Hở van ba lá (HVBL) là một dấu hiệu phổ biến trên siêu âm tim và có liên quan với các kết cục nặng bệnh nhân suy tim cấp (STC).Khảo sát tỉ lệ, mức độHVBL và mối liên quan giữamức độ HVBLvới các thông số siêu âm tim ở bệnh nhân STC. bbbbNghiên cứu cắt ngang mô tảtrêncácbệnh nhân STCnhập khoa Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫytừ 03/2019 đến 06/2019.Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu nhận được 120 bệnh nhân STC.
Tuổi trung vị là 64,5 (55,3 – 78,0); 61,7% bệnh nhân là nam và 67,5% bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm (LVEF < 40%). Tỉ lệ HVBL là 83,4%; trong đó, mức độ HVBL nhẹ, trung bình và nặng chiếm tỉ lệ lần lượt là 26,7%; 34,2% và 22,5%. Mức độ HVBL có liên quan với đường kính thất trái cuối tâm trương, đường kính thất phải vùng giữa, đường kính thất phải vùng đáy, vận động vòng van ba lá thì tâm thu, đường kính tĩnh mạch chủ dưới và áp lực động mạch phổi thì tâm thu. HVBL thường gặp ở bệnh nhân STC và có liên quan với nhiều thông số siêu âm tim khác nhau.
Hở van ba lálà một dấu hiệu thường gặp trên siêu âm tim với tỉ lệ từ 65-85% dân số, đặc biệt là trên các đối tượng có bệnh lý thất trái [7]; trong đó, HVBL thứ phát hay HVBL chức năng là dạng phổ biến nhất, chiếm 75% các trường hợp [3]. Ở bệnh nhân suy tim, HVBL thường là hậu quả của dãn vòng van thất phải với tăng gánh về thể tích và áp lực nhĩ phải. Vì vậy, HVBL thứ phát có thể gặp trong bệnh lý gây suy tim trái, thuyên tắc động mạch phổi, nhồi máu cơ tim thất phải, bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mạn … HVBL trở thành một phần trong cơ chế phản hồi dương tính làm trầm trọng thêm tình trạng dãn thất phải.
Nhiều nghiên cứu nước ngoàitrong lĩnh vực suy tim được tiến hành hơn 10 năm qua ghi nhận có mối liên quan giữa mức độ HVBL và tiên lượng bệnh [4]. Tại Việt Nam, vấn đề HVBL vẫn chưa nhận được nhiều mối quan tâm, đặc biệt là ở các bệnh nhân STC. Việc khảo sát đặc điểm HVBL sẽ giúp các nhà lâm sàng hiểu được ảnh hưởng của rối loạn chức năng thất trái trên van ba lá, cung cấp dữ liệu cho điều trị phẫu thuật sửa chữa hay thay van ba lá và tiên lượng biến cố lâm sàng ở bệnh nhân STC.
Khảo sát tỉ lệ, mức độhở van ba lávà mối liên quan giữa mức độ hở van ba lávới các thông số siêu âm tim ở bệnh nhân suy tim cấp.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Dân số nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn vào
· Bệnh nhân nam hoặc nữ ≥ 18 tuổi.
· Bệnh nhân nhập khoa Nội Tim Mạch,bệnh viện Chợ Rẫy, từ 03/2019 đến 06/2019 được chẩn đoán STC theo hướng dẫn của Hôi Tim Châu Âu năm 2016: Triệu chứng suy tim mới khởi phát hoặcthay đổi cấp tính có bằng chứng bất thường gợi ý suy tim trên điện tâm đồ, X-quang ngực thẳng, siêu âm tim và NT-proBNPhoặcBNP[11].
Tiêu chuẩn loại trừ
· Những bệnh nhân không khai thác được tiền sử và bệnh sử.
· Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
· Bệnh nhân tử vong trước khi thực hiện nghiên cứu.
· Phụ nữ có thai.
· Cửa sổ siêu âm kém.
· Bệnh nhân HVBLnguyên phát: thấptim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh Ebstein …
· Hồ sơ bệnh án không đủ dữ liệu nghiên cứu.
Phương pháp thu thập
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu liên tục. Các bệnh nhân STCnhập khoa Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫythỏa tiêu chuẩn nhận bệnh được ghi nhận thông tin theo phiếu thu thập dữ liệu soạn sẵn.
Siêu âm tim được thực hiệnbằng máy Philips HD1s trong vòng 24 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập khoa. Các thông số siêu âm tim được đo theo hướng dẫn của Hội Siêu Âm Tim Hoa Kỳ [14],[15]. Mức độ nặng của HVBL được phân loại dựa trên mức độ hở nặng nhất của một trong hai biến số: diện tích dòng hở và vena contracta. Diện tích dòng hở được đo qua mặt cắt 4 buồng từ mỏm có Doppler màu; định nghĩa các mức độ HVBLtheo diện tích dòng hở:nhẹ: < 5 cm2; vừa: 5 -10 cm2và nặng: > 10 cm2. Vena contractalà thành phần cổ hẹp của dòng hở khi đi qua van ba lá, được đo qua mặt cắt 4 buồng tại mỏm có Doppler màu; định nghĩa các mức độ HVBLtheo vena contracta:nhẹ: < 0,3 cm; vừa:0,3 – 0,69cmvà nặng≥ 0,7 cm.
Xử lýsố liệu
Nhập dữ liệu bằng phần mềm Microsolf Excel 2016, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Biến số định tínhđượctrình bày dưới dạng tần số và tỉ lệ phần trăm.Biến số định lượngđược trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn nếu cóphân phối chuẩn hoặc dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị nếu không cóphân phốichuẩn.
Phân phốichuẩn của các biến được kiểm định bằng phép kiểm Kolmogorov Smirnov.Các biến định tính được so sánh tỷ lệ trung bình bằng phép kiểm Chi bình phương nếu phân phối chuẩn hoặc phép kiểm Fisher chính xác nếu không có phân phối chuẩn.Các biến định lượngđược so sánh tỷ lệ trung bình giữa hai nhóm bằng phép kiểm t nếu phân phối chuẩn hoặc phép kiểm Mann-Whitney U nếu không có phân phối chuẩn. Mối liên quan giữa mức độ HVBL và tử vongđược phân tích bằng mô hình hồi quy logistic, tính tỉ số chênh OR. Phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi trị số P < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu nhậnđược 120 bệnh nhânSTC. Một số đặc điểm chung của dân số nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. Tuổi trung vị của bệnh nhân là 64,5 (55,3 – 78,0). Tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ STC lần lượt là 61,7% và 33,3%. Trong các bệnh đồng mắc, tăng huyết áp và bệnh mạch vành mạn có tần số cao nhất với tỉ lệ theo thứ tự 50,8% và 43,4%. Đa số bệnh nhân STC có phân suất tống máu thất trái < 40%. HVBL trong nghiên cứu này được đánh giá dựa vào hai thông số chính là diện tích dòng hở (trung vị: 0,5 cm2) và vena contracta (trung vị: 0,46 cm). Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân STC là 10,6 ± 6,4 ngày.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ HVBL là 83,4%. Mức độ HVBL nhẹ, trung bình và nặng chiếm tỉ lệ lần lượt là 26,7%; 34,2% và 22,5% (Bảng 2). Mức độ HVBL có liên quan với các thông số siêu âm tim như đường kính thất trái cuối tâm trương (LVEDD), đường kính thất phải vùng giữa (RVD1), đường kính thất phải vùng đáy (RVD2), vận động vòng van ba lá thì tâm thu (TAPSE), đường kính tĩnh mạch chủ dưới (IVC) và áp lực động mạch phổi thì tâm thu (PAPs) (Bảng 3).
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm |
Tần số |
Tỉ lệ (%) |
Tuổi (trung vị/khoảng tứ phân vị) |
64,5 |
55,3 – 78,0 |
Giới tính Nam Nữ |
74 46 |
61,7 33,3 |
Tăng huyết áp |
61 |
50,8 |
Bệnh mạch vành mạn |
52 |
43,3 |
Rung nhĩ |
22 |
18,3 |
Đái tháo đường |
18 |
15,0 |
Đột quỵ |
10 |
8,3 |
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
7 |
5,8 |
EF < 40 % 40 – 49 % ≥ 50 % |
81 24 15 |
67,5 20,0 12,5 |
HVBL (trung vị/khoảng tứ phân vị) Diện tích dòng hở (cm2) Vena contracta (cm) |
0,51 0,46 |
0,00 – 1,39 0,00 – 0,67 |
Thời gian nằm viện (ngày) (trung bình/độ lệch chuẩn) |
10,6 |
6,4 |
Bảng 2. Mức độ HVBL ở bệnh nhân STC
Mức độ hở van |
Tần số |
Tỉ lệ (%) |
Không hở |
20 |
16,6 |
Nhẹ |
32 |
26,7 |
Trung bình |
41 |
34,2 |
Nặng |
27 |
22,5 |
Tổng cộng |
120 |
100,0 |
Bảng 3. Mối liên quan giữa mức độ HVBL với các thông số siêu âm tim
Thông số |
Chung (n =120) |
Không hở/hở nhẹ (n =52) |
Hở trung bình/nặng (n =68) |
P |
LA (cm) |
4,11 ± 0,86 |
4,05 ± 0,85 |
4,16 ± 0,88 |
0,366 |
LVEDD(cm) |
5,90 ± 1,17 |
6,15 ± 1,21 |
5,71 ± 1,10 |
0,046 |
EF (%) |
33,62 ± 13,36 |
34,90 ± 10,93 |
30,97 ± 15,03 |
0,797 |
RVD1 (cm) |
3,87 ± 0,84 |
3,61 ± 0,69 |
4,09 ± 0,88 |
0,002 |
RVD2 (cm) |
3,00 ± 0,85 |
2,64 ± 0,71 |
3,30 ± 0,84 |
0,005 |
RVD3 (cm) |
6,90 ± 1,17 |
6,87 ± 1,12 |
6,93 ± 1,22 |
0,783 |
TAPSE (cm) |
1,78 (1,47-2,03) |
1,84 (1,73-2,07) |
1,73 (1,27-2,02) |
0,026 |
IVC (cm)
|
1,65 (1,20-2,21) |
1,22 (0,98-1,83) |
2,00 (1,58-2,36) |
0,005 |
PAPs (mmHg)
|
21,58 (9,95-40,75) |
9,93 (8,72-16,01) |
35,70 (20,65-47,75) |
0,005 |
LA: đường kính nhĩ trái; RVD3: đường kính dọc thất phải
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung vị trong nghiên cứu của chúng tôi là 64,5 với khoảng tứ phân vị 55,3 -78,0.Kết quả này tương tự với tuổi của các bệnh nhân STC tạicác bệnh viện khác ở TP.Hồ Chí Minh qua nghiên cứu của các tác giả Phạm Công Hải[10] và Trần Phi Long [13]. Tuổi trung vị này thấp hơn bệnh nhân ởcácnước phát triển là Hoa Kỳvà Châu Âutrongcác nghiên cứu ADHERE ( 74,2 ± 14,0) [1] và EHFSII (70,0 ± 12,0)[9].
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt đáng kể giữa giới tính với tỷ lệ nữ/nam là 0,6. Sự phân bố giới tính này khác với nghiên cứu trong nước của Phạm Công Hải[10] và Trần Phi Long [13] với tỉ lệ lần lượt là 1,3 và 1,6; nhưng giống với một số nghiên cứu nước ngoài như ALARM – HF[3], ATTEND[5] và EHFSII[9].
Tăng huyết áp là bệnh lý đồng mắc thường gặp nhất trong nghiên cứu này với tỉ lệ 50,8%. Tỉ lệ tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân STC cũng được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu khác như EHFSII(62,5%)[9], ATTEND(69,4%)[5], ALARM-HF(70,2%) [3] và ADHERE (72,0%)[1].
Phần lớn bệnh nhân STC trong nghiên cứu của chúng tôi có phân suất tống máu thất trái giảm (EF < 40%). Thời gian nằm viện trung bình của những bệnh nhân nàylà 10,6 ± 6,4ngày. Thời gian này cũng phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu khác trong và ngoài nước [9], [13].
Tỉ lệ và mức độ HVBL ở bệnh nhân STC
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 83,4% bệnh nhân STC có HVBL. Khoảng một nửa bệnh nhân STC có mức độ HVBL trung bình và nặng với tỉ lệ 56,7% (34,2% hở trung bình và 22,5% hở nặng). Tỉ lệ HVBL của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Diab Mutlak và cs trên 709 bệnh nhân nhập viện vì STC tại Trung tâm Y khoa Rambam, Haifa, Israel [6]. Nghiên cứu của Diab Mutlak và cộng sự (cs) cho thấy 81,2% bệnh nhân STC có HVBL, trong đó không hở/hở nhẹ và hở trung bình/nặng chiếm tỉ lệ theo thứ tự là 66% và 34%.
Enrique Santas và cs tiến hành nghiên cứu đoàn hệ ở 1.957 bệnh nhân STC tại một bệnh viện ở Tây Ban Nha từ tháng 01/2004 đến 08/2013 [12]. Nhóm tác giả ghi nhận tỉ lệ HVBL trong nghiên cứu là 60,6%, trong đó hở nhẹ: 33,3%; hở trung bình: 17,3%; hở trung bình-nặng: 7,4% và hở nặng: 2,7%. Mức độ HVBL trung bình/nặng thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (27,4%).
Mối liên quan giữa mức độ HVBL với các thông số siêu âm tim
Qua phân tích bằng phép kiểm Chi bình phương, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm không hở/HVBL nhẹ và nhóm HVBL trung bình/nặng về các thông số siêu âm tim như đường kính thất trái cuối tâm trương, đường kính thất phải vùng giữa, đường kính thất phải vùng đáy, TAPSE, đường kính tĩnh mạch chủ dưới và áp lực động mạch phổi thì tâm thu.
Theo nghiên cứu của Enrique Santas và cs, mức độ HVBL có liên quan với đường kính nhĩ trái, TAPSE, áp lực động mạch phổi thì tâm thu và EF < 50% (P < 0,001) [12]. Diab Mutlak và cs nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ HVBL với EF (P = 0,004), hở van hai lá trung bình/nặng (P < 0,0001), rối loạn chức năng thất phải (P < 0,0001), áp lực động mạch phổi thì tâm thu (P < 0,0001) và đường kính vòng van ba lá (P < 0,0001) [6].
Tác giả Gilles D. Dreyfus [2]đã chỉ ra cơ chế HVBL thứ phátthường xảy ra trên những bệnh nhân suy tim trái trước đó. Nguyên nhân là do tăng hậu tải của thất phải dẫn đến quá trình tái cấu trúc thất phải. Quá trình này dẫn đến dãn các đường kính thất phải trong đó có dãn vòng van ba lá gây hở, khiến cho áp lực nhĩ phải tăng lên và dãn đường kính nhĩ phải. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có thất phải và nhĩ phải càng dãn thì HVBLcàng nặng. Đường kính tĩnh mạch chủ dướicó mối liên hệ mật thiết với áp lực nhĩ phải và được dùng để ước đoán áp lực nhĩ phải. Áp lực nhĩ phải lại càng tăng khi mức độ HVBLcàng nặng, đường kính tĩnh mạch chủ dướicàng dãn theo cơ chế ngược dòng.
Qua nghiên cứu 120 bệnh nhân STC, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ HVBL là 83,4%; trong đó, mức độ hở nhẹ, trung bình và nặng phân bố theo thứ tự là 26,7%; 34,2% và 22,5%. Mức độ HVBL có liên quan với các thông số siêu âm tim bao gồm đường kính thất trái cuối tâm trương, đường kính
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389