Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp?
Ngày 27/05/2020 01:47 | Lượt xem: 525

Khuyến cáo ESH/ESC 2018 chỉ ra rằng điều trị đầu tay ở phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp nên là sự phối hợp của 1 thuốc thuộc nhóm ức chế hệ renin-angiotensin-aldosterone và 1 ức chế canxi hoặc lợi tiểu. Tuy nhiên, các bằng chứng từ phân tích gộp trên nhiều thử nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng các nhóm thuốc ức chế hệ RAA không nên được xem xét như nhau vì ức chế men chuyển vượt trội hơn ức chế thụ thể trong việc phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tử vong chung. Ngoài ra, những nghiên cứu như ASCOT và ACCOMPLISH cũng cho thấy tính ưu việt của sự phối hợp thuốc ức chế men chuyển/ức chế canxi so với phối hợp ức chế beta/lợi tiểu và đặc biệt là sự phối hợp ức chế men chuyển/lợi tiểu. Trong khi đó, không có bằng chứng khoa học về hiệu quả của phối hợp ức chế thụ thể/ức chế canxi trên khía cạnh biến cố tim mạch. Các loại thuốc như Ramipril và amlodipine là những phân tử tham chiếu vì có nhiều các thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả trên biến cố tim mạch. Chính vì vậy, sự phối hợp 2 loại thuốc này trong viên phối hợp cố định đem đến những cơ hội lớn trong điều trị bệnh nhân tăng huyết áp, dựa trên nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả trên các kết cục cũng như tính dung nạp tốt. Do đó, căn cứ trên hướng dẫn của 2018 ESH/ESC, viên phối hợp ramipril/amlodipine có thể là chọn lựa đầu tay trong điều trị tăng huyết áp.

Hướng dẫn của ESH/ESC 2018 về tăng huyết áp chỉ ra rằng nên bắt đầu điều trị bằng viên phối hợp cố định của 2 loại thuốc hạ áp trên hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp.

Có rất nhiều lý lẽ cho điều này. Đầu tiên, việc giảm huyết áp tích cực được đặt ra bởi vì mục tiêu huyết áp ban đầu là giảm xuống dưới mức <140/90 mmHg, tuy nhiên có thể giảm thêm xuống <130/80 mmHg nếu bệnh nhân trẻ và có thể dung nạp được (1) ngoại trừ 1 số tình huống đặc biệt (bảng 1). Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng điều trị phối hợp thuốc thường mang đến tiên lượng tốt hơn là đơn trị liệu, đặc biệt là trong trường hợp sử dụng thuốc phối hợp cố định (2).

Mặc dù vậy, việc kiểm soát huyết áp trong thực hành lâm sàng chỉ đạt được ở 1 tỉ lệ nhỏ những bệnh nhân tăng huyết áp (3) và sự lý giải cho việc điều trị không hiệu quả này là do sử dụng điều trị phối hợp không đúng cách.

Thật vậy, phối hợp điều trị cần được thực hiện theo những tiêu chí chuyên biệt với hiệu quả lâm sàng.

Nguyên tắc của việc điều trị phối hợp thuốc hạ áp

Điều trị phối hợp không thể thực hiện bằng việc kết hợp các loại thuốc hạ áp một cách không cẩn thận hoặc thậm chí là ngẫu nhiên bởi vì vài sự phối hợp thì đem lại lợi ích trong khi đó, những phối hợp thuốc khác thì không có lợi ích hoặc thậm chí gây hại. Chỉ định từ các khuyến cáo trên vấn đề này thì không được cụ thể, chỉ đơn thuần là kết hợp các thuốc ức chế hệ renin-angiotensine-aldosterone (RAA) với một thuốc ức chế canxi hoặc lợi tiểu. (1) Đối với những khả năng phối hợp thuốc khác, các hướng dẫn chỉ liệt kê ra các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng mà trong đó các phối hợp thuốc này được sử dụng nhưng không chỉ ra liệu rằng việc phối hợp này có hợp lý và/hoặc hiệu quả.

Thật vậy, khi thực hiện một cách hợp lý, sự phối hợp thuốc của 2 loại thuốc hạ áp có thể làm tăng cường hiệu quả hạ áp và đạt hiệu quả hạ áp nhiều hợn là hiệu quả cộng gộp của từng thành phần thuốc trong hỗn hợp. Vì trong tình huống này, sự phối hợp thuốc có thể đã ngăn chặn một vài cơ chế điều hòa ngược và giảm tối thiểu các tác dụng phụ. Về mặt này, các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy các tác dụng ngoại ý thì ít gặp hơn khi dùng 2 loại thuốc với liều thấp thay vì sử dụng 1 loại thuốc ở liều cao. Điều này vô cùng quan trọng vì 30-40% bệnh nhân ngưng điều trị vì tác dụng phụ và điều này không xảy ra nếu phối hợp thuốc hợp lý được áp dụng (4).

Tuy nhiên, liệu pháp phối hợp thuốc không nên thực hiện khi các nhóm thuốc hạ áp kết hợp không phù hợp, vì khi bắt đầu khởi trị, vài sự phối hợp thuốc đem lại lợi ích trong khi những phối hợp thuốc khác là vô ích, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, điều quan trọng nhất là các bác sĩ cần lưu ý đến đặc tính dược lý của phối hợp thuốc để áp dụng hiệu quả trong kiểm soát huyết áp.

Những tiêu chuẩn dược lý nào là tốt cho sự phối hợp thuốc (5)? Đầu tiên, sự phối hợp thuốc này cần được hình thành dựa trên những loại thuốc có dược động học giống nhau về thời gian tác dụng (5)?

Vài phối hợp thuốc cần được tránh trong thực hành lâm sàng thường nhật. Đầu tiên, những thuốc có cơ chế tác dụng không đem lại thêm hiệu quả hạ áp không nên được phối hợp. Một ví dụ điển hình là sự phối hợp của ức chế beta và ức chế men (hoặc với 1 ức chế thụ thể), hoặc giữa ức chế men chuyển với 1 đồng hoặc ức chế thụ thể vì cả 2 nhóm thuốc đều ức chế hệ RAA. Một sự phối hợp thuốc vô ích khác là giữa ức chế canxi và lợi tiểu vì cả hai loại thuốc này đều có hiện quả lợi tiểu. Một cách hiển nhiên rằng sự phối hợp thuốc có giá trị khi đem lại hiệu quả hạ áp cộng hưởng. Mặt khác, việc sử dụng ức chế men chuyển và ức chế beta phối hợp nhau sau nhồi máu hoặc suy tim có sự hợp lý về lâm sàng là bảo vệ tim, đồng thời sự kết hợp này khác với việc sử dụng ức chế men chuyển/ức chế thụ thể trong việc giảm đạm niệu.

Những phối hợp khác cần tránh bởi vì có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Điều cần thiết là tránh những phối hợp thuốc có tác dụng đối lập, chẳng hạn phối hợp ức chế alpha với 1 thuốc đồng vận alpha như clonidine, vì tác dụng của 2 loại thuốc này sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Cuối cùng, ức chế beta không nên phối hợp với clonidine vì tình trạng tăng kịch phát huyết áp 18-36 giờ sau ngưng clonidine (hiệu ứng dội) có thể sẽ tệ hơn nếu dùng đồng thời với ức chế beta.

Dùng viên phối hợp cố định hoặc dùng đồng thời các viên thuốc được ưa chuộng hơn?

Các Hướng Dẫn khuyên rằng phối hợp thuốc viên cố định nếu được sử dụng (1). Thật vậy, vì sự phối hợp này được chứng minh giảm số viên thuốc, tạo thuận lợi cho sự tuân trị và duy trì sự điều trị trong suốt thời gian dài, đây là yếu tố cơ bản để đạt được lợi ích lâm sàng (6)

Nhiều nghiên cứu và phân tích gộp đã chỉ ra rằng sự tuân trị tỉ lệ nghịch với số viên thuốc sử dụng trong ngày và giảm khi bệnh nhân phải sử dụng nhiều hơn 1 viên/ngày (6). Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho thấy sự tuân thủ tốt hơn khi chế độ dùng thuốc phù hợp không những giúp kiểm soát tốt huyết áp mà còn giảm nguy cơ nhập viện, số lần tái khám và giảm đáng kể chi phía điều trị.

Sự phối hợp thuốc nào là chọn lựa đầu tiên?

Như đã đề cập, các Khuyến cáo không đưa ra những chỉ định cụ thể và sự khác biệt về các hiệu quả của các phối hợp thuốc, chỉ đơn thuần chỉ ra phối hợp thuốc có ức chế hệ RAA là 1 chọn lựa yêu thích.

Có phải tất cả các thuốc ức chế hệ RAA như nhau?

Một khác biệt đầu tiên cần được xem xét là liệu việc sử dụng các thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể có thật sự như nhau. Thật sự, ức chế men chuyển và ức chế thụ thể có đặc điểm chung đều là thuốc ức chế hệ RAA và có thể xem như là tương đương trong điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, ức chế men chuyển và ức chế thụ thể có những khác biệt quan trọng trong cơ chế tác dụng và hiệu quả trên kết cục lâm sàng chuyên biệt, chính vì vậy 2 nhóm thuốc này không thể xem là tương đương nhau.

Ức chế men chuyển có khả năng ức chế thoái giáng bradykinin, đây là một hiệu ứng thứ phát. Bradykinin là một chức tương tự chất cận tiết có tác dụng trên tim mạch, đặc biệt là chức năng nội mạc. Bên cạnh tác dụng kinh điển là hoạt hóa sinh khả dụng của Nitric oxide (8), bradykinin còn là một chất hoạt hóa mạnh sự sản xuất của các yếu tố tăng cực nội mạc (EDHFs, endothelial hyperolarizing factors) (9), chất này liên quan đến cơ chế bù trừ chính khi có sự rối loạn trong sản xuất NO, được tìm thấy khi có sự hiện diện của tình trạng tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch (10). này cũng quan trọng khi nhấn mạnh rằng EDHF không chỉ quyết định tính giãn mạch liên hệ với nội mạc mà còn giảm nguy cơ huyết khối bằng cách hoạt hóa hoạt tính của plasminogen nội mạc mô (11). Đây là cơ chế tác động chính cho sự bảo vệ tim mạch, đặc biệt ở bệnh nhân có bệnh mạch vành xơ vữa.

Song song với những khác biệt quan trọng về cơ chế tác động, các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng cũng chỉ ra tính ưu việt của ức chế men chuyển so với ức chế thụ thể. Trong những năm trước, phân tích gộp của Strass và Hall (12) và phân tích gộp của Blood Pressure Lowering Treatment Trialist’s Collaboration (BPLTTC) (12) đã cho thấy sự ưu thế của ức chế men chuyển so với ức chế thụ thể trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Kết quả phân tích gộp Van Vark và cộng sự liên quan đến việc đánh giá ảnh hưởng của ức chế men chuyển và ức chế thụ thể trên tử suất cũng cho xu hướng tương tự. Phân tích này được thực hiện dựa trên chọn lọc 20 thử nghiệm lâm sàng từ năm 2000 đến 2011 và được tiến hành trên bệnh nhân tăng huyết áp hoặc có yếu tố nguy cơ cao, ít nhất 2/3 (66.7%) là tăng huyết áp. Trong đoàn thể 158.998 bệnh nhân được chọn lựa, phân tích gộp này cho thấy chỉ có ức chế men chuyển giảm tử suất, chứ không phải ức chế thụ thể (hình 1) (13).

Cuối cùng, những kết quả này lại được xác định bằng phân tích gộp để đánh giá tính ưu việc của ức chế men chuyển so với ức chế thụ thể trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao kèm đái tháo đường (15). Mặt khác, nhiều phân tích gộp nữa đánh giá ức chế thụ thể và đưa ra kết luận rằng nhóm thuốc này không hiệu quả trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim, tử vong do tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân (16).

Vì vậy, hàng loạt những nghiên cứu này đã cho thấy rằng sử dụng ức chế thụ thể và ức chế men chuyển thì không như nhau, và chính vì vậy ức chế men chuyển nên được xem xét là chọn lựa đầu tay trong nhóm thuốc ức chệ hệ RAA (17).

Liệu rằng những phối hợp thuốc hạ áp khác nhau có bằng chứng khoa học giống nhau?

Một yếu tố cần xem xét thêm nữa chính là các bằng chứng khoa học có được từ nghiên cứu lâm sàng có đối chứng củng cố hiệu quả của các loại phối hợp thuốc khác nhau. Các khuyến cáo cho thấy sự phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi thì khá nhiều và có nhiều y văn, phối hợp ức chế thụ thể/ức chế canxi thì không có những bằng chứng khoa học thực tiễn (bảng 2).

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy sự phối hợp giữa ức chế men chuyển và ức chế canxi có thể ưu việt hơn các loại phối hợp khác.

Quan điểm này được làm rõ và được chứng minh thuyết phục trong nghiên cứu ASCOT (18) và ACCOMPLISH (19).

Nghiên cứu ASCOT được tiến hành trên bệnh nhân có tăng huyết áp và nhiều yếu tố nguy cơ cho thấy việc điều trị với ức chế men chuyển/ức chế canxi ưu thế hơn so với ức chế beta/lợi tiểu trong việc giảm các biến cố tim mạch, tử suất chung và sự xuất hiện mới đái tháo đường. Tương tự, nghiên cứu ACCOMPLISH đánh giá hiệu quả của ức chế men chuyển/ức chế canxi so với ức chế men chuyển/lợi tiểu ở bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ tim mạch cao. Lần nữa, ức chế men chuyển/ức chế canxi được chứng minh vượt trội so với ức chế men chuyển/lợi tiểu trong việc giảm biến cố tim mạch ở người tăng huyết áp. Vì vậy, dựa trên nhiều bằng chứng khoa học, có thể kết luận rằng sự chọn lựa đầu tay khi phối hợp thuốc là giữa ức chế men chuyển và ức chế canxi dihydropyridine.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua google bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua twitter bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua MySpace bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua LinkedIn bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua stumbleupon bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua icio bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua digg bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua yahoo bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua yahoo bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua yahoo bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp? Chia sẽ qua yahoo bài: Phối hợp ức chế men chuyển/ức chế canxi: Liệu có phải là điều trị đầu tay ở bệnh nhân tăng huyết áp?

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP