tuổi [8]. Thay van động mạch chủ qua catheter (TAVR) ban đầu được khảo sát trên các bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng và suy yếu nặng mà không thể phẫu thuật.

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để khảo sát ảnh hưởng của suy yếu lên kết cục của bệnh nhân thay van động mạch chủ qua da. Mối liên hệ giữa hai yếu tố này không thay đổi dù cho sử dụng bất kỳ định nghĩa suy yếu nào, thay đổi điểm cắt của các biến hoặc các thang điểm. Các nghiên cứu này đã chứng minh suy yếu là một yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong ngắn hạn và dài hạn, kết cục của thủ thuật và thời gian nằm viện [9]. Như trong nghiên cứu của Ewe và cộng sự, khoảng 1/3 bệnh nhân thay van qua catheter có suy yếu theo tiêu chuẩn Fried thì suy yếu là yếu tố tiên đoán mạnh nhất của tử vong, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc suy tim tại thời điểm 9 tháng [2], [5].

  Suy yếu và phẫu thuật tim

Suy yếu có mối liên quan đến kết cục của các bệnh nhân cao tuổi phẫu thuật tim. Các nghiên cứu cho thấy suy yếu là yếu tố tiên đoán của tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở bệnh nhân phẫu thuật tim [5].

Trong nghiên cứu The Frailty ABCs (Frailty Assessment Before Cardiac Surgery), tốc độ đi 5m chậm liên quan với tăng tỉ lệ tử vong và tàn tật hậu phẫu lên gấp 3 lần [5]. Trong nghiên cứu của Lee và nghiên cứu của Sunderman, suy yếu tiền phẫu liên quan đến tử vong hậu phẫu tại thời điểm 30 ngày và 1 đến 2 năm [2].

      Suy yếu và rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp nhất ở người cao tuổi và tần suất cũng tăng dần theo tuổi, khoảng 17,8% ở bệnh nhân trên 85 tuổi [11]. Ở bệnh nhân suy yếu có kèm rung nhĩ, tần suất các bệnh đồng mắc gia tăng và phải sử dụng nhiều thuốc, điều này làm tăng tương tác thuốc và làm tăng xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc cũng như gây khó khăn trong việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân [11].

Nhiều nghiên cứu cho thấy suy yếu có liên quan với tăng thể tích nhĩ trái và tăng khối cơ thất trái. Bệnh nhân rung nhĩ có suy yếu sẽ có nguy cơ xuất hiện các biến cố thuyên tắc, các bất thường thần kinh như suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ cao hơn [11]. Ở bệnh nhân rung nhĩ , suy yếu cũng liên quan đến tăng tần suất đột quỵ, tử vong trung hạn, độ nặng của triệu chứng và thời gian nằm viện [13].

   QUẢN LÝ BỆNH NHÂN SUY YẾU KÈM BỆNH LÝ TIM MẠCH

Suy yếu và bệnh lý tim mạch có mối liên hệ với nhau. Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch có tỉ lệ suy yếu cao, đến lượt suy yếu lại làm nặng lên bệnh lý tim mạch. Do đó việc quản lý bệnh nhân nên bao gồm việc đánh giá suy yếu và quản lý các bệnh lý tim mạch.

Điều trị các bệnh lý tim mạch gồm việc điều trị bệnh lý gốc và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch kèm như kiểm soát huyết áp, đường huyết, lipid máu. Việc đánh giá toàn diện bệnh nhân là một phần rất quan trọng trong điều trị. Do đó, đánh giá lão khoa toàn diện ở các bệnh nhân nhập viện là một việc làm không thể thiếu. Qua việc đánh giá toàn diện bệnh nhân sẽ giúp cho việc điều trị được tốt hơn. Người cao tuổi thường có tình trạng đa bệnh, đa thuốc kèm theo chứ không chỉ riêng bệnh lý tim mạch, do đó việc phối hợp giữa các chuyên khoa để ra quyết định điều trị cũng là một yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh nhân.

Suy yếu rất phổ biến ở bệnh nhân tim mạch. Do đó, cần đánh giá suy yếu thường quy trên các bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý tim mạch nhập viện. Hơn thế, việc đánh giá suy yếu cũng góp phần vào tiên lượng của bệnh nhân và giúp đưa ra quyết định điều trị.

Suy yếu là một tiến trình có thể đảo ngược được nếu phát hiện sớm. Suy yếu có thể phòng ngừa bằng các bài tập vận động phù với thể lực của từng bệnh nhân, các bài tập cải thiện nhận thức và qua việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua google bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua twitter bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua MySpace bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua icio bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua digg bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Suy yếu và bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (P2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP